Tại Chương III, Nghị định 53/2024/NĐ-CP nêu rõ quy định về việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và ngưỡng khai thác nước dưới đất, khoanh vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất.
Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ có diện tích mặt nước từ 02 ha trở lên
Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ có diện tích mặt nước từ 02 ha trở lên
Nghị định quy định, nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nguồn nước quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước.
Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước bao gồm: hồ, ao, đầm, phá trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp có diện tích mặt nước từ 02 ha trở lên.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ, ao, đầm, phá trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp có diện tích mặt nước nhỏ hơn 02 ha.
Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước bao gồm:
a) Đoạn sông, suối, kênh, mương rạch là nguồn cung cấp nước của công trình cấp nước sinh hoạt, sản xuất;
b) Đoạn sông, suối bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở;
c) Sông, suối, kênh, mương, rạch liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp;
d) Đoạn sông, suối, kênh, rạch bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, cần cải tạo, phục hồi nguồn nước;
đ) Sông, suối, kênh, rạch gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông.
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hồ chứa khác trên sông, suối
Đối với hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích toàn bộ từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn khu dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ (*)
Đối với các hồ chứa thủy điện khác (*) nêu trên và hồ chứa khác trên sông, suối, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
Đối với đập, hồ chứa thủy lợi, phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi
Nghị định nêu rõ, việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy lợi được thực hiện theo quy định cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của pháp luật về thủy lợi.
Việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước thực hiện đối với hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên. Khuyến khích các hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ dưới một triệu mét khối (1.000.000 m3) thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước. Việc cắm mốc, bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện phải hoàn thành trước khi thực hiện việc tích nước hồ chứa (**).
Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện quy định tại khoản (**) nêu trên chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa.
Căn cứ phương án cắm mốc giới đã được phê duyệt, tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa thủy điện thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa; bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hồ chứa.
Căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa thủy điện để quản lý, bảo vệ.
1129 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Tại Chương III, Nghị định 53/2024/NĐ-CP nêu rõ quy định về việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và ngưỡng khai thác nước dưới đất, khoanh vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất.
Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ có diện tích mặt nước từ 02 ha trở lên
Nghị định quy định, nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nguồn nước quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước.
Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước bao gồm: hồ, ao, đầm, phá trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp có diện tích mặt nước từ 02 ha trở lên.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ, ao, đầm, phá trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp có diện tích mặt nước nhỏ hơn 02 ha.
Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước bao gồm:
a) Đoạn sông, suối, kênh, mương rạch là nguồn cung cấp nước của công trình cấp nước sinh hoạt, sản xuất;
b) Đoạn sông, suối bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở;
c) Sông, suối, kênh, mương, rạch liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp;
d) Đoạn sông, suối, kênh, rạch bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, cần cải tạo, phục hồi nguồn nước;
đ) Sông, suối, kênh, rạch gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông.
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hồ chứa khác trên sông, suối
Đối với hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích toàn bộ từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn khu dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ (*)
Đối với các hồ chứa thủy điện khác (*) nêu trên và hồ chứa khác trên sông, suối, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
Đối với đập, hồ chứa thủy lợi, phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi
Nghị định nêu rõ, việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy lợi được thực hiện theo quy định cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của pháp luật về thủy lợi.
Việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước thực hiện đối với hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên. Khuyến khích các hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ dưới một triệu mét khối (1.000.000 m3) thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước. Việc cắm mốc, bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện phải hoàn thành trước khi thực hiện việc tích nước hồ chứa (**).
Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện quy định tại khoản (**) nêu trên chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa.
Căn cứ phương án cắm mốc giới đã được phê duyệt, tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa thủy điện thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa; bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hồ chứa.
Căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa thủy điện để quản lý, bảo vệ.