Vừa qua, tại xã Châu Quế Hạ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái do đồng chí Nguyễn Quốc Luận – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2023 trên địa bàn huyện Văn Yên.
Quang cảnh buổi làm việc.
Tính đến hết năm 2023, huyện Văn Yên có 40 cơ sở tín ngưỡng gồm đình, đền, miếu, phủ; trong đó có 2 di tích được công nhận cấp quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh và 14 cơ sở hoạt động chưa được công nhận. Trên địa bàn huyện có 15 cơ sở điện thờ tư gia.
Những năm qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2023 trên địa bàn huyện luôn được thực hiện có hiệu quả, chất lượng cả về công tác quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp, đã góp phần vào việc quản lý, bảo tồn các di tích trên địa bàn, khơi dậy truyền thống yêu nước cách mạng trong nhân dân. Qua đó tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các tầng lớp xã hội, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hoá trên địa bàn, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện đã tập trung vào công tác quản lý, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh quan trọng, điển hình là Di tích lịch sử văn hóa Đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn. Đây được xem là di tích thu hút đông lượng khách tới tham quan, vãn cảnh, khám phá và đi lễ hàng năm với bình quân hàng nghìn lượt người. Nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo, với nguồn kinh phí Nhà nước và xã hội hóa lên đến hàng tỷ đồng. Việc tổ chức lễ hội truyền thống cũng được duy trì theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Huyện cũng đã làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá những giá trị của di tích, những nét văn hóa đặc trưng và các đặc sản, sản vật của địa phương tới du khách. Công tác tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm đã góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách, góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch và tăng thu nhập cho nhân dân.
Tại buổi làm việc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và UBND huyện Văn Yên đã bàn sâu về những khó khăn trong công tác triển khai việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2023 trên địa bàn, tập trung vào những nội dung chính như: kinh phí trong công tác tu bổ, tôn tạo đối với các di tích đình, đền còn gặp nhiều khó khăn do nguồn xã hội hóa trong nhân dân còn hạn hẹp; đội ngũ làm công tác bảo tồn, phát huy di sản còn thiếu, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, trong khi đó lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác; chế độ đãi ngộ cho các nghệ nhân, người có uy tín trong việc bảo tồn, truyền dạy, giữ gìn các bản sắc văn hóa còn ít; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng còn hạn chế…
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đánh giá cao công tác triển khai việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2023 trên địa bàn huyện Văn Yên, nhất là đối với 2 xã thực hiện giám sát trực tiếp trong buổi làm việc là Châu Quế Hạ và Châu Quế Thượng. Đồng chí cũng đề nghị UBND huyện Văn Yên trong thời gian tới tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở, tiếp tục nỗ lực trong công tác phục hồi và bảo tồn các di sản; nhanh chóng triển khai sửa chữa nâng cấp một số tuyến đường, quan tâm sửa chữa nâng cấp nhà văn hoá dân tộc Phù Lá của xã Châu Quế Thượng để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trước khi vào buổi làm việc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có cuộc kiểm tra, giám sát trực tiếp công tác thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Đền Nhược Sơn tại xã Châu Quế Hạ.
1490 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Vừa qua, tại xã Châu Quế Hạ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái do đồng chí Nguyễn Quốc Luận – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2023 trên địa bàn huyện Văn Yên.Tính đến hết năm 2023, huyện Văn Yên có 40 cơ sở tín ngưỡng gồm đình, đền, miếu, phủ; trong đó có 2 di tích được công nhận cấp quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh và 14 cơ sở hoạt động chưa được công nhận. Trên địa bàn huyện có 15 cơ sở điện thờ tư gia.
Những năm qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2023 trên địa bàn huyện luôn được thực hiện có hiệu quả, chất lượng cả về công tác quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp, đã góp phần vào việc quản lý, bảo tồn các di tích trên địa bàn, khơi dậy truyền thống yêu nước cách mạng trong nhân dân. Qua đó tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các tầng lớp xã hội, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hoá trên địa bàn, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện đã tập trung vào công tác quản lý, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh quan trọng, điển hình là Di tích lịch sử văn hóa Đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn. Đây được xem là di tích thu hút đông lượng khách tới tham quan, vãn cảnh, khám phá và đi lễ hàng năm với bình quân hàng nghìn lượt người. Nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo, với nguồn kinh phí Nhà nước và xã hội hóa lên đến hàng tỷ đồng. Việc tổ chức lễ hội truyền thống cũng được duy trì theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Huyện cũng đã làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá những giá trị của di tích, những nét văn hóa đặc trưng và các đặc sản, sản vật của địa phương tới du khách. Công tác tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm đã góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách, góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch và tăng thu nhập cho nhân dân.
Tại buổi làm việc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và UBND huyện Văn Yên đã bàn sâu về những khó khăn trong công tác triển khai việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2023 trên địa bàn, tập trung vào những nội dung chính như: kinh phí trong công tác tu bổ, tôn tạo đối với các di tích đình, đền còn gặp nhiều khó khăn do nguồn xã hội hóa trong nhân dân còn hạn hẹp; đội ngũ làm công tác bảo tồn, phát huy di sản còn thiếu, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, trong khi đó lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác; chế độ đãi ngộ cho các nghệ nhân, người có uy tín trong việc bảo tồn, truyền dạy, giữ gìn các bản sắc văn hóa còn ít; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng còn hạn chế…
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đánh giá cao công tác triển khai việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2023 trên địa bàn huyện Văn Yên, nhất là đối với 2 xã thực hiện giám sát trực tiếp trong buổi làm việc là Châu Quế Hạ và Châu Quế Thượng. Đồng chí cũng đề nghị UBND huyện Văn Yên trong thời gian tới tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở, tiếp tục nỗ lực trong công tác phục hồi và bảo tồn các di sản; nhanh chóng triển khai sửa chữa nâng cấp một số tuyến đường, quan tâm sửa chữa nâng cấp nhà văn hoá dân tộc Phù Lá của xã Châu Quế Thượng để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trước khi vào buổi làm việc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có cuộc kiểm tra, giám sát trực tiếp công tác thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Đền Nhược Sơn tại xã Châu Quế Hạ.