CTTĐT - Sáng 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Tham dự cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội gồm 7 chương, 78 điều quy định chi tiết một số điều, khoản, điểm quy định tại Luật Nhà ở năm 2023, như: Lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; xác định giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn; trình tự, thủ tục bán, cho thuê nhà ở xã hội…
Việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội nhằm cụ thể hóa các nội dung đã được quy định tại Chương VI Luật Nhà ở và được Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn phát triển và quản lý nhà ở xã hội; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp các ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định theo hướng bảo đảm phù hợp, đồng bộ và thống nhất với các Luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đồng thời góp ý, sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn như: Việc nộp tiền sử dụng đất của chủ đầu tư dự án khi bán lại nhà ở xã hội sau 10 năm cho thuê; việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm; việc quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội hoặc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội thay thế hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị xem xét lại quy định tại Điều 19 của dự thảo Nghị định quy định trường hợp đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội. Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo để đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê thì hộ gia đình, cá nhân tự xác định giá nhưng không được cao hơn khung giá do UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở xã hội cho thuê ban hành...
Trên cơ sở thảo luận, ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế huy động, sử dụng nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội một cách thống nhất, tập trung. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với nguồn tiền đóng góp để phát triển nhà ở xã hội từ các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và các nguồn xã hội khác, không để gánh nặng cho các ngân hàng thương mại khi tham gia các gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội...Giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, rà soát, cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội; đơn giản hoá tiêu chí xác định đối tượng cũng như điều kiện, thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội; làm rõ các tiêu chí về nhà ở xã hội, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án nhà ở xã hội.
1667 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Tham dự cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội gồm 7 chương, 78 điều quy định chi tiết một số điều, khoản, điểm quy định tại Luật Nhà ở năm 2023, như: Lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; xác định giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn; trình tự, thủ tục bán, cho thuê nhà ở xã hội…
Việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội nhằm cụ thể hóa các nội dung đã được quy định tại Chương VI Luật Nhà ở và được Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn phát triển và quản lý nhà ở xã hội; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp các ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định theo hướng bảo đảm phù hợp, đồng bộ và thống nhất với các Luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đồng thời góp ý, sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn như: Việc nộp tiền sử dụng đất của chủ đầu tư dự án khi bán lại nhà ở xã hội sau 10 năm cho thuê; việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm; việc quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội hoặc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội thay thế hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị xem xét lại quy định tại Điều 19 của dự thảo Nghị định quy định trường hợp đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội. Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo để đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê thì hộ gia đình, cá nhân tự xác định giá nhưng không được cao hơn khung giá do UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở xã hội cho thuê ban hành...
Trên cơ sở thảo luận, ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế huy động, sử dụng nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội một cách thống nhất, tập trung. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với nguồn tiền đóng góp để phát triển nhà ở xã hội từ các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và các nguồn xã hội khác, không để gánh nặng cho các ngân hàng thương mại khi tham gia các gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội...Giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, rà soát, cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội; đơn giản hoá tiêu chí xác định đối tượng cũng như điều kiện, thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội; làm rõ các tiêu chí về nhà ở xã hội, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án nhà ở xã hội.