CTTĐT - Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, các chính sách, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh ban hành kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa.
Từ năm 2022 đến hết năm 2025, công tác truyền thông sẽ tập trung tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác giảm nghèo và các nội dung nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Nghị quyết số 61-NQ/TU ngày 20/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Chiến lược giảm nghèo chuyển từ đầu tư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu; tập trung đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân; tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm vào các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn; thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng đến giải quyết vấn đề nghèo đói cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chiều thiếu hụt. Đối với địa bàn hai huyện nghèo, thực hiện mục tiêu từng bước xóa bỏ tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trên cơ sở tập trung, lồng ghép nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đối với hộ nghèo, đổi mới phương thức hỗ trợ thông qua các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư); hộ gia đình tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tài sản, hiện vật hoặc tiền; từng bước xóa bỏ chính sách cho không.
Tuyên truyền thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác giảm nghèo bền vững; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động ở các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực hiện các công tác truyền thông, vận động người dân vùng nghèo, vùng khó khăn chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tiếp cận và hưởng thụ các chính sách, cơ chế giảm nghèo, an sinh xã hội. Truyền thông, thông tin về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Các hình thức truyền thông sẽ được triển khai bao gồm: Truyền thông, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường ứng dụng các nền tảng số trong triển khai các hoạt động truyền thông về giảm nghèo. Tổ chức các cuộc thi báo chí, thi văn hóa, văn nghệ; hội nghị, hội thảo; các cuộc vận động, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác giảm nghèo nói chung, nâng cao kỹ năng truyền thông, thông tin về giảm nghèo nói riêng đối với đội ngũ cán bộ; phóng viên, biên tập viên; phát thanh viên, tuyên truyền viên; tổ chuyển đổi số cộng đồng xã, phường, thị trấn; thôn, tổ dân phố”; người làm công tác giảm nghèo; tổ chức đối thoại về chính sách giảm nghèo với cán bộ và người dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Cùng với đó in ấn, phát hành tờ rơi, tài liệu; giới thiệu các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông tuyên truyền về công tác giảm nghèo; truyền thông về giảm nghèo qua tổ chức sinh hoạt chuyên đề, các buổi sinh hoạt cộng đồng.
1822 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, các chính sách, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh ban hành kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Từ năm 2022 đến hết năm 2025, công tác truyền thông sẽ tập trung tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác giảm nghèo và các nội dung nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Nghị quyết số 61-NQ/TU ngày 20/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Chiến lược giảm nghèo chuyển từ đầu tư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu; tập trung đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân; tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm vào các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn; thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng đến giải quyết vấn đề nghèo đói cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chiều thiếu hụt. Đối với địa bàn hai huyện nghèo, thực hiện mục tiêu từng bước xóa bỏ tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trên cơ sở tập trung, lồng ghép nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đối với hộ nghèo, đổi mới phương thức hỗ trợ thông qua các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư); hộ gia đình tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tài sản, hiện vật hoặc tiền; từng bước xóa bỏ chính sách cho không.
Tuyên truyền thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác giảm nghèo bền vững; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động ở các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực hiện các công tác truyền thông, vận động người dân vùng nghèo, vùng khó khăn chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tiếp cận và hưởng thụ các chính sách, cơ chế giảm nghèo, an sinh xã hội. Truyền thông, thông tin về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Các hình thức truyền thông sẽ được triển khai bao gồm: Truyền thông, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường ứng dụng các nền tảng số trong triển khai các hoạt động truyền thông về giảm nghèo. Tổ chức các cuộc thi báo chí, thi văn hóa, văn nghệ; hội nghị, hội thảo; các cuộc vận động, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác giảm nghèo nói chung, nâng cao kỹ năng truyền thông, thông tin về giảm nghèo nói riêng đối với đội ngũ cán bộ; phóng viên, biên tập viên; phát thanh viên, tuyên truyền viên; tổ chuyển đổi số cộng đồng xã, phường, thị trấn; thôn, tổ dân phố”; người làm công tác giảm nghèo; tổ chức đối thoại về chính sách giảm nghèo với cán bộ và người dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Cùng với đó in ấn, phát hành tờ rơi, tài liệu; giới thiệu các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông tuyên truyền về công tác giảm nghèo; truyền thông về giảm nghèo qua tổ chức sinh hoạt chuyên đề, các buổi sinh hoạt cộng đồng.