Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ, chính quyền huyện Văn Chấn luôn quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế… giúp người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo bền vững.
Các đồng chí lãnh đạo huyện thăm hỏi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số thôn Khe Nhao, xã Nghĩa Tâm.
Những ngày cuối tháng 6, chúng tôi đến Bình Thuận, một xã vùng ngoài của huyện với 11 dân tộc chung sống. Những tuyến đường liên thôn, xã bê tông hóa rộng rãi sạch đẹp, thấp thoáng bên nương chè, đồi cam là những ngôi nhà xây với kiến trúc khá hiện đại không kém gì thành phố.
Ông Nguyễn Đức Quý – Chủ tịch UBND xã cho biết: "Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện trong việc hỗ trợ về hạ tầng kinh tế và cây, con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT)… đã giúp kinh tế của Bình Thuận thực sự bứt phá trong 5 năm trở lại đây. Sản lượng thóc đạt gần 8.000 tấn/năm, đủ cung ứng lương thực cho 1.485 hộ, thu nhập bình quân đầu người từ 16 triệu đồng năm 2015 đến nay đạt gần 30 triệu đồng/người/năm. Bà con DTTS nơi đây dần thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn đứng ra vay vốn, tham gia các mô hình phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo…”.
Văn Chấn là huyện có 24 xã, thị trấn, trong đó 14 xã ĐBKK và 21 thôn, bản khu vực 2 với 18 dân tộc chính sinh sống. Nhiệm kỳ qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện luôn quán triệt, nhận thức rõ tầm quan trọng trong công tác dân tộc.
Điểm nổi bật là sự quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các xã, thôn, bản ĐBKK thuộc Chương trình 135. Từ năm 2015 đến nay, tổng kinh phí đầu tư trên địa bàn đạt trên 138 tỷ đồng; trong đó, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu 134 tỷ đồng; duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư trên 4,2 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn trên, đã đầu tư xây dựng 118 công trình giao thông, 27 công trình thủy lợi, 2 công trình điện, 11 nhà sinh hoạt cộng đồng… Để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo vùng ĐBKK, vùng DTTS, huyện đã hỗ trợ cho trên 7.200 hộ với kinh phí trên 18,3 tỷ đồng.
Trong đó, hỗ trợ 921 con trâu, bò sinh sản; 561 con lợn nái; 15.000 con gà; 50.581 kg giống cây lương thực; trên 3.000 tấn phân bón các loại; 329 thiết bị máy móc, nông cụ; 88 chuồng trại chăn nuôi… Các chương trình hỗ trợ đã giúp trên 3.000 hộ DTTS thoát nghèo bền vững. Điển hình như: hộ ông Vàng A Hành, dân tộc Mông, thôn Khe Cảnh, xã An Lương; ông Hoàng Văn Khẹ, dân tộc Giáy, thôn Nà Kèn, xã Gia Hội…
Bên cạnh đó, con em vùng đồng bào DTTS đi học ở các trường nội trú, bán trú đều được hỗ trợ kinh phí học tập. 5 năm qua, toàn huyện có 10.500 học sinh được hỗ trợ kinh phí với số tiền trên 70 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền nhà ở trên 42 tỷ đồng. Công tác khám, chữa bệnh cho người DTTS cũng được đặc biệt quan tâm chú trọng, hàng năm có trên 100.000 lượt người được cấp thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí thực hiện trên 70 tỷ đồng/năm.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí khám chữa bệnh. Bà Phạm Thị Tuyết – Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: "Những năm gần đây, huyện đã triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với đặc thù kinh tế của từng địa phương như: phát triển cây quế cho đồng bào dân tộc Mông, Dao, tại các xã Nậm Mười, An Lương, Nậm Lành, Minh An, Suối Giàng…; cây dâu tằm tại các xã Sơn Lương, Sơn Thịnh, Chấn Thịnh…; cây chè đặc sản tại Suối Giàng, Sùng Đô…; trên 70% hộ DTTS phát triển kinh tế đã gắn với vùng sản xuất hàng hóa, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân”.
Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Văn Chấn ngày càng nâng lên. Đến nay, 100% trụ sở làm việc của các xã được xây dựng kiên cố; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm và 95% xe cơ giới đến trung tâm các thôn, bản; 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 70% hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh môi trường; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS được giữ vững.
Giai đoạn 2020 – 2025, huyện tiếp tục ưu tiên nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao thu nhập cho vùng DTTS, 10 xã ĐBKK đạt chuẩn nông thôn mới…, góp phần giảm dần khoảng cách thu nhập giữa các vùng, tạo đà cho kinh tế - xã hội của vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS phát triển.
939 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ, chính quyền huyện Văn Chấn luôn quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế… giúp người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo bền vững.Những ngày cuối tháng 6, chúng tôi đến Bình Thuận, một xã vùng ngoài của huyện với 11 dân tộc chung sống. Những tuyến đường liên thôn, xã bê tông hóa rộng rãi sạch đẹp, thấp thoáng bên nương chè, đồi cam là những ngôi nhà xây với kiến trúc khá hiện đại không kém gì thành phố.
