CTTĐT - Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế; huy động các nguồn lực trong và ngoài huyện để đầu tư, phát triển, vận dụng và thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Ảnh minh họa
Các nhóm giải pháp về phát triển kinh tế được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đều được cụ thể hóa và triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Tổng sản phẩm trên địa bàn dự ước đạt 4.218 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng/người, tăng 66,4% so với năm 2015.
Huyện đã thực hiện có kết quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và tăng thu nhập cho hộ dân cư nông thôn. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 36 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản, trong đó cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm có lợi thế, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 (giá so sánh năm 2010) đạt 960 tỷ đồng (theo giá hiện hành: 1.440 tỷ đồng), tăng 29,5% so với năm 2015, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Duy trì ổn định diện tích trồng cây lương thực, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 57.400 tấn, vượt 6,3% Nghị quyết. Nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, hàng năm duy trì hiệu quả 750 diện tích đất trồng cây vụ ba trên đất hai vụ lúa. Hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa: Vùng trồng cây ăn qua có múi đạt 872 ha; vùng trồng tre măng đạt 750 ha; vùng lúa hàng hóa trên 500 ha; vùng trồng quế đạt 4.000 ha; vùng lạc đạt 1.000 ha. Xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm Cam Lục Yên và Vịt bầu. Triển khai thực hiện hiệu quả 10/15 ngành hàng, sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quan trọng, khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm (lúa, ngô; cây ăn quả; rau củ các loại; lợn; gà, vịt; trâu, bò; gỗ nguyên liệu; quế măng tre; cá). Xây dựng được 280 cơ sơ chăn nuôi tập trung, tăng 2,3 lần so với năm 2015; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2020 ước đạt 9.000 tấn, tăng 32,3% so với năm 2015; duy trì hiệu quả 442 ha diện tích nuôi thủy sản với sản lượng hàng năm đạt trên 1.750 tấn, tận dụng diện tích mặt nước hồ, đập để triển khai mô hình nuôi cá lồng mang lại hiệu qua kinh tế cao. Cùng với đó, huyện đã ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, như: Trồng rau, hoa quả trong nhà lưới; chế biến dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương; trồng cam tiêu chuẩn VietGap với quy mô 50 ha, chăn nuôi gia cầm tiêu chuẩn VietGap quy mô 10.000 con, chăn nuôi đại gia súc bán công nghiệp quy mô trên 300 con. Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bình quân hàng năm trồng 2.600 ha rừng, vượt 29,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết; sản lượng gỗ rừng trồng đến năm 2020 dự ước đạt 100.000 m3 tăng 6.980 m3 so với năm 2015.
Thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; nhiều xã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả để phát huy vai trò chủ thể trực tiếp của Nhân dân; tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3.757 tỷ đồng (trong đó, Nhân dân đóng góp 36,8 tỷ đồng); vận động nhân dân hiến trên 19 ha đất, 29.360 ngày công lao động để cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; 06 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao: lạc nhân ri, dầu lạc đỏ, dầu lạc trắng, cam Lục Yên, măng mai, xúc xích thỏ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, trong giai đoạn 2016 - 2020 toàn huyện có 25.903 hộ nông dân có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Đến hết năm 2020, huyện có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 04 xã so với mục tiêu Nghị quyết; các xã còn lại đều đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Trong nhiệm kỳ qua, huyện cũng đã khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào chế biến khoáng sản, sản xuât vật liệu xây dụng, chế biến gỗ rừng trồng... Trong giai đoạn 2016 - 2020 có thêm 14 dự án về công nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký thực hiện 552,47 tỷ đồng và 11 triệu USD, trong đó 09 dự án đã và đang được triển khai thực hiện. Thu hút 5 nhà đầu tư cam kết xây dựng nhà máy trong Cụm công nghiệp Yên Thế. Duy trì và phát triển 45 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng sản xuất mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí... tăng 1,4 lần so với năm 2015. Một số doanh nghiệp đã mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có tính cạnh tranh cao, như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, Công ty cổ phần khai khoáng Thanh Sơn, Công ty cổ phẩn Stone Base Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Vạn Khoa Lục Yên. Huyện cũng tập trung phát triển các làng nghề truyền thống: Dệt thổ cẩm, chế tác đá mỹ nghệ, tranh đá quý. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2020 ước đạt 1.940 tỷ đồng, vượt 7,8% mục tiêu nghị quyết, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 13,68%/năm. Bình quân hàng năm ngành công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp của huyện đã đóng góp khoảng 70% vào nguồn thu cân đối ngân sách của huyện.
Hoạt động thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thương mại... góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ; duy trì và phát triển 14 chợ với trên 1.000 hộ kinh doanh. Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã phối hợp tổ chức được 10 hội chợ thương mại, 15 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Một số loại hình dịch vụ phát triển nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao: Dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa... Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng dự ước năm 2020 đạt 2.600 tỷ đồng, gấp 2,6 lần mục tiêu Nghị quyết và tăng bình quân hàng năm trên 17%.
