CTTĐT - Sáng 14/6, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Ban Chấp hành Trung ương và Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái.
Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương khảo sát thực tế tại Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Việt Hưng, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên
Cùng tham gia đoàn khảo sát, về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các một số sở, ngành liên quan của tỉnh.
Đoàn công tác đã đến khảo sát tại Lâm trường Văn Yên đóng trên địa bàn Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên. Đây là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1964. Do Lâm trường này này kinh doanh không hiệu quả, các dự án lâm trường được giao làm chủ đầu tư không thu hồi được vốn, đất đai được giao manh mún, đan xen với diện tích đất của dân nên bị xâm lấn, hiệu quả sử dụng đất thấp; việc trồng rừng kinh tế không được chú trọng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh, kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm liền, mất hết vốn nhà nước, doanh nghiệp không còn tiếp tục vay được vốn để sản xuất nên đã ngừng hoạt động trên 10 năm nay. Tuy nhiên, đến nay lâm trường này vẫn đang trong tình trạng chờ giải thể do không đủ điều kiện giải thể; hầu hết tài sản trên đất hiện nay của lâm trường đều do các hộ dân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng trên đất của lâm trường; tài sản thuộc sở hữu của các lâm trường hiện nay đang quản lý như hệ thống nhà cửa, vật kiến trúc xuống cấp nghiêm trọng; giá trị thu hồi công nợ rất thấp trong khi đó số nợ phải trả hiện nay của lâm trường còn rất lớn.
Đoàn công tác trao đổi với lãnh đạo Lâm trường Văn Yên
Tiếp đó, đoàn công tác đã đến khảo sát Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Việt Hưng, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên. Hiện công ty đang quản lý trên 2 nghìn ha đất rừng trồng. Đây là công ty hoạt động chủ yếu là trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, khai thác gỗ rừng trồng và sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng với vốn chủ sở hữu là 3 tỷ đồng. Công ty hiện có 36 người, trong đó có 3 quản lý, 7 lao động gián tiếp, 26 lao động trực tiếp và 530 hộ dân nhận khoán trồng rừng với công ty. Thu nhập bình quân của người lao động là 6,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu hàng năm dưới 2 tỷ đồng, sau khi nộp ngân sách và chi phí duy trì bộ máy đơn vị thì không còn lợi nhuận. Làm việc với đoàn công tác, lãnh đạo công ty đã nêu thực trạng, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải như: Khó khăn về vốn, bởi trước đây doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi trồng rừng sản xuất nhưng hơn 20 năm nay ko được tiếp cận nguồn vốn. Nguồn vốn chính để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đến từ việc huy động sự đóng góp của người dân; bên cạnh đó công ty cũng gặp khó khăn khi phải trả tiền thuê đất hàng năm cho Nhà nước trong khi chu kỳ khai thác cây lâm nghiệp phải từ 7 đến 10 năm nên khó khăn trong tiền nộp thuế.
Qua đi khảo sát thực tế tại 2 đơn vị, Lâm trường Văn Yên và Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Việt Hưng đã đề xuất với đoàn công tác để đề nghị các bộ, ngành xem xét, bổ sung các cơ chế chính sách liên quan đến xử lý tài chính, tài sản khi giải thể các công ty nông, lâm nghiệp; có cơ chế hỗ trợ, bổ sung nguồn lực về vốn để hỗ trợ phát triển cho các công ty nông, lâm nghiệp… Đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã chia sẻ với những khó khăn mà các công ty nông, lâm nghiệp đang gặp phải vì đây cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương trên cả nước. Những ý kiến, kiến nghị của các công ty, lâm trường sẽ được đoàn tiếp thu trình các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ trong thời gian tới.
1719 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 14/6, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Ban Chấp hành Trung ương và Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái.Cùng tham gia đoàn khảo sát, về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các một số sở, ngành liên quan của tỉnh.
Đoàn công tác đã đến khảo sát tại Lâm trường Văn Yên đóng trên địa bàn Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên. Đây là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1964. Do Lâm trường này này kinh doanh không hiệu quả, các dự án lâm trường được giao làm chủ đầu tư không thu hồi được vốn, đất đai được giao manh mún, đan xen với diện tích đất của dân nên bị xâm lấn, hiệu quả sử dụng đất thấp; việc trồng rừng kinh tế không được chú trọng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh, kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm liền, mất hết vốn nhà nước, doanh nghiệp không còn tiếp tục vay được vốn để sản xuất nên đã ngừng hoạt động trên 10 năm nay. Tuy nhiên, đến nay lâm trường này vẫn đang trong tình trạng chờ giải thể do không đủ điều kiện giải thể; hầu hết tài sản trên đất hiện nay của lâm trường đều do các hộ dân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng trên đất của lâm trường; tài sản thuộc sở hữu của các lâm trường hiện nay đang quản lý như hệ thống nhà cửa, vật kiến trúc xuống cấp nghiêm trọng; giá trị thu hồi công nợ rất thấp trong khi đó số nợ phải trả hiện nay của lâm trường còn rất lớn.
Đoàn công tác trao đổi với lãnh đạo Lâm trường Văn Yên
Tiếp đó, đoàn công tác đã đến khảo sát Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Việt Hưng, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên. Hiện công ty đang quản lý trên 2 nghìn ha đất rừng trồng. Đây là công ty hoạt động chủ yếu là trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, khai thác gỗ rừng trồng và sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng với vốn chủ sở hữu là 3 tỷ đồng. Công ty hiện có 36 người, trong đó có 3 quản lý, 7 lao động gián tiếp, 26 lao động trực tiếp và 530 hộ dân nhận khoán trồng rừng với công ty. Thu nhập bình quân của người lao động là 6,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu hàng năm dưới 2 tỷ đồng, sau khi nộp ngân sách và chi phí duy trì bộ máy đơn vị thì không còn lợi nhuận. Làm việc với đoàn công tác, lãnh đạo công ty đã nêu thực trạng, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải như: Khó khăn về vốn, bởi trước đây doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi trồng rừng sản xuất nhưng hơn 20 năm nay ko được tiếp cận nguồn vốn. Nguồn vốn chính để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đến từ việc huy động sự đóng góp của người dân; bên cạnh đó công ty cũng gặp khó khăn khi phải trả tiền thuê đất hàng năm cho Nhà nước trong khi chu kỳ khai thác cây lâm nghiệp phải từ 7 đến 10 năm nên khó khăn trong tiền nộp thuế.
Qua đi khảo sát thực tế tại 2 đơn vị, Lâm trường Văn Yên và Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Việt Hưng đã đề xuất với đoàn công tác để đề nghị các bộ, ngành xem xét, bổ sung các cơ chế chính sách liên quan đến xử lý tài chính, tài sản khi giải thể các công ty nông, lâm nghiệp; có cơ chế hỗ trợ, bổ sung nguồn lực về vốn để hỗ trợ phát triển cho các công ty nông, lâm nghiệp… Đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã chia sẻ với những khó khăn mà các công ty nông, lâm nghiệp đang gặp phải vì đây cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương trên cả nước. Những ý kiến, kiến nghị của các công ty, lâm trường sẽ được đoàn tiếp thu trình các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ trong thời gian tới.