Ông Nguyễn Đức Quý – Chủ tịch UBND xã cho biết: "Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện trong việc hỗ trợ về hạ tầng kinh tế và cây, con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT)… đã giúp kinh tế của Bình Thuận thực sự bứt phá trong 5 năm trở lại đây. Sản lượng thóc đạt gần 8.000 tấn/năm, đủ cung ứng lương thực cho 1.485 hộ, thu nhập bình quân đầu người từ 16 triệu đồng năm 2015 đến nay đạt gần 30 triệu đồng/người/năm. Bà con DTTS nơi đây dần thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn đứng ra vay vốn, tham gia các mô hình phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo…”.
Văn Chấn là huyện có 24 xã, thị trấn, trong đó 14 xã ĐBKK và 21 thôn, bản khu vực 2 với 18 dân tộc chính sinh sống. Nhiệm kỳ qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện luôn quán triệt, nhận thức rõ tầm quan trọng trong công tác dân tộc.
Điểm nổi bật là sự quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các xã, thôn, bản ĐBKK thuộc Chương trình 135. Từ năm 2015 đến nay, tổng kinh phí đầu tư trên địa bàn đạt trên 138 tỷ đồng; trong đó, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu 134 tỷ đồng; duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư trên 4,2 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn trên, đã đầu tư xây dựng 118 công trình giao thông, 27 công trình thủy lợi, 2 công trình điện, 11 nhà sinh hoạt cộng đồng… Để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo vùng ĐBKK, vùng DTTS, huyện đã hỗ trợ cho trên 7.200 hộ với kinh phí trên 18,3 tỷ đồng.
Trong đó, hỗ trợ 921 con trâu, bò sinh sản; 561 con lợn nái; 15.000 con gà; 50.581 kg giống cây lương thực; trên 3.000 tấn phân bón các loại; 329 thiết bị máy móc, nông cụ; 88 chuồng trại chăn nuôi… Các chương trình hỗ trợ đã giúp trên 3.000 hộ DTTS thoát nghèo bền vững. Điển hình như: hộ ông Vàng A Hành, dân tộc Mông, thôn Khe Cảnh, xã An Lương; ông Hoàng Văn Khẹ, dân tộc Giáy, thôn Nà Kèn, xã Gia Hội…
Bên cạnh đó, con em vùng đồng bào DTTS đi học ở các trường nội trú, bán trú đều được hỗ trợ kinh phí học tập. 5 năm qua, toàn huyện có 10.500 học sinh được hỗ trợ kinh phí với số tiền trên 70 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền nhà ở trên 42 tỷ đồng. Công tác khám, chữa bệnh cho người DTTS cũng được đặc biệt quan tâm chú trọng, hàng năm có trên 100.000 lượt người được cấp thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí thực hiện trên 70 tỷ đồng/năm.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí khám chữa bệnh. Bà Phạm Thị Tuyết – Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: "Những năm gần đây, huyện đã triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với đặc thù kinh tế của từng địa phương như: phát triển cây quế cho đồng bào dân tộc Mông, Dao, tại các xã Nậm Mười, An Lương, Nậm Lành, Minh An, Suối Giàng…; cây dâu tằm tại các xã Sơn Lương, Sơn Thịnh, Chấn Thịnh…; cây chè đặc sản tại Suối Giàng, Sùng Đô…; trên 70% hộ DTTS phát triển kinh tế đã gắn với vùng sản xuất hàng hóa, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân”.
Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Văn Chấn ngày càng nâng lên. Đến nay, 100% trụ sở làm việc của các xã được xây dựng kiên cố; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm và 95% xe cơ giới đến trung tâm các thôn, bản; 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 70% hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh môi trường; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS được giữ vững.
Giai đoạn 2020 – 2025, huyện tiếp tục ưu tiên nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao thu nhập cho vùng DTTS, 10 xã ĐBKK đạt chuẩn nông thôn mới…, góp phần giảm dần khoảng cách thu nhập giữa các vùng, tạo đà cho kinh tế - xã hội của vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS phát triển.
Các bài khác
- Tập huấn triển khai ý tưởng kinh doanh cho đoàn viên, thanh niên (06/07/2020)
- Lục Yên hỗ trợ trên 4.800 gà giống cho hộ nghèo ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (05/07/2020)
- Nhiều kết quả đạt được của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Yên Bái (04/07/2020)
- Văn Chấn: Tổng kết các Đề án giáo dục, giai đoạn 2016-2020 (03/07/2020)
- Văn Yên nỗ lực đấu tranh đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma tuý (02/07/2020)
- Hiệu quả của Bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Trạm Tấu (01/07/2020)
- Yên Bái: Hơn 300 công nhân khu công nghiệp của tỉnh Yên Bái được phổ biến, đối thoại chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN (29/06/2020)
- Hội nghị Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ 4, khóa V (28/06/2020)
- Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh đoàn lần thứ 8, khóa XIV (mở rộng) (28/06/2020)
- Tỉnh đoàn Yên Bái lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên, trí thức trẻ vào Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 (27/06/2020)
Xem thêm »