Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với cách đánh lấn, ta đã từng bước siết chặt vòng vây, đưa chiến hào vào sâu trong cứ điểm địch rồi bất ngờ đột phá tiêu diệt địch.
Bộ đội ta xông lên đánh chiếm cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, chiều 13/3/1954. Ảnh tư liệu
LTS: Trận đánh vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là trận đánh công kiên lớn nhất của bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên ta phối hợp đánh hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh và pháo binh trên quy mô lớn. Điện Biên Phủ là sự tập trung, nỗ lực cố gắng cao nhất, là cuộc đọ sức lớn nhất, quyết liệt nhất, toàn diện nhất giữa ta và địch. Đây cũng là trận rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.
Vậy khi đánh vào Tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, trong suốt 56 ngày đêm gian khổ, máu trộn bùn non ấy, cuộc đấu trí, cân não trên thực tế chiến trường giữa ta và địch được diễn ra như thế nào? Chúng ta đã làm cách nào để hoá giải “con nhím Điện Biên”? Bài viết thứ ba trong loạt 4 bài “Cuộc đấu trí cân não” có nhan đề “Siết chặt vòng vây” sẽ làm rõ nội dung này.
17h ngày 13/3/1954, cuộc tiến công của 55.000 quân, thuộc 5 đại đoàn của quân ta vào Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu. Pháo binh của ta dồn dập bắn trùm lên trận địa. Ta nhanh chóng làm chủ được các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, mở toang các cánh cửa đánh vào phân khu trung tâm Mường Thanh.
Đợt tiến công thứ nhất đã giáng một đòn chí tử vào hệ thống phòng ngự của địch ở Điện Biên Phủ. Nhưng khó khăn chỉ mới bắt đầu. Bước sang đợt 2 của chiến dịch, bộ đội ta phải đánh chiếm các cứ điểm có hệ thống phòng ngự mạnh, lực lượng đông, công sự vững chắc, hệ thống hàng rào dây thép gai và bãi mìn dày đặc. Tại các điểm cao A1, C1 và C2, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng khốc liệt, hai bên giành giật với nhau từng đoạn hào, giao thông hào.
Theo Đại tá Bùi Đình Tiệp, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử nghệ thuật quân sự (Học viện Chính trị), chiến thuật vây lấn được bộ đội ta triệt để sử dụng trong suốt thời gian diễn ra đánh chiếm các cứ điểm.
"Bộ đội, lực lượng của ta và hướng các mũi của ta đã được bố trí để cùng phối hợp với nhau khép chặt vòng vây, sau đó lấn dần. Cho nên ta mới trải qua "56 ngày đêm mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn" vì như thế. Bộ đội của ta cứ lấn dần, phối hợp chặt chẽ với nhau, khép chặt và siết chặt vòng vây", Đại tá Bùi Đình Tiệp cho biết.
Trước đó, năm 1952, 3 Đại đoàn là Đại đoàn 308, 312 và 316 đánh Tập đoàn cứ điểm Nà Sản trong 2 đêm nhưng không thành công. Trong khi Điện Biên Phủ được người Pháp coi là luỹ thừa 10 của Nà Sản, điều này đặt ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc đánh chiếm các cứ điểm, giữ các cứ điểm và giải quyết dứt điểm từng trận đánh.
Chúng ta vừa đánh địch phòng ngự trong các công sự kiên cố, vững chắc, vừa phải sẵn sàng đánh trả xe tăng của địch phản kích. Vì thế, bộ đội ta được lệnh đánh chắc, tiến chắc từng bước, bóc vỏ lần lượt các cứ điểm từ ngoài vòng trong, khiến cho dây thòng lọng ngày càng siết chặt phân khu trung tâm, Sở chỉ huy quân Pháp.
Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự
|
Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự cho biết, sau khi bóc vỏ lớp phòng ngự kiên cố phía Bắc của Tập đoàn cứ điểm thành công, mở toang con đường tiến vào phân khu trung tâm, ta áp dụng chiến thuật đào chiến hào, lấn rũi theo hình vòng xoáy trôn ốc, bao vây tiến công các cứ điểm phía Đông của Tập đoàn, cô lập phân khu trung tâm.
Theo Đại tá Nguyễn Danh Phương (Học viện Chính trị), quân ta đã tiến hành đột phá có trọng điểm các cứ điểm, cụm cứ điểm, lần lượt tiêu diệt từng tiểu đoàn địch, lần lượt bóc vỏ các trung tâm đề kháng từ ngoài vào trong, làm cho địch không thể chi viện, ứng cứu cho nhau. "Vây hãm để tạo điều kiện cho tập trung đột phá, đột phá thành công lại tạo điều kiện thuận lợi cho vây hãm, siết chặt địch", Đại tá Nguyễn Danh Phương nói.
Với chiến thuật bao vây, đánh lấn, các đơn vị đào hệ thống công sự, giao thông hào, chiến hào lần dần đến từng vị trí lô cốt của quân Pháp. Trận địa chiến hào của ta dài hàng trăm km, bao gồm các hệ thống hầm hào lớn, nhỏ, phức tạp, vừa mang tính tiến công, vừa mang tính phòng ngự, vừa bảo đảm chiến đấu, vừa bảo đảm các điều kiện sinh hoạt hàng ngày của bộ đội. Giao thông hào cũng là con đường để chúng ta vận chuyển thương binh. Với cách đánh lấn, ta đã từng bước siết chặt vòng vây, đưa chiến hào vào sâu trong cứ điểm địch rồi bất ngờ đột phá tiêu diệt địch.
Thiếu tướng Trần Hùng Cương, Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch (Học viện Quốc phòng)
|
Thiếu tướng Trần Hùng Cương, Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch (Học viện Quốc phòng) cho rằng, với cách đánh này đã khoét sâu điểm yếu cốt tử của hệ thống phòng ngự Tập đoàn cứ điểm. Vì trên thực tế, khi bị mất một cứ điểm, khả năng chi viện, tái chiếm của địch là rất khó khăn.
"Đến Điện Biên Phủ, ta đã kịp thời rút kinh nghiệm, tổ chức theo dõi tình hình địch và bồi dưỡng kinh nghiệm đánh công kiên cho các đơn vị; khoét sâu 2 điểm yếu chí tử của "con nhím Điện Biên Phủ" về cách phòng ngự cứng nhắc, thụ động. Nhược điểm này cho phép ta tập trung sức mạnh tiêu diệt từng cứ điểm do ta lựa chọn vào thời điểm thích hợp; cô lập tập đoàn cứ điểm, nằm chơ vơ giữa rừng núi mênh mông. Ta đã sáng tạo ra cách đánh vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt để bảo đảm đánh chắc thắng", Thiếu tướng Trần Hùng Cương cho biết.
Trước nguy cơ Điện Biên Phủ thất thủ, Pháp tập trung lực lượng không quân, lập cầu hàng không chi viện. Chỉ trong nửa cuối tháng 3, Pháp đã ném hơn 1.000 tấn bom xuống Điện Biên. Lầu Năm Góc cũng đứng ngồi không yên, lập tức vạch ra kế hoạch hành binh Chim Kền Kền, sử dụng 80 máy bay ném bom B29 với sự hộ tống của 150 máy bay chiến đấu để nghiền nát chủ lực của ta. Nhưng mọi nỗ lực, cố gắng của cả Pháp và Mỹ đều không thể cứu vãn được tình thế. Thực tế từ ngày 27/3/1954, máy bay địch đã không thể hạ cánh xuống Mường Thanh, Pháp chỉ còn một cách duy nhất là thả quân, thả hàng xuống Điện Biên Phủ.
