CTTĐT - Mù Cang Chải là địa phương có hệ thống di sản văn hóa khá phong phú với nhiều loại hình, bản sắc văn hóa truyền thống riêng của đồng bào dân tộc Mông. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, tiềm năng, lợi thế để phát triển văn hóa và du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch, đóng góp vào công tác giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống đó, thời gian qua, huyện đã và đang khai thác lợi thế này để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về đường lối văn hóa soi đường cho quốc dân đi, từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, ngay sau khi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI được ban hành, trên điều kiện thực tế là địa bàn có gần 90% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, với bản sắc văn hóa đặc sắc và phong phú: từ trang phục truyền thống, lễ hội, nhạc cụ, đến phong tục tập quán và nghệ thuật dân gian, ngôn ngữ, chữ viết… tất cả đều phản ánh một nền văn hóa lâu đời, đầy sắc màu và giá trị nhân văn sâu sắc. Do đó, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quan điểm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong đó, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: Xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “Bản sắc, an toàn, thân thiện”, đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Để cụ thể hóa các nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên, văn hóa và con người Mù Cang Chải để phục vụ phát triển du lịch; gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, duy trì, bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo xây dựng và triển khai nhiều chương trình, đề án quan trọng như: Đề xây dựng quy hoạch vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; Đề án phát triển thương mại, dịch vụ; Đề án quản lý, bảo vệ rừng bền vững; Đề án hoàn thiện hệ thống nhà văn hóa, sân chơi, bãi tập ở cơ sở trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2015 - 2020; Đề án xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025…
Màn đồng diễn múa khèn Mông, múa khăn theo cặp nam nữ của học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS trên địa bàn huyện Mù Cang Chải
Bên cạnh đó, Mù Cang Chải còn được biết đến là một địa phương có tới 03 Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đó là “Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải”, “Nghệ thuật trình diễn Khèn Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”; 01 Di tích Lịch sử cấp quốc gia nơi thành lập đội du kích Khau Phạ. Ngoài ra còn có 39 di sản vật thể và 142 văn hóa phi vật thể đã được lập danh mục kiểm kê. Huyện đã đẩy mạnh tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh và của địa phương như: Hoạt động mừng Đảng, mừng xuân; du lịch “Mùa nước đổ”; Tết độc lập (02/9); du lịch “Mùa Vàng” khám phá Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang; lễ hội “Mừng cơm mới”, lễ hội “Giã bánh Giầy”, lễ hội “hoa Tớ Dầy”, lễ hội “hoa Sơn Tra”… Thông qua các lễ hội đã góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh miền đất và con người Mù Cang Chải.
Mù Cang Chải tổ chức ra mắt nhiều sản phẩm thu hút khách du lịch
Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền chương trình liên kết, hợp tác phát triển vùng giữa 05 huyện gồm: huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) với huyện Bắc Yên, Mường La (tỉnh Sơn La). Ngày 23/12/2023, tại huyện Mù Cang Chải đã tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện ký kết chương trình liên kết, hợp tác trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa giữa 5 huyện. Tháng 01/2024, Ban Thường vụ Huyện ủy Mù Cang Chải cùng với Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa tổ chức hội nghị tại huyện để triển khai chương trình ký kết, liên kết, hợp tác phát triển với 05 nội dung chú trọng công tác bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hóa; phát triển du lịch và mở rộng liên kết các tour du lịch, sản phẩm du lịch; tăng cường hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên của ngành du lịch, dịch vụ; xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử…
Đặc biệt, năm 2023, du lịch Mù Cang Chải đầy khởi sắc, huyện đã tổ chức ra mắt 22/18 sản phẩm du lịch, hỗ trợ du lịch mới, góp phần thu hút trên 365.000 lượt khách du lịch (trong đó có trên 3.000 lượt khách du lịch là người nước ngoài, chủ yếu người Pháp, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc), đem lại doanh thu từ du lịch đạt gần 360 tỷ đồng. Việc hợp tác, liên kết vùng với cùng chung quan điểm lấy tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương làm “điểm tựa” để thúc đẩy phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Đây không chỉ là cơ hội, thúc đẩy phát triển du lịch đầy tiềm năng, mà còn là hoạt động thông tin đối ngoại để quảng bá, giới thiệu về đất và con người tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải với bạn bè trong nước và quốc tế.
