CTTĐT - Sáng 15/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện các Hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Tại điểm cầu Yên Bái, dự hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Trong 10 năm gần đây, tổng năng lực sản xuất các vật liệu xây dựng chủ lực của Việt Nam đã tăng trưởng đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng, 830 triệu m² gạch ốp lát, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 330 triệu m² kính xây dựng, 20 tỷ viên gạch đất sét nung, 12 tỷ viên gạch không nung (quy tiêu chuẩn). Chất lượng vật liệu xây dựng Việt Nam đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ công nghệ, tổ chức sản xuất, kinh doanh, môi trường của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đứng tốp đầu trong các nước ASEAN. Tổng giá trị doanh thu hàng năm của ngành vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép ước đạt gần 47 tỷ USD (chiếm khoảng 11 % GDP quốc gia). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố bất lợi trong và ngoài nước cùng với việc thị trường bất động sản chưa phục hồi dẫn đến sản xuất xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng suy giảm; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, nhiều người lao động mất việc làm tác động đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tại Yên Bái, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu của tỉnh là sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch xây nung, gạch xây, ngói không nung, cát, sỏi xây dựng...Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng sản xuất xi măng và clinker ước đạt 1,16 triệu tấn; tiêu thụ nội địa đạt 0,86 triệu tấn. Sản lượng sản xuất gạch đất sét nung đạt 35,0 triệu viên; tiệu thụ nội địa là 33,0 triệu viên; sản lượng sản xuất gạch không nung đạt 45,0 triệu viên; tiêu thụ nội địa là 43,0 triệu viên; sản lượng thép sản xuất ước đạt 5.002,0 tấn, tiêu thụ ước đạt 4.918,0 tấn...đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh.
Thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các tỉnh, thành phố; các các hiệp hội, doanh nghiệp tập trung đánh giá, phân tích kỹ lưỡng tình hình sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng thời gian qua; làm rõ nguyên nhân tình hình tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng từ năm 2023 đến nay lại sụt giảm lớn. Theo đó khó khăn của ngành này do giá đầu vào sản xuất tăng, nguyên liệu sản xuất khan hiếm và chịu sức ép về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phải đầu tư xử lý khí thải, giảm thiểu CO2 làm tăng chi phí sản xuất, trong khi chính sách hỗ trợ chưa có cộng với sức tiêu thụ trong nước, cũng như xuất khẩu suy giảm... Trên cơ sở đó, các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ như: Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhà ở; tăng cường sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi măng trong xây dựng đường bộ; có cơ chế, chính sách phù hợp về thuế, phí; ưu đãi về tài chính; chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho doanh nghiệp xi măng, ưu tiên doanh nghiệp xi măng được vay vốn lưu động…
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phát triển ngành xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng phải bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy hiệu quả thực tiễn làm thước đo; Phát triển ngành vật liệu xây dựng phải đảm bảo hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, tăng cường xuất khẩu; tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên; sử dụng tối đa các chất thải, phế thải của các ngành cho quá trình sản xuất; hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường; phát huy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng; phân bổ mạng lưới cơ sở sản xuất trên toàn quốc phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội của từng vùng miền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội rà soát lại cơ chế, chính sách về phát triển ngành xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng; chủ động sáng tạo, phản ứng nhanh với tình hình. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn, các công trình quốc phòng, an ninh; tăng cường triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp và các chương trình, dự án xây dựng nhà ở khác.
Tăng tỷ lệ lựa chọn phương án sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt; giảm nhập khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
Đối với doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tái cấu trúc về tổ chức, quản trị, tài chính, nguyên liệu đầu vào; đầu tư nâng cấp, cải tạo chiều sâu đối với công nghệ, thiết bị của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hiện có. Các doanh nghiệp cần đầu tư sử dụng rác thải để thay thế nhiên liệu đốt, sử dụng phế thải công nghiệp để thay thế nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên; tăng cường tiêu thụ vật liệu xây dựng trong nước thông qua triển khai tại các dự án lớn, dự án đầu tư công, công trình xây dựng thủy lợi, phòng, chống thiên tai...
