Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được công bố sáng nay tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham quan triển lãm ảnh khi dự Hội nghị Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc lần thứ 3 - Ảnh: VGP/Hải Minh
Lễ công bố diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc lần thứ 3, do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì.
Theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt ngày 4/5/2024, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắc bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền của 14 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.
Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía bắc trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, tiệm cận với ngưỡng thu nhập cao.
Đến năm 2050, vùng trung du và miền núi phía bắc sẽ là hình mẫu phát triển xanh của cả nước, có tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7,5-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 15.000-18.000 USD.
Vùng trung du và miền núi phía bắc được tổ chức thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu động lực.
Vùng sẽ tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào nhằm tháo gỡ một trong những nút thắt phát triển lớn nhất là năng lực kết nối giao thông, bao gồm cả trục dọc và trục ngang.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình từng ví các địa phương trong vùng như những người hàng xóm "gần nhà xa ngõ", muốn sang Yên Bái nhanh nhất chỉ có cách đi về Hà Nội rồi quay ngược lại Yên Bái vì thiếu trục giao thông ngang kết nối giữa hai địa phương.
Vùng sẽ đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn-Hà Nội, Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Cùng với đó, thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng); triển khai xây dựng tuyến cao tốc Sơn La-Điện Biên, Bắc Kạn-Cao Bằng; xây dựng tuyến cao tốc kết nối Sơn La với đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai; nâng cấp cảng hàng không Điện Biên thành cảng hàng không quốc tế sau năm 2030.
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc lần thứ 3 - Ảnh: VGP/Hải Minh
Về phương hướng phát triển lĩnh vực công nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng Thái Nguyên, Lào Cai trở thành trung tâm luyện kim; Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang trở thành trung tâm cơ khí, điện tử có trình độ cao; Bắc Giang trở thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ; các sản phẩm hoá chất cơ bản, hoá dược chủ yếu tập trung tại Phú Thọ, Lào Cai và Bắc Giang.
Về nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô thích hợp gắn với chế biến, thị trường trong và ngoài nước; đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chế biến chè trong khi Lai Châu trở thành trung tâm chế biến mắc ca.
Phát triển vùng cây ăn quả, cây đặc sản chủ yếu tại Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Phú Thọ; vùng quế, hồi chủ yếu tại Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai và Cao Bằng.
Vùng trồng rau màu, hoa ôn đới chất lượng cao tập trung tại các địa bàn có điều kiện, khí hậu đặc thù như Lào Cai, Sơn La và Lai Châu; xây dựng Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản của khu vực Tây Bắc./.
1197 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được công bố sáng nay tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ công bố diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc lần thứ 3, do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì.
Theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt ngày 4/5/2024, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắc bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền của 14 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.
Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía bắc trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, tiệm cận với ngưỡng thu nhập cao.
Đến năm 2050, vùng trung du và miền núi phía bắc sẽ là hình mẫu phát triển xanh của cả nước, có tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7,5-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 15.000-18.000 USD.
Vùng trung du và miền núi phía bắc được tổ chức thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu động lực.
Vùng sẽ tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào nhằm tháo gỡ một trong những nút thắt phát triển lớn nhất là năng lực kết nối giao thông, bao gồm cả trục dọc và trục ngang.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình từng ví các địa phương trong vùng như những người hàng xóm "gần nhà xa ngõ", muốn sang Yên Bái nhanh nhất chỉ có cách đi về Hà Nội rồi quay ngược lại Yên Bái vì thiếu trục giao thông ngang kết nối giữa hai địa phương.
Vùng sẽ đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn-Hà Nội, Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Cùng với đó, thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng); triển khai xây dựng tuyến cao tốc Sơn La-Điện Biên, Bắc Kạn-Cao Bằng; xây dựng tuyến cao tốc kết nối Sơn La với đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai; nâng cấp cảng hàng không Điện Biên thành cảng hàng không quốc tế sau năm 2030.
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc lần thứ 3 - Ảnh: VGP/Hải Minh
Về phương hướng phát triển lĩnh vực công nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng Thái Nguyên, Lào Cai trở thành trung tâm luyện kim; Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang trở thành trung tâm cơ khí, điện tử có trình độ cao; Bắc Giang trở thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ; các sản phẩm hoá chất cơ bản, hoá dược chủ yếu tập trung tại Phú Thọ, Lào Cai và Bắc Giang.
Về nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô thích hợp gắn với chế biến, thị trường trong và ngoài nước; đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chế biến chè trong khi Lai Châu trở thành trung tâm chế biến mắc ca.
Phát triển vùng cây ăn quả, cây đặc sản chủ yếu tại Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Phú Thọ; vùng quế, hồi chủ yếu tại Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai và Cao Bằng.
Vùng trồng rau màu, hoa ôn đới chất lượng cao tập trung tại các địa bàn có điều kiện, khí hậu đặc thù như Lào Cai, Sơn La và Lai Châu; xây dựng Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản của khu vực Tây Bắc./.