Với những kết quả đạt được, đây là tiền đề quan trọng để Mù Cang Chải tiếp tục lan toả, chia sẻ thông tin tích cực, hình ảnh đẹp về miền đất và con người Yên Bái nói chung, huyện Mù Cang Chải nói riêng, góp phần xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “bản sắc, an toàn, thân thiện.
Để tiếp tục bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc Mông, cũng như phát triển du lịch bền vững, trong thời gian tới, đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy cho biết: Đảng bộ huyện tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện xây dựng, phát triển văn hoá, con người gắn với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; Tổ chức các chương trình giáo dục, hội thảo và hoạt động truyền truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả sáng tạo của mình, vừa là trách nhiệm trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt, cần khuyến khích thế hệ trẻ tham gia vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Triển khai lồng ghép giáo dục văn hóa dân tộc vào các chương trình học chính thức tại trường học, từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông, để học sinh hiểu và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống từ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch như nhà nghỉ homestay, nhà hàng, và các điểm tham quan; đảm bảo các dịch vụ này phù hợp với văn hóa và môi trường địa phương, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và đời sống của người dân. Khuyến khích và hỗ trợ người dân phát triển các sản phẩm du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ, trang phục truyền thống, ẩm thực địa phương, các tour du lịch trải nghiệm. Đặc biệt, chú trọng đến chất lượng và tính độc đáo của các sản phẩm, tạo sức hút đối với du khách; Cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nghệ nhân và thợ thủ công để họ có thể tiếp tục sản xuất và duy trì các sản phẩm văn hóa truyền thống; Tăng cường quảng bá văn hóa dân tộc Mông thông qua các phương tiện truyền thông, sự kiện văn hóa và triển lãm du lịch; Đẩy mạnh các chiến dịch marketing để thu hút du khách trong và ngoài nước; Xây dựng các tour du lịch liên kết với các vùng lân cận để tạo nên những hành trình phong phú và đa dạng, giúp du khách có nhiều trải nghiệm hơn.
Việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo mà còn là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển dịch vụ du lịch dựa trên nền tảng văn hóa không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc Mông phát triển bền vững.
1388 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mù Cang Chải là địa phương có hệ thống di sản văn hóa khá phong phú với nhiều loại hình, bản sắc văn hóa truyền thống riêng của đồng bào dân tộc Mông. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, tiềm năng, lợi thế để phát triển văn hóa và du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch, đóng góp vào công tác giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống đó, thời gian qua, huyện đã và đang khai thác lợi thế này để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về đường lối văn hóa soi đường cho quốc dân đi, từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, ngay sau khi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI được ban hành, trên điều kiện thực tế là địa bàn có gần 90% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, với bản sắc văn hóa đặc sắc và phong phú: từ trang phục truyền thống, lễ hội, nhạc cụ, đến phong tục tập quán và nghệ thuật dân gian, ngôn ngữ, chữ viết… tất cả đều phản ánh một nền văn hóa lâu đời, đầy sắc màu và giá trị nhân văn sâu sắc. Do đó, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quan điểm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong đó, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: Xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “Bản sắc, an toàn, thân thiện”, đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Để cụ thể hóa các nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên, văn hóa và con người Mù Cang Chải để phục vụ phát triển du lịch; gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, duy trì, bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo xây dựng và triển khai nhiều chương trình, đề án quan trọng như: Đề xây dựng quy hoạch vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; Đề án phát triển thương mại, dịch vụ; Đề án quản lý, bảo vệ rừng bền vững; Đề án hoàn thiện hệ thống nhà văn hóa, sân chơi, bãi tập ở cơ sở trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2015 - 2020; Đề án xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025…
Màn đồng diễn múa khèn Mông, múa khăn theo cặp nam nữ của học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS trên địa bàn huyện Mù Cang Chải
Bên cạnh đó, Mù Cang Chải còn được biết đến là một địa phương có tới 03 Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đó là “Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải”, “Nghệ thuật trình diễn Khèn Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”; 01 Di tích Lịch sử cấp quốc gia nơi thành lập đội du kích Khau Phạ. Ngoài ra còn có 39 di sản vật thể và 142 văn hóa phi vật thể đã được lập danh mục kiểm kê. Huyện đã đẩy mạnh tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh và của địa phương như: Hoạt động mừng Đảng, mừng xuân; du lịch “Mùa nước đổ”; Tết độc lập (02/9); du lịch “Mùa Vàng” khám phá Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang; lễ hội “Mừng cơm mới”, lễ hội “Giã bánh Giầy”, lễ hội “hoa Tớ Dầy”, lễ hội “hoa Sơn Tra”… Thông qua các lễ hội đã góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh miền đất và con người Mù Cang Chải.
