CTTĐT - Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Năm 2023, trên thế giới và khu vực đã xảy ra nhiều trận thiên tai lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, vượt mức lịch sử, gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản. Ở nước ta, thiên tai năm 2023 xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.964 trận thiên tai (21/22 loại hình), đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt trên diện rộng và là năm bất thường khi số lượng bão, áp thấp nhiệt đới ít hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm và không có cơn bão nào đổ bộ vào đất liền. Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân; nhiều sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hóa chất, độc, xạ, tràn dầu, hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng so với năm trước. Trong năm 2023, trên cả nước đã xảy ra 5.331 sự cố, thiên tai làm 1.129 người chết, mất tích. Thiệt hại về kinh tế do thiên tai ước tính trên 9.324 tỷ đồng. Từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai đã làm 14 người chết, mất tích, thiệt hại vật chất ước tính trên 399 tỷ đồng.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, từ sớm, từ xa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo, lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quốc gia, các Bộ, ngành, lực lượng vũ trang, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và người dân, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và các tháng đầu năm 2024 đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại. Tính đến tháng 3/2024, cả nước có 2.552 trạm đo mưa chuyên dùng. Năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã điều động 204.507 lượt người/23.132 lượt phương tiện ứng phó, xử lý hiệu quả 4.336 vụ, cứu được 3.968 người, 207 phương tiện; hướng dẫn, hỗ trợ di dời 962.933 người, 201.799 phương tiện từ nơi nguy hiểm về nơi an toàn; đã kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 328.227 tàu/1.608.015 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh…
Theo nhận định tình hình thiên tai và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 7 - 9/2024, hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông xấp xỉ trung bình nhiều năm (khoảng 11 - 13 cơn trên biển Đông; 05 - 07 cơn đổ bộ vào đất liền), tập trung nhiều vào nửa cuối mùa mưa bão; lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và các sông suối nhỏ Bắc Bộ ở mức báo động 2 - 3; nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, thành phố lớn do mưa lớn cục bộ; lũ quét, sạt lở đất nguy cơ cao xuất hiện tại các tỉnh khu vực vùng núi.
Để phòng chống, ứng phó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, trong năm 2024, các bộ ngành, địa phương cần tập trung triển khai thực hiện các văn bản pháp luật và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai; tham mưu kiện toàn tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự các Bộ, các cấp ở địa phương sau khi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự ban hành, đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả trong chỉ đạo, tham mưu ứng phó với thiên tai, sự cố, dịch bệnh; Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành địa phương; tổ chức kiểm tra, đánh giá, xác định trọng điểm, chuẩn bị ứng phó thiên tai, sự cố, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, có giải pháp kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, giảm thiểu nguy cơ có thể xảy ra ngay từ trước mùa mưa lũ; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai; tổ chức tốt chỉ đạo, chỉ huy điều hành và triển khai hiệu quả công tác ứng phó, công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố lớn; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai; quan tâm thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn.
Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp để làm tốt công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tham luận tại Hội nghị
Tham luận tại Hội nghị về công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho biết: Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình địa chất rất phức tạp, đồi núi cao, độ dốc lớn chia cắt mạnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, mưa đá kèm dông lốc, rét đậm, rét hại… Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết cực đoan, lũ ống, lũ quét xảy ra với tần suất và cường độ lớn hơn gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trận lũ, lũ quét tháng 8/2023 tại 3 xã Hồ Bốn, Lao Chải, Khao Mang, huyện Mù Cang Chải làm 3 người chết, sập đổ, trôi hoàn toàn 57 ngôi nhà. Để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác khắc phục hậu quả thiên tai luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tỉnh cũng chủ động chuẩn bị phương án dự phòng khi có tình huống thiên tai xảy ra, tránh những bị động bất ngờ.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các bộ, ngành trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai cho tỉnh; hỗ trợ kinh phí để xây dựng các khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
4282 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Năm 2023, trên thế giới và khu vực đã xảy ra nhiều trận thiên tai lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, vượt mức lịch sử, gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản. Ở nước ta, thiên tai năm 2023 xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.964 trận thiên tai (21/22 loại hình), đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt trên diện rộng và là năm bất thường khi số lượng bão, áp thấp nhiệt đới ít hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm và không có cơn bão nào đổ bộ vào đất liền. Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân; nhiều sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hóa chất, độc, xạ, tràn dầu, hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng so với năm trước. Trong năm 2023, trên cả nước đã xảy ra 5.331 sự cố, thiên tai làm 1.129 người chết, mất tích. Thiệt hại về kinh tế do thiên tai ước tính trên 9.324 tỷ đồng. Từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai đã làm 14 người chết, mất tích, thiệt hại vật chất ước tính trên 399 tỷ đồng.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, từ sớm, từ xa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo, lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quốc gia, các Bộ, ngành, lực lượng vũ trang, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và người dân, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và các tháng đầu năm 2024 đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại. Tính đến tháng 3/2024, cả nước có 2.552 trạm đo mưa chuyên dùng. Năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã điều động 204.507 lượt người/23.132 lượt phương tiện ứng phó, xử lý hiệu quả 4.336 vụ, cứu được 3.968 người, 207 phương tiện; hướng dẫn, hỗ trợ di dời 962.933 người, 201.799 phương tiện từ nơi nguy hiểm về nơi an toàn; đã kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 328.227 tàu/1.608.015 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh…
Theo nhận định tình hình thiên tai và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 7 - 9/2024, hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông xấp xỉ trung bình nhiều năm (khoảng 11 - 13 cơn trên biển Đông; 05 - 07 cơn đổ bộ vào đất liền), tập trung nhiều vào nửa cuối mùa mưa bão; lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và các sông suối nhỏ Bắc Bộ ở mức báo động 2 - 3; nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, thành phố lớn do mưa lớn cục bộ; lũ quét, sạt lở đất nguy cơ cao xuất hiện tại các tỉnh khu vực vùng núi.
Để phòng chống, ứng phó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, trong năm 2024, các bộ ngành, địa phương cần tập trung triển khai thực hiện các văn bản pháp luật và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai; tham mưu kiện toàn tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự các Bộ, các cấp ở địa phương sau khi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự ban hành, đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả trong chỉ đạo, tham mưu ứng phó với thiên tai, sự cố, dịch bệnh; Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành địa phương; tổ chức kiểm tra, đánh giá, xác định trọng điểm, chuẩn bị ứng phó thiên tai, sự cố, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, có giải pháp kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, giảm thiểu nguy cơ có thể xảy ra ngay từ trước mùa mưa lũ; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai; tổ chức tốt chỉ đạo, chỉ huy điều hành và triển khai hiệu quả công tác ứng phó, công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố lớn; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai; quan tâm thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn.
Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp để làm tốt công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tham luận tại Hội nghị
Tham luận tại Hội nghị về công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho biết: Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình địa chất rất phức tạp, đồi núi cao, độ dốc lớn chia cắt mạnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, mưa đá kèm dông lốc, rét đậm, rét hại… Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết cực đoan, lũ ống, lũ quét xảy ra với tần suất và cường độ lớn hơn gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trận lũ, lũ quét tháng 8/2023 tại 3 xã Hồ Bốn, Lao Chải, Khao Mang, huyện Mù Cang Chải làm 3 người chết, sập đổ, trôi hoàn toàn 57 ngôi nhà. Để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác khắc phục hậu quả thiên tai luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tỉnh cũng chủ động chuẩn bị phương án dự phòng khi có tình huống thiên tai xảy ra, tránh những bị động bất ngờ.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các bộ, ngành trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai cho tỉnh; hỗ trợ kinh phí để xây dựng các khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.