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương, các doanh nghiệp xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung triển khai các các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xử lý, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
1909 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 15/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện các Hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp
Tại điểm cầu Yên Bái, dự hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Trong 10 năm gần đây, tổng năng lực sản xuất các vật liệu xây dựng chủ lực của Việt Nam đã tăng trưởng đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng, 830 triệu m² gạch ốp lát, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 330 triệu m² kính xây dựng, 20 tỷ viên gạch đất sét nung, 12 tỷ viên gạch không nung (quy tiêu chuẩn). Chất lượng vật liệu xây dựng Việt Nam đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ công nghệ, tổ chức sản xuất, kinh doanh, môi trường của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đứng tốp đầu trong các nước ASEAN. Tổng giá trị doanh thu hàng năm của ngành vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép ước đạt gần 47 tỷ USD (chiếm khoảng 11 % GDP quốc gia). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố bất lợi trong và ngoài nước cùng với việc thị trường bất động sản chưa phục hồi dẫn đến sản xuất xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng suy giảm; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, nhiều người lao động mất việc làm tác động đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tại Yên Bái, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu của tỉnh là sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch xây nung, gạch xây, ngói không nung, cát, sỏi xây dựng...Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng sản xuất xi măng và clinker ước đạt 1,16 triệu tấn; tiêu thụ nội địa đạt 0,86 triệu tấn. Sản lượng sản xuất gạch đất sét nung đạt 35,0 triệu viên; tiệu thụ nội địa là 33,0 triệu viên; sản lượng sản xuất gạch không nung đạt 45,0 triệu viên; tiêu thụ nội địa là 43,0 triệu viên; sản lượng thép sản xuất ước đạt 5.002,0 tấn, tiêu thụ ước đạt 4.918,0 tấn...đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh.
Thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các tỉnh, thành phố; các các hiệp hội, doanh nghiệp tập trung đánh giá, phân tích kỹ lưỡng tình hình sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng thời gian qua; làm rõ nguyên nhân tình hình tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng từ năm 2023 đến nay lại sụt giảm lớn. Theo đó khó khăn của ngành này do giá đầu vào sản xuất tăng, nguyên liệu sản xuất khan hiếm và chịu sức ép về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phải đầu tư xử lý khí thải, giảm thiểu CO2 làm tăng chi phí sản xuất, trong khi chính sách hỗ trợ chưa có cộng với sức tiêu thụ trong nước, cũng như xuất khẩu suy giảm... Trên cơ sở đó, các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ như: Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhà ở; tăng cường sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi măng trong xây dựng đường bộ; có cơ chế, chính sách phù hợp về thuế, phí; ưu đãi về tài chính; chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho doanh nghiệp xi măng, ưu tiên doanh nghiệp xi măng được vay vốn lưu động…
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phát triển ngành xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng phải bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy hiệu quả thực tiễn làm thước đo; Phát triển ngành vật liệu xây dựng phải đảm bảo hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, tăng cường xuất khẩu; tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên; sử dụng tối đa các chất thải, phế thải của các ngành cho quá trình sản xuất; hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường; phát huy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng; phân bổ mạng lưới cơ sở sản xuất trên toàn quốc phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội của từng vùng miền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội rà soát lại cơ chế, chính sách về phát triển ngành xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng; chủ động sáng tạo, phản ứng nhanh với tình hình. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn, các công trình quốc phòng, an ninh; tăng cường triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp và các chương trình, dự án xây dựng nhà ở khác.
Tăng tỷ lệ lựa chọn phương án sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt; giảm nhập khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
Đối với doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tái cấu trúc về tổ chức, quản trị, tài chính, nguyên liệu đầu vào; đầu tư nâng cấp, cải tạo chiều sâu đối với công nghệ, thiết bị của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hiện có. Các doanh nghiệp cần đầu tư sử dụng rác thải để thay thế nhiên liệu đốt, sử dụng phế thải công nghiệp để thay thế nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên; tăng cường tiêu thụ vật liệu xây dựng trong nước thông qua triển khai tại các dự án lớn, dự án đầu tư công, công trình xây dựng thủy lợi, phòng, chống thiên tai...
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương, các doanh nghiệp xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung triển khai các các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xử lý, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.