Mù Cang Chải tổ chức ra mắt nhiều sản phẩm thu hút khách du lịch
Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền chương trình liên kết, hợp tác phát triển vùng giữa 05 huyện gồm: huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) với huyện Bắc Yên, Mường La (tỉnh Sơn La). Ngày 23/12/2023, tại huyện Mù Cang Chải đã tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện ký kết chương trình liên kết, hợp tác trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa giữa 5 huyện. Tháng 01/2024, Ban Thường vụ Huyện ủy Mù Cang Chải cùng với Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa tổ chức hội nghị tại huyện để triển khai chương trình ký kết, liên kết, hợp tác phát triển với 05 nội dung chú trọng công tác bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hóa; phát triển du lịch và mở rộng liên kết các tour du lịch, sản phẩm du lịch; tăng cường hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên của ngành du lịch, dịch vụ; xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử…
Đặc biệt, năm 2023, du lịch Mù Cang Chải đầy khởi sắc, huyện đã tổ chức ra mắt 22/18 sản phẩm du lịch, hỗ trợ du lịch mới, góp phần thu hút trên 365.000 lượt khách du lịch (trong đó có trên 3.000 lượt khách du lịch là người nước ngoài, chủ yếu người Pháp, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc), đem lại doanh thu từ du lịch đạt gần 360 tỷ đồng. Việc hợp tác, liên kết vùng với cùng chung quan điểm lấy tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương làm “điểm tựa” để thúc đẩy phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Đây không chỉ là cơ hội, thúc đẩy phát triển du lịch đầy tiềm năng, mà còn là hoạt động thông tin đối ngoại để quảng bá, giới thiệu về đất và con người tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải với bạn bè trong nước và quốc tế.
Với những kết quả đạt được, đây là tiền đề quan trọng để Mù Cang Chải tiếp tục lan toả, chia sẻ thông tin tích cực, hình ảnh đẹp về miền đất và con người Yên Bái nói chung, huyện Mù Cang Chải nói riêng, góp phần xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “bản sắc, an toàn, thân thiện.
Để tiếp tục bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc Mông, cũng như phát triển du lịch bền vững, trong thời gian tới, đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy cho biết: Đảng bộ huyện tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện xây dựng, phát triển văn hoá, con người gắn với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; Tổ chức các chương trình giáo dục, hội thảo và hoạt động truyền truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả sáng tạo của mình, vừa là trách nhiệm trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt, cần khuyến khích thế hệ trẻ tham gia vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Triển khai lồng ghép giáo dục văn hóa dân tộc vào các chương trình học chính thức tại trường học, từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông, để học sinh hiểu và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống từ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch như nhà nghỉ homestay, nhà hàng, và các điểm tham quan; đảm bảo các dịch vụ này phù hợp với văn hóa và môi trường địa phương, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và đời sống của người dân. Khuyến khích và hỗ trợ người dân phát triển các sản phẩm du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ, trang phục truyền thống, ẩm thực địa phương, các tour du lịch trải nghiệm. Đặc biệt, chú trọng đến chất lượng và tính độc đáo của các sản phẩm, tạo sức hút đối với du khách; Cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nghệ nhân và thợ thủ công để họ có thể tiếp tục sản xuất và duy trì các sản phẩm văn hóa truyền thống; Tăng cường quảng bá văn hóa dân tộc Mông thông qua các phương tiện truyền thông, sự kiện văn hóa và triển lãm du lịch; Đẩy mạnh các chiến dịch marketing để thu hút du khách trong và ngoài nước; Xây dựng các tour du lịch liên kết với các vùng lân cận để tạo nên những hành trình phong phú và đa dạng, giúp du khách có nhiều trải nghiệm hơn.
Việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo mà còn là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển dịch vụ du lịch dựa trên nền tảng văn hóa không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc Mông phát triển bền vững.