CTTĐT - Ngày 10/5/2024, Phó Tủ tướng Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 396/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.
Hồ Thác Bà
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Phía Tây Bắc giáp quốc lộ 70; Phía Tây Nam giáp thị trấn Yên Bình; Phía Đông Bắc giáp đường tỉnh 170; Phía Đông Nam giáp quốc lộ 2D và thị trấn Thác Bà.
Quy mô diện tích khoảng 53.000 ha, trong đó: Khoảng 42.977 ha thuộc địa phận huyện Yên Bình, bao gồm: Toàn bộ thị trấn Thác Bà và 03 xã Phúc Ninh, Mông Sơn, Mỹ Gia; một phần của thị trấn Yên Bình và 15 xã Ngọc Chấn, Cảm Nhân, Yên Thành, Phúc An, Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Tân Hương, Thịnh Hưng, Hán Đà, Xuân Long, Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân và Xuân Lai.
Khoảng 10.023 ha thuộc địa phận huyện Lục Yên, bao gồm: Một phần của 06 xã Mường Lai, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Minh Tiến, An Phú và Phan Thanh.
Một trong các mục tiêu được đưa ra là xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà thành một trong những động lực phát triển du lịch của cả nước. Phấn đấu đến năm 2040, toàn Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa có thương hiệu với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà có tính chất là Khu du lịch Quốc gia trọng tâm của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa dân tộc và hệ sinh thái hồ Thác Bà; là một trong những Khu du lịch quốc gia có thương hiệu, gắn với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa, tham quan, nghiên cứu; là vùng bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của quốc gia; là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia; vùng bảo đảm an ninh năng lượng, cấp nước, thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Quy mô khách du lịch đến năm 2030, đạt khoảng 1,5 triệu lượt khách; đến năm 2040, đạt khoảng 4,5 triệu lượt khách.
Định hướng cấu trúc không gian Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà gồm 2 của ngõ, 2 hành lang, 4 vùng phát triển, 8 trọng điểm.
Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà gồm các không gian du lịch động lực và trung tâm dịch vụ hỗ trợ:
Không gian du lịch Tân Hương - Đại Đồng là trung tâm đầu mối và động lực phát triển phía Tây hồ Thác Bà, quy mô diện tích khoảng 232 ha, với các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe; du lịch vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, câu lạc bộ vui chơi giải trí có thưởng, khu vui chơi giải trí đêm; du lịch thể thao trên cạn và mặt nước, du thuyền, ca-nô, dù lượn, khinh khí cầu...
Không gian du lịch Linh Sơn - Cao Biền là trung tâm động lực phía Đông Nam hồ Thác Bà, quy mô diện tích khoảng 167 ha, với các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái ven hồ, trên núi, nghỉ cuối tuần; du lịch văn hóa tín ngưỡng, công viên chuyên đề; du lịch thể thao nước, chèo thuyền kayak, mô-tô nước, ca-nô...
Không gian du lịch Phúc Ninh - Cảm Nhân là trung tâm du lịch động lực phía Đông Bắc hồ Thác Bà, với chức năng là đầu mối cung cấp các dịch vụ hậu cần và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch sinh thái, khám phá văn hóa; quy mô diện tích khoảng 151 ha. Các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch sinh thái và khám phá văn hóa, cảnh quan tự nhiên; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe theo hướng tự nhiên, cổ truyền; du lịch thể thao dưới nước.
Không gian du lịch Liễu Đô - Vĩnh Lạc là trung tâm đầu mối và động lực phát triển phía Bắc hồ Thác Bà, quy mô diện tích khoảng 133 ha (không tính sân gôn). Các sản phẩm chủ đạo: Du lịch sinh thái và khám phá văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch thể thao trên cạn (sân gôn) và dưới nước; câu lạc bộ vui chơi có thưởng; vui chơi giải trí đêm, du lịch trải nghiệm sản xuất nông nghiệp.
1331 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 10/5/2024, Phó Tủ tướng Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 396/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Phía Tây Bắc giáp quốc lộ 70; Phía Tây Nam giáp thị trấn Yên Bình; Phía Đông Bắc giáp đường tỉnh 170; Phía Đông Nam giáp quốc lộ 2D và thị trấn Thác Bà.
