CTTĐT - Với những hiệu quả mang lại, mô hình "Chợ 4.0" - chợ không tiền mặt đang được nhân rộng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khách hàng thanh toán qua tài khoản tại quầy hàng chị Hoàng Thị Mai Hương
Hiện nay, hầu hết các quầy hàng, ki-ốt kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố cũng như một số chợ tại trung tâm các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Tiểu thương và người mua hàng đã sử dụng tiện ích thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc qua bảng quét mã QR. Chị Trần Thị Bình, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái cho biết: "Việc sử dụng thanh toán chuyển khoản, hoặc quét mã không chỉ nhanh gọn, tiện lợi, an toàn mà đây còn là một hình thức tiêu dùng thông minh và văn minh trong thời đại ngày nay".
Chợ Bến Đò, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái mới đi vào hoạt động từ tháng 3/2023 với gần 90 điểm ki-ốt, gần 400 điểm kinh doanh cố định. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết tiểu thương tại chợ đã mở tài khoản ngân hàng và được trang bị bảng mã quét QR. Chị Hoàng Thị Mai Hương, tiểu thương tại chợ Bến Đò cho biết: “Ngay khi chuyển sang chợ Bến Đò mới để kinh doanh, tôi đã được hỗ trợ tạo tài khoản Viettel Money, trang bị bảng quét mã QR để khách hàng tiện thanh toán. Tôi thấy rất tiện lợi bởi việc mua bán không cần phải dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn, lại không phải lo trả lại tiền thừa”.
Với mục tiêu đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đối với người dân, hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán, thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã chủ trì phối hợp chặt chẽ với Viettel Yên Bái, UBND các huyện, thị xã, thành phố, và đơn vị liên quan đẩy mạnh xây dựng mô hình “Chợ 4.0” tại các chợ trên địa bàn thành phố Yên Bái và trung tâm các huyện, thị xã. Tham gia mô hình này, tiểu thương và người dân chỉ cần có căn cước công dân và số điện thoại chính chủ, sẽ có nhân viên của Viettel hỗ trợ tạo tài khoản để giao dịch và hướng dẫn sử dụng giao dịch không dùng tiền mặt trong vòng vài phút. Hơn thế, các điểm kinh doanh được trang bị bảng quét mã QR đặt ở những nơi dễ nhìn, dễ quan sát để khách hàng dễ thanh toán. Điểm ưu việt khi mở tài khoản Viettel Money là ngay cả khi điện thoại của khách hàng không có kết nối internet cũng vẫn có thể thanh toán được thông qua việc nhập mã trên điện thoại.
Ông Hà Quốc Khánh - Giám đốc Viettel Chi nhánh thành phố Yên Bái cho biết: “Triển khai “Chợ 4.0”, Viettel trang bị tất cả các thiết bị nâng cấp đường truyền cũng như cấp wifi miễn phí tại chợ để hỗ trợ các tiểu thương và người mua hàng thực hiện các giao dịch. Tiểu thương được tạo mã thanh toán QR-Code miễn phí, không mất phí duy trì, không mất phí sử dụng hàng tháng. Song song với đó, chúng tôi mở tài khoản Viettel Money cho những người dân đi chợ để họ có thể thuận tiện trong quá trình mua bán, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số và thực hiện mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn toàn tỉnh”.
Tại chợ Sơn Thịnh, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, nơi hoạt động giao thương, kinh doanh, buôn bán nhộn nhịp của huyện cũng đã được triển khai mô hình “Chợ 4.0” để bắt kịp với xu thế mới. Khởi động vào đầu tháng 7/2023, đến nay, mô hình “Chợ 4.0” đã phát huy hiệu quả trong các giao dịch mua bán, đem đến sự hài lòng cho các tiểu thương cũng như khách hàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chị Nguyễn Thị Tú Phượng, tiểu thương tại chợ Sơn Thịnh, Văn Chấn cho biết: “Trước đây tôi cũng thấy ngại vì phức tạp, sợ bị lừa nhưng khi quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt rồi thì tôi thấy còn dễ dàng, tiện lợi hơn cả giao dịch bằng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ tiện lợi mà còn chính xác, nhanh chóng, đồng thời, hạn chế việc bị trộm cắp tài sản, tiền giả”.
Nhân viên của Viettel hướng dẫn người dân cài đặt sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Không chỉ với người bán mà người mua hàng khi đi chợ cũng có những cảm nhận tốt đối với các tiện ích của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Chị Hà Thị Thanh Thùy, tổ dân phố Thác Hoa, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn cho biết: "Lúc đầu tôi cũng không định sử dụng tài khoản thanh toán vì nghĩ cài đặt và sử dụng phức tạp, nhưng được các nhân viên của Viettel nhiệt tình hướng dẫn tôi đã nhanh chóng sử dụng thành thạo app. Sau một thời gian sử dụng, đến nay tôi thấy rất hài lòng và tiện ích, không gây nhầm lẫn, thanh toán nhanh gọn, đi chợ không cần phải cầm nhiều tiền mặt, ít tiền hay nhiều tiền đều chuyển khoản được”.
Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đến với người dân từ thành thị đến nông thôn, từ giao dịch trị giá lớn đến những giao dịch trị giá nhỏ trong đời sống hàng ngày, tạo thói quen tiêu dùng văn minh, thanh toán hiện đại, năm 2023, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Viettel Yên Bái, các cơ quan liên quan triển khai xây dựng được 15 mô hình “Chợ 4.0” trên địa bàn thành phố Yên Bái và các chợ trung tâm tại các huyện, thị xã trong tỉnh. Qua đánh giá, hiện nay các “Chợ 4.0” đã hoạt động hiệu quả, đem lại sự hài lòng cho tiểu thương và người dân bởi những tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt mang lại đó là: tiết kiệm thời gian, dễ dàng quản lý tài chính; an toàn trong giao dịch; tiện lợi khi sử dụng…
Ông Trịnh Văn Thành - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết: “Phát huy hiệu quả của mô hình “Chợ 4.0”, trong năm 2024, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Viettel Yên Bái và các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ đã triển khai cũng như mở rộng sang các chợ khác. Ở các huyện, thị xã thì triển khai mở rộng ra các xã có hoạt động chợ tương đối đông. Đồng thời phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt - nhất là vấn đề an toàn thông tin, bảo mật của dịch vụ tài chính số để người dùng yên tâm, cởi mở hơn với các ứng dụng hỗ trợ thanh toán. Phấn đấu năm 2024, xây dựng thêm 15 mô hình chợ 4.0 trên địa bàn tỉnh qua đó góp phần dần hoàn thiện và hình thành nên một cộng đồng số thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Cùng với đó, trong tháng 4 và tháng 5, Sở Công Thương đẩy mạnh tuyên truyền về Tháng hành động vì an toàn thực phẩm để người dân nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thực phẩm an toàn đối với sức khỏe cộng đồng”.
3526 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với những hiệu quả mang lại, mô hình "Chợ 4.0" - chợ không tiền mặt đang được nhân rộng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Hiện nay, hầu hết các quầy hàng, ki-ốt kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố cũng như một số chợ tại trung tâm các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Tiểu thương và người mua hàng đã sử dụng tiện ích thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc qua bảng quét mã QR. Chị Trần Thị Bình, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái cho biết: "Việc sử dụng thanh toán chuyển khoản, hoặc quét mã không chỉ nhanh gọn, tiện lợi, an toàn mà đây còn là một hình thức tiêu dùng thông minh và văn minh trong thời đại ngày nay".
Chợ Bến Đò, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái mới đi vào hoạt động từ tháng 3/2023 với gần 90 điểm ki-ốt, gần 400 điểm kinh doanh cố định. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết tiểu thương tại chợ đã mở tài khoản ngân hàng và được trang bị bảng mã quét QR. Chị Hoàng Thị Mai Hương, tiểu thương tại chợ Bến Đò cho biết: “Ngay khi chuyển sang chợ Bến Đò mới để kinh doanh, tôi đã được hỗ trợ tạo tài khoản Viettel Money, trang bị bảng quét mã QR để khách hàng tiện thanh toán. Tôi thấy rất tiện lợi bởi việc mua bán không cần phải dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn, lại không phải lo trả lại tiền thừa”.
Với mục tiêu đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đối với người dân, hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán, thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã chủ trì phối hợp chặt chẽ với Viettel Yên Bái, UBND các huyện, thị xã, thành phố, và đơn vị liên quan đẩy mạnh xây dựng mô hình “Chợ 4.0” tại các chợ trên địa bàn thành phố Yên Bái và trung tâm các huyện, thị xã. Tham gia mô hình này, tiểu thương và người dân chỉ cần có căn cước công dân và số điện thoại chính chủ, sẽ có nhân viên của Viettel hỗ trợ tạo tài khoản để giao dịch và hướng dẫn sử dụng giao dịch không dùng tiền mặt trong vòng vài phút. Hơn thế, các điểm kinh doanh được trang bị bảng quét mã QR đặt ở những nơi dễ nhìn, dễ quan sát để khách hàng dễ thanh toán. Điểm ưu việt khi mở tài khoản Viettel Money là ngay cả khi điện thoại của khách hàng không có kết nối internet cũng vẫn có thể thanh toán được thông qua việc nhập mã trên điện thoại.
