CTTĐT - Hàng năm, khi nước hồ Thác Bà rút, người dân các xã ven hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái lại tận dụng diện tích đất dưới cốt 58 để trồng dưa hấu, dưa lê, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Cây dưa hấu trồng trên diện tích đất bán ngập đem lại hiệu quả kinh tế cao
Từ tháng 1 đến tháng 6 dương lịch hàng năm, khi nước hồ Thác Bà rút, nhân dân các xã vùng Đông hồ Thác Bà lại tận dụng diện tích đất dưới cốt 58 để trồng các loại cây hoa màu như lạc, ngô, đậu đỗ… Đặc biệt, trong hơn 10 năm trở lại đây, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, đưa cây dưa hấu, dưa lê, dưa bở vào trồng trên diện tích đất bán ngập, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Năm 2024, mặc dù mặt nước hồ Thác Bà xuống ít nhưng diện tích trồng dưa của huyện Yên Bình vẫn duy trì khoảng 100ha. Cây dưa hấu được trồng trên đất bán ngập không tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, ruột đỏ, ăn ngọt thơm, tươi ngon và không có thuốc bảo vệ thực vật. Năng suất dưa ước đạt khoảng 30 tấn/ha, giá bán dưa hấu trung bình từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Cùng với dưa hấu, người dân còn trồng thêm dưa lê và dưa bở, cũng đem lại năng suất, chất lượng tốt. Hiện tại giá mỗi cân dưa lê được bán tại ruộng dao động từ 15.000 - 20.000 ngàn đồng/1kg, dưa bở từ 20.000 đồng/quả. Với năng suất ổn định, hiệu quả kinh tế cao, các hộ dân trồng dưa thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau để nâng chất lượng, giá trị quả dưa hấu trên vùng lòng hồ Thác Bà. Đến mùa thu hoạch, các thương lái đã trực tiếp đến thu mua tại ruộng hoặc nông dân trực tiếp chở vào đất liền bán cho thương lái đến thu mua. Chị Bàn Thị Chung, thôn 7, xã Yên Thành, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng được khoảng 1ha dưa hấu và dưa bở. Dự tính thu hoạch khoảng hơn chục tấn dưa. Hàng ngày, cứ 5 giờ sáng, hai vợ chồng tôi thu hoạch dưa rồi mang ra chợ nổi thôn Làng Mới, xã Mông Sơn bán cho các thương lái. Nhờ việc trồng dưa đã góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình”.
Dưa hấu không hạt trồng trên đất bán ngập hồ Thác Bà rất ngọt, vỏ mỏng, trọng lượng quả đạt từ 4 - 5 kg
Từ hiệu quả kinh tế cây dưa hấu đang mang lại, Hợp tác xã Hoàng Long, xã Mỹ Gia tiếp tục nghiên cứu để mở rộng vùng trồng dưa. Cùng với đó, đưa vào thử nghiệm giống dưa hấu không hạt trên đất bán ngập hồ Thác Bà. Qua thời gian trồng thử nghiệm, nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cùng việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng, chăm sóc nên giống dưa không hạt cho năng suất cao, có hương vị thơm, ngọt. Anh Nông Quốc Toản - Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long cho biết: “Qua thời gian thử nghiệm, tôi nhận thấy giống dưa hấu không hạt rất phù hợp với đất soi bãi ở hồ Thác Bà. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc, trọng lượng quả đạt từ 4 -5kg. Quả dưa khi thu hoạch rất ngọt, vỏ mỏng. So với giống dưa cũ, giống dưa này ít sâu bệnh hơn, ít bị nấm hơn, giá trị kinh tế cao gấp 3 lần so với dưa hấu thường. Trong thời gian tới, tôi sẽ vận động bà con vùng ven hồ Thác Bà trồng giống dưa này để góp phần nâng cao thu nhập”.
Với hiệu quả thiết thực từ việc phát triển mô hình dưa hấu, dưa lê trên đảo hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi diện tích cây ngắn ngày không hiệu quả sang trồng dưa; phối hợp với cơ quan chuyên môn tập huấn, hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa. Huyện đang xây dựng sản phẩm dưa hấu của xã Yên Thành và Mỹ Gia trở thành sản phẩm đặc trưng; tích cực hỗ trợ các hợp tác xã trên địa bàn liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dưa với các doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường, tạo đầu ra ổn định để nông dân yên tâm sản xuất và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm dưa sạch hồ Thác Bà.