Đại tá Lê Thanh Bài (Viện Lịch sử Quân sự) cho rằng, việc khống chế đường không, cắt đứt nguồn tiếp tế duy nhất của địch đó là cách đánh hiểm. Bằng hệ thống trận địa vây hãm và tiến công, quân ta đã trói chặt địch, khiến cho hoả lực của đối phương không thể phát huy hết hiệu quả.
"Đánh chắc, tiến chắc thì ta xây dựng trận địa chiến hào từ xa tiến vào gần, từ ngoài vào trong. Tiêu diệt từng mục tiêu, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Tiến hành trói địch lại và đánh bóc vỏ. Cách đánh này hạn chế được sở trường của Pháp là pháo binh và máy bay. Bởi vì chúng ta đánh giáp với nhau thì pháo binh và hỏa lực của địch không phát huy được. Chúng ta đã linh hoạt trong phương hướng tác chiến, từ nhanh đến chậm và chuyển sang tổng công kích giành thắng lợi Điện Biên Phủ", Đại tá Lê Thanh Bài cho biết.
20h30 ngày 6/5/1954, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 316 Lê Quảng Ba ra lệnh kích nổ quả bộc phá gần 1.000 cân trong lòng đồi A1. Sau 15 phút hoả lực bắn chế áp, bộ đội ta xung phong tiêu diệt A1, tháo gỡ điểm chốt để tiến vào sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đến 22h ngày 7/5/1975, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Sau 3 tháng bao vây và 56 ngày đêm liên tục chiến đấu, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị san phẳng, kỳ vọng của thực dân Pháp và âm mưu can thiệp, mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ bị tan vỡ.
Ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. Ảnh tư liệu (Nguồn: TTXVN)
Điện Biên Phủ, từ một tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm nay đã trở thành mồ chôn uy danh của quân đội viễn chinh Pháp. Cũng từ đó, Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm, dõi theo của cộng đồng quốc tế. Điện Biên Phủ đã tạo nên một cơn dư chấn có sức rung lắc đủ mạnh để thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Nội dung này, chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong bài viết thứ 4 trong loạt bài “Cuộc đấu trí cân não”.
609 lượt xem
Theo VOV
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với cách đánh lấn, ta đã từng bước siết chặt vòng vây, đưa chiến hào vào sâu trong cứ điểm địch rồi bất ngờ đột phá tiêu diệt địch.LTS: Trận đánh vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là trận đánh công kiên lớn nhất của bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên ta phối hợp đánh hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh và pháo binh trên quy mô lớn. Điện Biên Phủ là sự tập trung, nỗ lực cố gắng cao nhất, là cuộc đọ sức lớn nhất, quyết liệt nhất, toàn diện nhất giữa ta và địch. Đây cũng là trận rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.
Vậy khi đánh vào Tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, trong suốt 56 ngày đêm gian khổ, máu trộn bùn non ấy, cuộc đấu trí, cân não trên thực tế chiến trường giữa ta và địch được diễn ra như thế nào? Chúng ta đã làm cách nào để hoá giải “con nhím Điện Biên”? Bài viết thứ ba trong loạt 4 bài “Cuộc đấu trí cân não” có nhan đề “Siết chặt vòng vây” sẽ làm rõ nội dung này.
17h ngày 13/3/1954, cuộc tiến công của 55.000 quân, thuộc 5 đại đoàn của quân ta vào Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu. Pháo binh của ta dồn dập bắn trùm lên trận địa. Ta nhanh chóng làm chủ được các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, mở toang các cánh cửa đánh vào phân khu trung tâm Mường Thanh.
Đợt tiến công thứ nhất đã giáng một đòn chí tử vào hệ thống phòng ngự của địch ở Điện Biên Phủ. Nhưng khó khăn chỉ mới bắt đầu. Bước sang đợt 2 của chiến dịch, bộ đội ta phải đánh chiếm các cứ điểm có hệ thống phòng ngự mạnh, lực lượng đông, công sự vững chắc, hệ thống hàng rào dây thép gai và bãi mìn dày đặc. Tại các điểm cao A1, C1 và C2, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng khốc liệt, hai bên giành giật với nhau từng đoạn hào, giao thông hào.
