CTTĐT - Trong phiên thảo luận ở tổ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/5, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tham gia thảo luận ở tổ chiều 24/5
Tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, về giải thích từ ngữ (Điều 3), đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị bổ sung một điểm vào khoản 4 Điều 3 quy định về “Vũ khí hoán cải, là loại vũ khí quân dụng đã được hoán cải, vô hiệu hoá làm mất tính năng, tác dụng để phục vụ triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, huấn luyện, giáo dục quốc phòng, an ninh”. Lý do là hiện nay địa phương đã được cấp một số loại vũ khí hoán cải phục vụ môn học giáo dục quốc phòng và an ninh nhưng chưa có quy định quản lý loại vũ khí này trong các văn bản Luật hiện hành.
Tại khoản 5 Điều 3 dự thảo Luật giải thích về vũ khí thể thao, bao gồm: súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi (điểm b, khoản 2); kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu; Dao có tính sát thương cao (điểm a, b khoản 4). Tuy nhiên tại Phụ lục I, nhóm I ban hành kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-BVHTTDL ngày 14/6/2019 của Bộ Văn hóa, thể thao du lịch công bố danh mục các môn, nội dung thi đấu thể thao thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III thì “Dao” không phải là môn, nội dung thi đấu thể thao. Đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại nội dung này cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Tại khoản 11 Điều 3 dự thảo Luật giải thích về công cụ hỗ trợ gồm phương tiện và động vật nghiệp vụ. Phương tiện thì được liệt kê tại các điểm a, b, c. Tuy nhiên cụm từ “động vật nghiệp vụ” chưa được đề cập đến bao gồm những loại động vật nào được coi là công cụ hỗ trợ. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét quy định rõ về “động vật nghiệp vụ” là loại động vật nào. Trước đây lực lượng công an có Trung tâm Huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ sau chuyển thành Cục Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ và Cục này được chuyển sang Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Vì vậy, cũng cần giải thích “động vật nghiệp vụ” thì ngoài chó nghiệp vụ còn có động vật nghiệp vụ nào khác không?
Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 5)
Tại khoản 1 Điều 5 dự thảo Luật quy định: “Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo và dao có tính sát thương cao sử dụng để lao động, sản xuất, sinh hoạt”. Đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét làm rõ khái niệm “đồ gia bảo” được quy định trong điều khoản này. Cụ thể, đề nghị bổ sung vào Điều 3 giải thích từ ngữ đối với khái niệm thế nào là “đồ gia bảo” ?
Tại khoản 8 và khoản 11 Điều 5 đều quy định về một nội dung giống nhau, đó là: “Trao đổi, cho, tặng, viện trợ, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ” (khoản 8); “Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố trái phép phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.” (khoản 11). Có thể thấy, loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ở khoản 11 đều là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. Vì vậy, đề nghị Cơ quan soạn xem xét gộp khoản 11 vào khoản 8 để không bị trùng các hành vi, đồng thời bảo đảm kỹ thuật lập pháp trong xây dựng Luật.
Về các trường hợp thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 10)
Tại các khoản 3, 4, 5 Điều 10 dự thảo Luật quy định về việc thu hồi đối với: Giấy phép sử dụng; Giấy phép kinh doanh; Giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý vũ khí, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đã cấp cho tổ chức, doanh nghiệp khi loại Giấy này cấp không đúng thẩm quyền. Đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung ngoài việc cấp Giấy phép không đúng thẩm quyền thì việc không đúng đối tượng cũng cần phải thu hồi Giấy phép. Ví dụ như: cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không đủ điều kiện để quản lý, sử dụng, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ mà vẫn được cấp Giấy phép thì cần phải thu hồi ngay loại Giấy này để bảo đảm an ninh trật tự, môi trường. Vấn đề này đã được quy định tại khoản 7 Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm là: “Giao vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.”.
Về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp (Điều 35)
Tại điểm a khoản 3 Điều 35 dự thảo Luật quy định: “Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”. Nội dung quy định này chưa rõ ràng. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét quy định rõ: Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp khi kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần phải có ý kiến đề nghị của cả 03 Bộ là Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay chỉ là ý kiến của một trong ba Bộ này để thuận tiện cho việc thực hiện Luật khi được ban hành.
Về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Điều 39), đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung thêm một điểm quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho hoạt động khai thác khoáng sản tại khoản 2 Điều 39 dự thảo Luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:
“Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, việc sử dụng vật liệu nổ phải đảm bảo tuân thủ theo thiết kế mỏ được phê duyệt. Trường hợp thực tế khai thác không phù hợp với thiết kế mỏ được phê duyệt, phải thực hiện điều chỉnh lại thiết kế mỏ theo quy định hiện hành, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện an toàn trước khi sử dụng vật liệu nổ cho hoạt động khoáng sản”.
Về hiệu lực thi hành (Điều 73)
Việc quy định “Súng săn, vũ khí thô sơ và các vũ khí có tính năng tác dụng tương tự” là vũ khí quân dụng có liên quan đến các quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự) và Điều 306 Bộ luật Hình sự (Tội chế tạo,tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc vận chuyển súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ). Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung nội dung sửa đổi đối với Điều 304, 306 Bộ luật Hình sự tại Điều 73 dự thảo Luật để bảo đảm sự thống nhất giữa các Luật.