2012 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hàng năm, khi nước hồ Thác Bà rút, người dân các xã ven hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái lại tận dụng diện tích đất dưới cốt 58 để trồng dưa hấu, dưa lê, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo.Từ tháng 1 đến tháng 6 dương lịch hàng năm, khi nước hồ Thác Bà rút, nhân dân các xã vùng Đông hồ Thác Bà lại tận dụng diện tích đất dưới cốt 58 để trồng các loại cây hoa màu như lạc, ngô, đậu đỗ… Đặc biệt, trong hơn 10 năm trở lại đây, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, đưa cây dưa hấu, dưa lê, dưa bở vào trồng trên diện tích đất bán ngập, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Năm 2024, mặc dù mặt nước hồ Thác Bà xuống ít nhưng diện tích trồng dưa của huyện Yên Bình vẫn duy trì khoảng 100ha. Cây dưa hấu được trồng trên đất bán ngập không tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, ruột đỏ, ăn ngọt thơm, tươi ngon và không có thuốc bảo vệ thực vật. Năng suất dưa ước đạt khoảng 30 tấn/ha, giá bán dưa hấu trung bình từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Cùng với dưa hấu, người dân còn trồng thêm dưa lê và dưa bở, cũng đem lại năng suất, chất lượng tốt. Hiện tại giá mỗi cân dưa lê được bán tại ruộng dao động từ 15.000 - 20.000 ngàn đồng/1kg, dưa bở từ 20.000 đồng/quả. Với năng suất ổn định, hiệu quả kinh tế cao, các hộ dân trồng dưa thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau để nâng chất lượng, giá trị quả dưa hấu trên vùng lòng hồ Thác Bà. Đến mùa thu hoạch, các thương lái đã trực tiếp đến thu mua tại ruộng hoặc nông dân trực tiếp chở vào đất liền bán cho thương lái đến thu mua. Chị Bàn Thị Chung, thôn 7, xã Yên Thành, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng được khoảng 1ha dưa hấu và dưa bở. Dự tính thu hoạch khoảng hơn chục tấn dưa. Hàng ngày, cứ 5 giờ sáng, hai vợ chồng tôi thu hoạch dưa rồi mang ra chợ nổi thôn Làng Mới, xã Mông Sơn bán cho các thương lái. Nhờ việc trồng dưa đã góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình”.
Dưa hấu không hạt trồng trên đất bán ngập hồ Thác Bà rất ngọt, vỏ mỏng, trọng lượng quả đạt từ 4 - 5 kg
Từ hiệu quả kinh tế cây dưa hấu đang mang lại, Hợp tác xã Hoàng Long, xã Mỹ Gia tiếp tục nghiên cứu để mở rộng vùng trồng dưa. Cùng với đó, đưa vào thử nghiệm giống dưa hấu không hạt trên đất bán ngập hồ Thác Bà. Qua thời gian trồng thử nghiệm, nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cùng việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng, chăm sóc nên giống dưa không hạt cho năng suất cao, có hương vị thơm, ngọt. Anh Nông Quốc Toản - Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long cho biết: “Qua thời gian thử nghiệm, tôi nhận thấy giống dưa hấu không hạt rất phù hợp với đất soi bãi ở hồ Thác Bà. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc, trọng lượng quả đạt từ 4 -5kg. Quả dưa khi thu hoạch rất ngọt, vỏ mỏng. So với giống dưa cũ, giống dưa này ít sâu bệnh hơn, ít bị nấm hơn, giá trị kinh tế cao gấp 3 lần so với dưa hấu thường. Trong thời gian tới, tôi sẽ vận động bà con vùng ven hồ Thác Bà trồng giống dưa này để góp phần nâng cao thu nhập”.
Với hiệu quả thiết thực từ việc phát triển mô hình dưa hấu, dưa lê trên đảo hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi diện tích cây ngắn ngày không hiệu quả sang trồng dưa; phối hợp với cơ quan chuyên môn tập huấn, hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa. Huyện đang xây dựng sản phẩm dưa hấu của xã Yên Thành và Mỹ Gia trở thành sản phẩm đặc trưng; tích cực hỗ trợ các hợp tác xã trên địa bàn liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dưa với các doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường, tạo đầu ra ổn định để nông dân yên tâm sản xuất và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm dưa sạch hồ Thác Bà.