Theo Đại tá Bùi Đình Tiệp, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử nghệ thuật quân sự (Học viện Chính trị), chiến thuật vây lấn được bộ đội ta triệt để sử dụng trong suốt thời gian diễn ra đánh chiếm các cứ điểm.
"Bộ đội, lực lượng của ta và hướng các mũi của ta đã được bố trí để cùng phối hợp với nhau khép chặt vòng vây, sau đó lấn dần. Cho nên ta mới trải qua "56 ngày đêm mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn" vì như thế. Bộ đội của ta cứ lấn dần, phối hợp chặt chẽ với nhau, khép chặt và siết chặt vòng vây", Đại tá Bùi Đình Tiệp cho biết.
Trước đó, năm 1952, 3 Đại đoàn là Đại đoàn 308, 312 và 316 đánh Tập đoàn cứ điểm Nà Sản trong 2 đêm nhưng không thành công. Trong khi Điện Biên Phủ được người Pháp coi là luỹ thừa 10 của Nà Sản, điều này đặt ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc đánh chiếm các cứ điểm, giữ các cứ điểm và giải quyết dứt điểm từng trận đánh.
Chúng ta vừa đánh địch phòng ngự trong các công sự kiên cố, vững chắc, vừa phải sẵn sàng đánh trả xe tăng của địch phản kích. Vì thế, bộ đội ta được lệnh đánh chắc, tiến chắc từng bước, bóc vỏ lần lượt các cứ điểm từ ngoài vòng trong, khiến cho dây thòng lọng ngày càng siết chặt phân khu trung tâm, Sở chỉ huy quân Pháp.
Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự
Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự cho biết, sau khi bóc vỏ lớp phòng ngự kiên cố phía Bắc của Tập đoàn cứ điểm thành công, mở toang con đường tiến vào phân khu trung tâm, ta áp dụng chiến thuật đào chiến hào, lấn rũi theo hình vòng xoáy trôn ốc, bao vây tiến công các cứ điểm phía Đông của Tập đoàn, cô lập phân khu trung tâm.
Theo Đại tá Nguyễn Danh Phương (Học viện Chính trị), quân ta đã tiến hành đột phá có trọng điểm các cứ điểm, cụm cứ điểm, lần lượt tiêu diệt từng tiểu đoàn địch, lần lượt bóc vỏ các trung tâm đề kháng từ ngoài vào trong, làm cho địch không thể chi viện, ứng cứu cho nhau. "Vây hãm để tạo điều kiện cho tập trung đột phá, đột phá thành công lại tạo điều kiện thuận lợi cho vây hãm, siết chặt địch", Đại tá Nguyễn Danh Phương nói.
Với chiến thuật bao vây, đánh lấn, các đơn vị đào hệ thống công sự, giao thông hào, chiến hào lần dần đến từng vị trí lô cốt của quân Pháp. Trận địa chiến hào của ta dài hàng trăm km, bao gồm các hệ thống hầm hào lớn, nhỏ, phức tạp, vừa mang tính tiến công, vừa mang tính phòng ngự, vừa bảo đảm chiến đấu, vừa bảo đảm các điều kiện sinh hoạt hàng ngày của bộ đội. Giao thông hào cũng là con đường để chúng ta vận chuyển thương binh. Với cách đánh lấn, ta đã từng bước siết chặt vòng vây, đưa chiến hào vào sâu trong cứ điểm địch rồi bất ngờ đột phá tiêu diệt địch.
Thiếu tướng Trần Hùng Cương, Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch (Học viện Quốc phòng)
Thiếu tướng Trần Hùng Cương, Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch (Học viện Quốc phòng) cho rằng, với cách đánh này đã khoét sâu điểm yếu cốt tử của hệ thống phòng ngự Tập đoàn cứ điểm. Vì trên thực tế, khi bị mất một cứ điểm, khả năng chi viện, tái chiếm của địch là rất khó khăn.