1497 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong phiên thảo luận ở tổ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/5, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, về giải thích từ ngữ (Điều 3), đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị bổ sung một điểm vào khoản 4 Điều 3 quy định về “Vũ khí hoán cải, là loại vũ khí quân dụng đã được hoán cải, vô hiệu hoá làm mất tính năng, tác dụng để phục vụ triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, huấn luyện, giáo dục quốc phòng, an ninh”. Lý do là hiện nay địa phương đã được cấp một số loại vũ khí hoán cải phục vụ môn học giáo dục quốc phòng và an ninh nhưng chưa có quy định quản lý loại vũ khí này trong các văn bản Luật hiện hành.
Tại khoản 5 Điều 3 dự thảo Luật giải thích về vũ khí thể thao, bao gồm: súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi (điểm b, khoản 2); kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu; Dao có tính sát thương cao (điểm a, b khoản 4). Tuy nhiên tại Phụ lục I, nhóm I ban hành kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-BVHTTDL ngày 14/6/2019 của Bộ Văn hóa, thể thao du lịch công bố danh mục các môn, nội dung thi đấu thể thao thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III thì “Dao” không phải là môn, nội dung thi đấu thể thao. Đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại nội dung này cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Tại khoản 11 Điều 3 dự thảo Luật giải thích về công cụ hỗ trợ gồm phương tiện và động vật nghiệp vụ. Phương tiện thì được liệt kê tại các điểm a, b, c. Tuy nhiên cụm từ “động vật nghiệp vụ” chưa được đề cập đến bao gồm những loại động vật nào được coi là công cụ hỗ trợ. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét quy định rõ về “động vật nghiệp vụ” là loại động vật nào. Trước đây lực lượng công an có Trung tâm Huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ sau chuyển thành Cục Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ và Cục này được chuyển sang Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Vì vậy, cũng cần giải thích “động vật nghiệp vụ” thì ngoài chó nghiệp vụ còn có động vật nghiệp vụ nào khác không?
Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 5)
Tại khoản 1 Điều 5 dự thảo Luật quy định: “Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo và dao có tính sát thương cao sử dụng để lao động, sản xuất, sinh hoạt”. Đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét làm rõ khái niệm “đồ gia bảo” được quy định trong điều khoản này. Cụ thể, đề nghị bổ sung vào Điều 3 giải thích từ ngữ đối với khái niệm thế nào là “đồ gia bảo” ?
Tại khoản 8 và khoản 11 Điều 5 đều quy định về một nội dung giống nhau, đó là: “Trao đổi, cho, tặng, viện trợ, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ” (khoản 8); “Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố trái phép phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.” (khoản 11). Có thể thấy, loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ở khoản 11 đều là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. Vì vậy, đề nghị Cơ quan soạn xem xét gộp khoản 11 vào khoản 8 để không bị trùng các hành vi, đồng thời bảo đảm kỹ thuật lập pháp trong xây dựng Luật.
Về các trường hợp thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 10)
Tại các khoản 3, 4, 5 Điều 10 dự thảo Luật quy định về việc thu hồi đối với: Giấy phép sử dụng; Giấy phép kinh doanh; Giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý vũ khí, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đã cấp cho tổ chức, doanh nghiệp khi loại Giấy này cấp không đúng thẩm quyền. Đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung ngoài việc cấp Giấy phép không đúng thẩm quyền thì việc không đúng đối tượng cũng cần phải thu hồi Giấy phép. Ví dụ như: cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không đủ điều kiện để quản lý, sử dụng, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ mà vẫn được cấp Giấy phép thì cần phải thu hồi ngay loại Giấy này để bảo đảm an ninh trật tự, môi trường. Vấn đề này đã được quy định tại khoản 7 Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm là: “Giao vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.”.
Về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp (Điều 35)
Tại điểm a khoản 3 Điều 35 dự thảo Luật quy định: “Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”. Nội dung quy định này chưa rõ ràng. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét quy định rõ: Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp khi kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần phải có ý kiến đề nghị của cả 03 Bộ là Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay chỉ là ý kiến của một trong ba Bộ này để thuận tiện cho việc thực hiện Luật khi được ban hành.
Về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Điều 39), đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung thêm một điểm quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho hoạt động khai thác khoáng sản tại khoản 2 Điều 39 dự thảo Luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:
“Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, việc sử dụng vật liệu nổ phải đảm bảo tuân thủ theo thiết kế mỏ được phê duyệt. Trường hợp thực tế khai thác không phù hợp với thiết kế mỏ được phê duyệt, phải thực hiện điều chỉnh lại thiết kế mỏ theo quy định hiện hành, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện an toàn trước khi sử dụng vật liệu nổ cho hoạt động khoáng sản”.
Về hiệu lực thi hành (Điều 73)
Việc quy định “Súng săn, vũ khí thô sơ và các vũ khí có tính năng tác dụng tương tự” là vũ khí quân dụng có liên quan đến các quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự) và Điều 306 Bộ luật Hình sự (Tội chế tạo,tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc vận chuyển súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ). Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung nội dung sửa đổi đối với Điều 304, 306 Bộ luật Hình sự tại Điều 73 dự thảo Luật để bảo đảm sự thống nhất giữa các Luật.