CTTĐT - Chiều 25/4, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp dự và chủ trì hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và một số công ty lâm nghiệp, lâm trường trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ 41/41 phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp của các địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty có công ty nông, lâm nghiệp, với 6 mô hình sắp xếp, đổi mới. Đến thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 40/41 phương án tổng thể của các địa phương đơn vị; còn 4 Công ty thuộc thuộc 3 địa phương Thành phố Hà Nội, Thành phố Cần Thơ, Thanh Hóa chưa được phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới. Về kết quả sắp xếp đổi mới theo phương án đã được phê duyệt, đến nay cả nước đã có 161/256 công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới tại 31 địa phương, 3 tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, đạt 63% kế hoạch. Còn 95 công ty nông, lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới theo phương án được phê duyệt tại 24 tỉnh thành trực thuộc trung ương và 2 tổng công ty. Nguyên nhân chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới là do nhận thức của một số cấp ủy đảng về vai trò, nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp còn chưa đầy đủ; phương án tổng thể của các địa phương, doanh nghiệp chưa rà soát toàn diện nên tiếp tục đề nghị điều chỉnh mô hình sắp xếp làm chậm tiến độ; một số cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp…
Tại tỉnh Yên Bái, thực hiện phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty lâm nghiệp, lâm trường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối của 4 công ty lâm nghiệp gồm: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Bình; thực hiện giải thể Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên; sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Nhà nước về cổ phần hóa, tỉnh Yên Bái quyết liệt chỉ đạo các ngành, các công ty lâm nghiệp, lâm trường thực hiện.Tuy nhiên, việc sắp xếp, đổi mới còn nhiều khó khăn, đến hết năm 2018, tỉnh mới hoàn thành việc sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải; hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ đất đai và đã cắm mốc ranh giới sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp (đối với đất trồng rừng sản xuất) theo Thiết kế kỹ thuật - Dự toán dự án Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận đối với các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu trong thời gian tới các bộ, ngành tiếp tục quán triệt quan điểm, tư tưởng, chủ trương, mục tiêu sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; hướng dẫn triển khai nghị định số 04/2024/NĐ-CP ngày 12/1/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 118/2014 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; tổng hợp nhu cầu ngân sách nhà nước hỗ trợ các công ty giải thể nhưng mất khả năng thanh toán, đồng thời xem xét quyết định cơ chế hỗ trợ các công ty giải thể mất khả năng thanh toán; nghiên cứu đề xuất việc xử lý tài chính khi thực hiện chuyển giao doanh nghiệp cùng đại diện chủ sở hữu; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất đai không đúng mục đích...
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp của địa phương và trung ương trên địa bàn; việc tiếp nhận và xây dựng kế hoạch sử dụng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý. Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp. Xây dựng phương án sắp xếp, phương án điều chỉnh, phương án tiếp tục sắp xếp gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước tháng 6/2024.
3644 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 25/4, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp dự và chủ trì hội nghị. Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và một số công ty lâm nghiệp, lâm trường trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ 41/41 phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp của các địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty có công ty nông, lâm nghiệp, với 6 mô hình sắp xếp, đổi mới. Đến thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 40/41 phương án tổng thể của các địa phương đơn vị; còn 4 Công ty thuộc thuộc 3 địa phương Thành phố Hà Nội, Thành phố Cần Thơ, Thanh Hóa chưa được phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới. Về kết quả sắp xếp đổi mới theo phương án đã được phê duyệt, đến nay cả nước đã có 161/256 công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới tại 31 địa phương, 3 tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, đạt 63% kế hoạch. Còn 95 công ty nông, lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới theo phương án được phê duyệt tại 24 tỉnh thành trực thuộc trung ương và 2 tổng công ty. Nguyên nhân chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới là do nhận thức của một số cấp ủy đảng về vai trò, nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp còn chưa đầy đủ; phương án tổng thể của các địa phương, doanh nghiệp chưa rà soát toàn diện nên tiếp tục đề nghị điều chỉnh mô hình sắp xếp làm chậm tiến độ; một số cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp…
Tại tỉnh Yên Bái, thực hiện phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty lâm nghiệp, lâm trường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối của 4 công ty lâm nghiệp gồm: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Bình; thực hiện giải thể Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên; sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Nhà nước về cổ phần hóa, tỉnh Yên Bái quyết liệt chỉ đạo các ngành, các công ty lâm nghiệp, lâm trường thực hiện.Tuy nhiên, việc sắp xếp, đổi mới còn nhiều khó khăn, đến hết năm 2018, tỉnh mới hoàn thành việc sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải; hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ đất đai và đã cắm mốc ranh giới sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp (đối với đất trồng rừng sản xuất) theo Thiết kế kỹ thuật - Dự toán dự án Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận đối với các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu trong thời gian tới các bộ, ngành tiếp tục quán triệt quan điểm, tư tưởng, chủ trương, mục tiêu sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; hướng dẫn triển khai nghị định số 04/2024/NĐ-CP ngày 12/1/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 118/2014 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; tổng hợp nhu cầu ngân sách nhà nước hỗ trợ các công ty giải thể nhưng mất khả năng thanh toán, đồng thời xem xét quyết định cơ chế hỗ trợ các công ty giải thể mất khả năng thanh toán; nghiên cứu đề xuất việc xử lý tài chính khi thực hiện chuyển giao doanh nghiệp cùng đại diện chủ sở hữu; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất đai không đúng mục đích...
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp của địa phương và trung ương trên địa bàn; việc tiếp nhận và xây dựng kế hoạch sử dụng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý. Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp. Xây dựng phương án sắp xếp, phương án điều chỉnh, phương án tiếp tục sắp xếp gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước tháng 6/2024.