"Đến Điện Biên Phủ, ta đã kịp thời rút kinh nghiệm, tổ chức theo dõi tình hình địch và bồi dưỡng kinh nghiệm đánh công kiên cho các đơn vị; khoét sâu 2 điểm yếu chí tử của "con nhím Điện Biên Phủ" về cách phòng ngự cứng nhắc, thụ động. Nhược điểm này cho phép ta tập trung sức mạnh tiêu diệt từng cứ điểm do ta lựa chọn vào thời điểm thích hợp; cô lập tập đoàn cứ điểm, nằm chơ vơ giữa rừng núi mênh mông. Ta đã sáng tạo ra cách đánh vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt để bảo đảm đánh chắc thắng", Thiếu tướng Trần Hùng Cương cho biết.
Trước nguy cơ Điện Biên Phủ thất thủ, Pháp tập trung lực lượng không quân, lập cầu hàng không chi viện. Chỉ trong nửa cuối tháng 3, Pháp đã ném hơn 1.000 tấn bom xuống Điện Biên. Lầu Năm Góc cũng đứng ngồi không yên, lập tức vạch ra kế hoạch hành binh Chim Kền Kền, sử dụng 80 máy bay ném bom B29 với sự hộ tống của 150 máy bay chiến đấu để nghiền nát chủ lực của ta. Nhưng mọi nỗ lực, cố gắng của cả Pháp và Mỹ đều không thể cứu vãn được tình thế. Thực tế từ ngày 27/3/1954, máy bay địch đã không thể hạ cánh xuống Mường Thanh, Pháp chỉ còn một cách duy nhất là thả quân, thả hàng xuống Điện Biên Phủ.
Đại tá Lê Thanh Bài (Viện Lịch sử Quân sự) cho rằng, việc khống chế đường không, cắt đứt nguồn tiếp tế duy nhất của địch đó là cách đánh hiểm. Bằng hệ thống trận địa vây hãm và tiến công, quân ta đã trói chặt địch, khiến cho hoả lực của đối phương không thể phát huy hết hiệu quả.
"Đánh chắc, tiến chắc thì ta xây dựng trận địa chiến hào từ xa tiến vào gần, từ ngoài vào trong. Tiêu diệt từng mục tiêu, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Tiến hành trói địch lại và đánh bóc vỏ. Cách đánh này hạn chế được sở trường của Pháp là pháo binh và máy bay. Bởi vì chúng ta đánh giáp với nhau thì pháo binh và hỏa lực của địch không phát huy được. Chúng ta đã linh hoạt trong phương hướng tác chiến, từ nhanh đến chậm và chuyển sang tổng công kích giành thắng lợi Điện Biên Phủ", Đại tá Lê Thanh Bài cho biết.
20h30 ngày 6/5/1954, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 316 Lê Quảng Ba ra lệnh kích nổ quả bộc phá gần 1.000 cân trong lòng đồi A1. Sau 15 phút hoả lực bắn chế áp, bộ đội ta xung phong tiêu diệt A1, tháo gỡ điểm chốt để tiến vào sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đến 22h ngày 7/5/1975, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Sau 3 tháng bao vây và 56 ngày đêm liên tục chiến đấu, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị san phẳng, kỳ vọng của thực dân Pháp và âm mưu can thiệp, mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ bị tan vỡ.
Ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. Ảnh tư liệu (Nguồn: TTXVN)
Điện Biên Phủ, từ một tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm nay đã trở thành mồ chôn uy danh của quân đội viễn chinh Pháp. Cũng từ đó, Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm, dõi theo của cộng đồng quốc tế. Điện Biên Phủ đã tạo nên một cơn dư chấn có sức rung lắc đủ mạnh để thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Nội dung này, chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong bài viết thứ 4 trong loạt bài “Cuộc đấu trí cân não”.