Quy mô diện tích khoảng 53.000 ha, trong đó: Khoảng 42.977 ha thuộc địa phận huyện Yên Bình, bao gồm: Toàn bộ thị trấn Thác Bà và 03 xã Phúc Ninh, Mông Sơn, Mỹ Gia; một phần của thị trấn Yên Bình và 15 xã Ngọc Chấn, Cảm Nhân, Yên Thành, Phúc An, Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Tân Hương, Thịnh Hưng, Hán Đà, Xuân Long, Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân và Xuân Lai.
Khoảng 10.023 ha thuộc địa phận huyện Lục Yên, bao gồm: Một phần của 06 xã Mường Lai, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Minh Tiến, An Phú và Phan Thanh.
Một trong các mục tiêu được đưa ra là xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà thành một trong những động lực phát triển du lịch của cả nước. Phấn đấu đến năm 2040, toàn Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa có thương hiệu với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà có tính chất là Khu du lịch Quốc gia trọng tâm của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa dân tộc và hệ sinh thái hồ Thác Bà; là một trong những Khu du lịch quốc gia có thương hiệu, gắn với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa, tham quan, nghiên cứu; là vùng bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của quốc gia; là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia; vùng bảo đảm an ninh năng lượng, cấp nước, thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Quy mô khách du lịch đến năm 2030, đạt khoảng 1,5 triệu lượt khách; đến năm 2040, đạt khoảng 4,5 triệu lượt khách.
Định hướng cấu trúc không gian Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà gồm 2 của ngõ, 2 hành lang, 4 vùng phát triển, 8 trọng điểm.
Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà gồm các không gian du lịch động lực và trung tâm dịch vụ hỗ trợ:
Không gian du lịch Tân Hương - Đại Đồng là trung tâm đầu mối và động lực phát triển phía Tây hồ Thác Bà, quy mô diện tích khoảng 232 ha, với các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe; du lịch vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, câu lạc bộ vui chơi giải trí có thưởng, khu vui chơi giải trí đêm; du lịch thể thao trên cạn và mặt nước, du thuyền, ca-nô, dù lượn, khinh khí cầu...
Không gian du lịch Linh Sơn - Cao Biền là trung tâm động lực phía Đông Nam hồ Thác Bà, quy mô diện tích khoảng 167 ha, với các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái ven hồ, trên núi, nghỉ cuối tuần; du lịch văn hóa tín ngưỡng, công viên chuyên đề; du lịch thể thao nước, chèo thuyền kayak, mô-tô nước, ca-nô...
Không gian du lịch Phúc Ninh - Cảm Nhân là trung tâm du lịch động lực phía Đông Bắc hồ Thác Bà, với chức năng là đầu mối cung cấp các dịch vụ hậu cần và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch sinh thái, khám phá văn hóa; quy mô diện tích khoảng 151 ha. Các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch sinh thái và khám phá văn hóa, cảnh quan tự nhiên; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe theo hướng tự nhiên, cổ truyền; du lịch thể thao dưới nước.
Không gian du lịch Liễu Đô - Vĩnh Lạc là trung tâm đầu mối và động lực phát triển phía Bắc hồ Thác Bà, quy mô diện tích khoảng 133 ha (không tính sân gôn). Các sản phẩm chủ đạo: Du lịch sinh thái và khám phá văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch thể thao trên cạn (sân gôn) và dưới nước; câu lạc bộ vui chơi có thưởng; vui chơi giải trí đêm, du lịch trải nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Các bài khác
- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và Kỳ thi tuyển sinh trung học năm học 2024 - 2025 (26/05/2024)
- Những thông tin cần biết về tổ chức các Kỳ thi trên địa bàn tỉnh năm học 2024 - 2025 (25/05/2024)
- Tổ chức chương trình “Mái ấm gia đình Việt” tại Thành phố Yên Bái vào ngày 7,8,9/6 với sự đồng hành của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng (25/05/2024)
- Quy định về học lái xe các hạng B1, B2, C mới nhất từ ngày 1/6/2024 (25/05/2024)
- Bộ Y tế cấp mới, gia hạn gần 100 thuốc biệt dược gốc vaccine và sinh phẩm y tế (25/05/2024)
- Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn tỉnh Yên Bái (24/05/2024)
- Yên Bái: Đẩy mạnh thực hiện chủ trương giới thiệu Công an chính quy tham gia giữ chức danh Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã, phường, thị trấn (23/05/2024)
- Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Đại lễ Phật đản (22/05/2024)
- Giải Cầu lông, bóng bàn gia đình tỉnh Yên Bái năm 2024 diễn ra ngày 21/6 (22/05/2024)
- Yên Bái tổ chức thành công Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” năm 2024 (22/05/2024)
Xem thêm »