Ông Hà Quốc Khánh - Giám đốc Viettel Chi nhánh thành phố Yên Bái cho biết: “Triển khai “Chợ 4.0”, Viettel trang bị tất cả các thiết bị nâng cấp đường truyền cũng như cấp wifi miễn phí tại chợ để hỗ trợ các tiểu thương và người mua hàng thực hiện các giao dịch. Tiểu thương được tạo mã thanh toán QR-Code miễn phí, không mất phí duy trì, không mất phí sử dụng hàng tháng. Song song với đó, chúng tôi mở tài khoản Viettel Money cho những người dân đi chợ để họ có thể thuận tiện trong quá trình mua bán, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số và thực hiện mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn toàn tỉnh”.
Tại chợ Sơn Thịnh, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, nơi hoạt động giao thương, kinh doanh, buôn bán nhộn nhịp của huyện cũng đã được triển khai mô hình “Chợ 4.0” để bắt kịp với xu thế mới. Khởi động vào đầu tháng 7/2023, đến nay, mô hình “Chợ 4.0” đã phát huy hiệu quả trong các giao dịch mua bán, đem đến sự hài lòng cho các tiểu thương cũng như khách hàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chị Nguyễn Thị Tú Phượng, tiểu thương tại chợ Sơn Thịnh, Văn Chấn cho biết: “Trước đây tôi cũng thấy ngại vì phức tạp, sợ bị lừa nhưng khi quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt rồi thì tôi thấy còn dễ dàng, tiện lợi hơn cả giao dịch bằng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ tiện lợi mà còn chính xác, nhanh chóng, đồng thời, hạn chế việc bị trộm cắp tài sản, tiền giả”.
Nhân viên của Viettel hướng dẫn người dân cài đặt sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Không chỉ với người bán mà người mua hàng khi đi chợ cũng có những cảm nhận tốt đối với các tiện ích của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Chị Hà Thị Thanh Thùy, tổ dân phố Thác Hoa, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn cho biết: "Lúc đầu tôi cũng không định sử dụng tài khoản thanh toán vì nghĩ cài đặt và sử dụng phức tạp, nhưng được các nhân viên của Viettel nhiệt tình hướng dẫn tôi đã nhanh chóng sử dụng thành thạo app. Sau một thời gian sử dụng, đến nay tôi thấy rất hài lòng và tiện ích, không gây nhầm lẫn, thanh toán nhanh gọn, đi chợ không cần phải cầm nhiều tiền mặt, ít tiền hay nhiều tiền đều chuyển khoản được”.
Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đến với người dân từ thành thị đến nông thôn, từ giao dịch trị giá lớn đến những giao dịch trị giá nhỏ trong đời sống hàng ngày, tạo thói quen tiêu dùng văn minh, thanh toán hiện đại, năm 2023, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Viettel Yên Bái, các cơ quan liên quan triển khai xây dựng được 15 mô hình “Chợ 4.0” trên địa bàn thành phố Yên Bái và các chợ trung tâm tại các huyện, thị xã trong tỉnh. Qua đánh giá, hiện nay các “Chợ 4.0” đã hoạt động hiệu quả, đem lại sự hài lòng cho tiểu thương và người dân bởi những tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt mang lại đó là: tiết kiệm thời gian, dễ dàng quản lý tài chính; an toàn trong giao dịch; tiện lợi khi sử dụng…
Ông Trịnh Văn Thành - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết: “Phát huy hiệu quả của mô hình “Chợ 4.0”, trong năm 2024, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Viettel Yên Bái và các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ đã triển khai cũng như mở rộng sang các chợ khác. Ở các huyện, thị xã thì triển khai mở rộng ra các xã có hoạt động chợ tương đối đông. Đồng thời phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt - nhất là vấn đề an toàn thông tin, bảo mật của dịch vụ tài chính số để người dùng yên tâm, cởi mở hơn với các ứng dụng hỗ trợ thanh toán. Phấn đấu năm 2024, xây dựng thêm 15 mô hình chợ 4.0 trên địa bàn tỉnh qua đó góp phần dần hoàn thiện và hình thành nên một cộng đồng số thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Cùng với đó, trong tháng 4 và tháng 5, Sở Công Thương đẩy mạnh tuyên truyền về Tháng hành động vì an toàn thực phẩm để người dân nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thực phẩm an toàn đối với sức khỏe cộng đồng”.
Các bài khác
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp (25/04/2024)
- Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp (25/04/2024)
- Thu ngân sách tỉnh Yên Bái đạt trên 32% dự toán trung ương giao (24/04/2024)
- Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh (23/04/2024)
- Yên Bái dự Hội thảo "Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể" (23/04/2024)
- Yên Bái: Tiếp tục hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng (23/04/2024)
- Giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái (21/04/2024)
- Yên Bình gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư năm 2024 (20/04/2024)
- Phạt 90 triệu đồng và tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc (19/04/2024)
- Cục Thuế tỉnh Yên Bái phấn đấu hoàn thành kế hoạch đăng ký triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (19/04/2024)
Xem thêm »