Bên cạnh đó, huyện đã khuyến khích đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hóa; từng bước phát huy lợi thế phát triển du lịch của huyện với chiến lược phát triển lâu dài, bền vững; chú trọng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư, khai thác các điểm du lịch; tổ chức được nhiều sự kiện thu hút du khách đến địa phương như: Lễ hội Đền Đại Cại, Đền Suối Tiên, hội hoa Khai Trung, chương trình du lịch “Về miền Đất Ngọc”.... Giai đoạn 2016 - 2020, đã thu hút trên 275.000 lượt khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn (bình quân 55 nghìn lượt khách/năm), doanh thu từ du lịch ước đạt 26,5 tỷ đồng/năm.
Thực hiện hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế. Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành lập mới 69 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã 460 tổ hợp tác với tổng số vốn đăng ký trên 234 tỷ đồng, cấp 1.063 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các cá nhân, hộ gia đình, đến nay, toàn huyện có 141 doanh nghiệp, 49 hợp tác xã, 2.900 hộ kinh doanh cá thế, tăng 69 doanh nghiệp và 17 hợp tác xã, 1.117 hộ kinh doanh cá thể so với năm 2015. Các dự án trọng điểm, quan trọng được triển khai thực hiện đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: Công trình Nhà hợp khối gắn với chỉnh trang đô thị thị trấn Yên Thế; cải tạo chỉnh trang hồ Yên Thế; đường Tân Lĩnh - Lâm Thượng, đường Mai Sơn - Lâm Thượng, hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Thế… Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã thực hiện trên 200 km đường giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ kiên cố hóa lên 50%, tăng 20% so với năm 2015.
Thu ngân sách Nhà nước năm 2020 ước đạt 264 tỷ đồng, vượt 76% mục tiêu nghị quyết. Chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, theo hướng giảm chi thường xuyên, tăng cho đầu tư phát triển.
Trong nhiệm kỳ qua, kinh tế huyện Lục Yên tiếp tục phát triển, từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với đầu ra sản phẩm; kết quả xây dựng nông thôn mới vượt mục tiêu đề ra, diện mạo nông thôn có thay đối rõ nét. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển. Thực hiện có hiệu quả việc huy động, lồng ghép các nguồn lực gắn với cơ cấu lại đầu tư công để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đây là tiền đề để kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.
2725 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế; huy động các nguồn lực trong và ngoài huyện để đầu tư, phát triển, vận dụng và thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện. Các nhóm giải pháp về phát triển kinh tế được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đều được cụ thể hóa và triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Tổng sản phẩm trên địa bàn dự ước đạt 4.218 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng/người, tăng 66,4% so với năm 2015.
Huyện đã thực hiện có kết quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và tăng thu nhập cho hộ dân cư nông thôn. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 36 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản, trong đó cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm có lợi thế, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 (giá so sánh năm 2010) đạt 960 tỷ đồng (theo giá hiện hành: 1.440 tỷ đồng), tăng 29,5% so với năm 2015, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Duy trì ổn định diện tích trồng cây lương thực, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 57.400 tấn, vượt 6,3% Nghị quyết. Nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, hàng năm duy trì hiệu quả 750 diện tích đất trồng cây vụ ba trên đất hai vụ lúa. Hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa: Vùng trồng cây ăn qua có múi đạt 872 ha; vùng trồng tre măng đạt 750 ha; vùng lúa hàng hóa trên 500 ha; vùng trồng quế đạt 4.000 ha; vùng lạc đạt 1.000 ha. Xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm Cam Lục Yên và Vịt bầu. Triển khai thực hiện hiệu quả 10/15 ngành hàng, sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quan trọng, khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm (lúa, ngô; cây ăn quả; rau củ các loại; lợn; gà, vịt; trâu, bò; gỗ nguyên liệu; quế măng tre; cá). Xây dựng được 280 cơ sơ chăn nuôi tập trung, tăng 2,3 lần so với năm 2015; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2020 ước đạt 9.000 tấn, tăng 32,3% so với năm 2015; duy trì hiệu quả 442 ha diện tích nuôi thủy sản với sản lượng hàng năm đạt trên 1.750 tấn, tận dụng diện tích mặt nước hồ, đập để triển khai mô hình nuôi cá lồng mang lại hiệu qua kinh tế cao. Cùng với đó, huyện đã ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, như: Trồng rau, hoa quả trong nhà lưới; chế biến dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương; trồng cam tiêu chuẩn VietGap với quy mô 50 ha, chăn nuôi gia cầm tiêu chuẩn VietGap quy mô 10.000 con, chăn nuôi đại gia súc bán công nghiệp quy mô trên 300 con. Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bình quân hàng năm trồng 2.600 ha rừng, vượt 29,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết; sản lượng gỗ rừng trồng đến năm 2020 dự ước đạt 100.000 m3 tăng 6.980 m3 so với năm 2015.
Thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; nhiều xã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả để phát huy vai trò chủ thể trực tiếp của Nhân dân; tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3.757 tỷ đồng (trong đó, Nhân dân đóng góp 36,8 tỷ đồng); vận động nhân dân hiến trên 19 ha đất, 29.360 ngày công lao động để cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; 06 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao: lạc nhân ri, dầu lạc đỏ, dầu lạc trắng, cam Lục Yên, măng mai, xúc xích thỏ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, trong giai đoạn 2016 - 2020 toàn huyện có 25.903 hộ nông dân có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Đến hết năm 2020, huyện có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 04 xã so với mục tiêu Nghị quyết; các xã còn lại đều đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Trong nhiệm kỳ qua, huyện cũng đã khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào chế biến khoáng sản, sản xuât vật liệu xây dụng, chế biến gỗ rừng trồng... Trong giai đoạn 2016 - 2020 có thêm 14 dự án về công nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký thực hiện 552,47 tỷ đồng và 11 triệu USD, trong đó 09 dự án đã và đang được triển khai thực hiện. Thu hút 5 nhà đầu tư cam kết xây dựng nhà máy trong Cụm công nghiệp Yên Thế. Duy trì và phát triển 45 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng sản xuất mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí... tăng 1,4 lần so với năm 2015. Một số doanh nghiệp đã mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có tính cạnh tranh cao, như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, Công ty cổ phần khai khoáng Thanh Sơn, Công ty cổ phẩn Stone Base Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Vạn Khoa Lục Yên. Huyện cũng tập trung phát triển các làng nghề truyền thống: Dệt thổ cẩm, chế tác đá mỹ nghệ, tranh đá quý. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2020 ước đạt 1.940 tỷ đồng, vượt 7,8% mục tiêu nghị quyết, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 13,68%/năm. Bình quân hàng năm ngành công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp của huyện đã đóng góp khoảng 70% vào nguồn thu cân đối ngân sách của huyện.
Hoạt động thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thương mại... góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ; duy trì và phát triển 14 chợ với trên 1.000 hộ kinh doanh. Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã phối hợp tổ chức được 10 hội chợ thương mại, 15 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Một số loại hình dịch vụ phát triển nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao: Dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa... Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng dự ước năm 2020 đạt 2.600 tỷ đồng, gấp 2,6 lần mục tiêu Nghị quyết và tăng bình quân hàng năm trên 17%.
Bên cạnh đó, huyện đã khuyến khích đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hóa; từng bước phát huy lợi thế phát triển du lịch của huyện với chiến lược phát triển lâu dài, bền vững; chú trọng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư, khai thác các điểm du lịch; tổ chức được nhiều sự kiện thu hút du khách đến địa phương như: Lễ hội Đền Đại Cại, Đền Suối Tiên, hội hoa Khai Trung, chương trình du lịch “Về miền Đất Ngọc”.... Giai đoạn 2016 - 2020, đã thu hút trên 275.000 lượt khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn (bình quân 55 nghìn lượt khách/năm), doanh thu từ du lịch ước đạt 26,5 tỷ đồng/năm.
Thực hiện hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế. Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành lập mới 69 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã 460 tổ hợp tác với tổng số vốn đăng ký trên 234 tỷ đồng, cấp 1.063 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các cá nhân, hộ gia đình, đến nay, toàn huyện có 141 doanh nghiệp, 49 hợp tác xã, 2.900 hộ kinh doanh cá thế, tăng 69 doanh nghiệp và 17 hợp tác xã, 1.117 hộ kinh doanh cá thể so với năm 2015. Các dự án trọng điểm, quan trọng được triển khai thực hiện đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: Công trình Nhà hợp khối gắn với chỉnh trang đô thị thị trấn Yên Thế; cải tạo chỉnh trang hồ Yên Thế; đường Tân Lĩnh - Lâm Thượng, đường Mai Sơn - Lâm Thượng, hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Thế… Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã thực hiện trên 200 km đường giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ kiên cố hóa lên 50%, tăng 20% so với năm 2015.
Thu ngân sách Nhà nước năm 2020 ước đạt 264 tỷ đồng, vượt 76% mục tiêu nghị quyết. Chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, theo hướng giảm chi thường xuyên, tăng cho đầu tư phát triển.
Trong nhiệm kỳ qua, kinh tế huyện Lục Yên tiếp tục phát triển, từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với đầu ra sản phẩm; kết quả xây dựng nông thôn mới vượt mục tiêu đề ra, diện mạo nông thôn có thay đối rõ nét. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển. Thực hiện có hiệu quả việc huy động, lồng ghép các nguồn lực gắn với cơ cấu lại đầu tư công để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đây là tiền đề để kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.