CTTĐT - Tham gia thảo luận tại tổ vào chiều 18/6, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã thảo luận nhiều ý kiến hoàn thiện các dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Luật Dược nhằm góp phần bảo vệ, phát huy giá trị di sản và đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy chủ trì phiên thảo luận tại tổ chiều 18/6.
Tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh bày tỏ thống nhất về sự cần thiết cũng như các quan điểm, các nội dung cơ bản của dự án luật và thống nhất với các ý kiến thẩm tra. Tuy nhiên, đại biểu tham gia một số nội dung cụ thể sau: "Tại điều 3 quy định về giải thích từ ngữ, tôi đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm một số từ ngữ nhưng chưa được giải thích rõ. Thứ hai, quy định về sở hữu di sản văn hóa tại điều 4, trong đó tại Khoản 2 và Khoản 3 đều có quy định về sở hữu toàn dân và không tách bạch về sở hữu toàn dân và sở hữu riêng. Cụ thể tại Khoản 3 quy định các di sản văn hóa trong lòng đất thì đều sở hữu toàn dân, trong khi đó tại khoản 2 thì định nghĩa di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân bao gồm hiện vật thuộc bảo tàng công lập, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vật quốc gia và di sản tư liệu của các cơ quan tổ chức, đơn vị công lập, cổ vật và bảo vật quốc gia không thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng… đều chưa thống nhất và chưa đầy đủ".
Đại biểu đề nghị có thể nghiên cứu lại Khoản 2 và Khoản 3 thành 3 khoản: Quy định về sở hữu toàn dân về di sản, quy định về sử hữu chung, quy định về sở hữu riêng để sung vào dự án Luật này. Nội dung 3 liên quan đến bổ sung di sản văn hóa phi vật thể, danh mục di sản văn hóa phi vật thể quy định tại Điều 10, Khoản 1 điều này quy định thống kê di sản văn hóa phi vật thể được tiến hành hàng năm thì đề nghị bỏ quy định hàng năm; nếu như có thể phát hiện thêm, bổ sung thêm thì có thể cập nhật thêm để phù hợp hơn.
Đại biểu đánh giá cao Chính phủ trong Dự thảo Luật lần này có bổ sung thêm quy định về khu vực bảo vệ 1, khu vực bảo vệ 2 đối với di tích cần nghiên cứu kỹ hơn các tiêu chí. Đồng thời, đại biểu đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể biên tập lại quy định tại Điều 28 và Điều 29: "Tôi nhận thấy quy định tại Điều 28 có những nội dung chưa phù hợp và thực sự khả thi. Tại Khoản 2 điều này quy định về các trường hợp có khả năng tác động tiêu cực đến di tích, cảnh quan của di tích còn khá chung chung, khó xác định tính chuyên môn và chức năng quản lý của nhiều ngành, trong khi đó lại giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh chịu trách nhiệm xác định các trường hợp triển khai dự án có khả năng tác động đến di tích".
Điểm thứ 3, tại Khoản 4, 5 quy định UBND cấp tỉnh, huyện hoặc cơ quan chủ trì thẩm định cấp phép đầu tự dự án phải gửi hồ sơ về cơ quan Trung ương để xem xét chấp nhận thì phát sinh thêm thủ tục hành chính; đại biểu cho rằng cần quy định rõ như thế nào là bị ảnh hưởng, tiêu chí thế nào và các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có thể cấp phép; đề nghị nghiên cứu rà soát, biên tập lại nội dung này để bảo đảm tính khả thi và không làm khó các địa phương khi xây dựng các công trình ngoài phạm vi bảo vệ của di tích.
Về nội dung về người đại diện bảo vệ di tích tại Điều 31, đại biểu đề nghị giao trách nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích cho đại diện hoặc tổ chức được giao quản lý, bảo vệ đối với di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, di sản thế giới .. nằm trên địa bàn từ 2 địa phương trở lên thì tỉnh nào sẽ đại diện chủ thể quản lý quản lý di sản này, cần xác định rõ.
Đại biểu cũng đề nghị cần làm rõ nội hàm của quy hoạch tu bổ phục hồi di tích và nhất là trường hợp quy hoạch có hoạt động xây dựng và không có hoạt động xây dựng… để tránh mất thời gian lập quy hoạch và phát sinh thêm thủ tục, bổ sung thêm nguồn lực.
"Về quy định bảo tàng tại Chương 5, tôi đề nghị bổ sung thêm các quy định về bảo tàng ngoài công lập, nhất là các quy định về quản lý đất đai; quy định về thu phí và sử dụng nguồn phí cho hoạt động của bảo tàng ngoài công lập; đảm bảo các quyền lợi và các chế độ ưu đãi khác cho người tham gia làm việc tại bảo tàng ngoài công lập để tạo điều kiện cho bảo tàng ngoài công lập hoạt động. Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về Quỹ bảo tồn di sản văn hóa dù có nhiều quỹ ngoài công lập nhưng hoạt động không hiệu quả nên đề nghị cơ quan soạn thảo cần báo cáo làm rõ thêm về hoạt động của quỹ để làm cơ sở cho các đại biểu Quốc hội nghiên cứu xem xét cho ý kiến", đại biểu Duy đề nghị.
Đại biểu Khang Thị Mào phát biểu thảo luận tại tổ
Tham gia thảo luận tại tổ về Luật Dược, đại biểu Khang Thị Mào tán thành cao sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý thuốc, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về dược. Đại biểu đề nghị tại điểm b, Khoản 2 Điều 1 quy định sửa đổi, bổ sung khoản 5, Điều 2, Luật Dược; đề nghị bổ sung thêm cụm từ "dạng bán thành phẩm” sau cụm từ "bao gồm cả vị thuốc cổ truyền” tại khoản 5.
Đại biểu cho rằng vị thuốc cổ truyền đã được sửa đổi, bổ sung tại Điểm d, Khoản 2, Điều 1 về sửa đổi, bổ sung khoản 9. Khoản 9 quy định "Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận của y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian làm thay đổi về chất, lượng và bản chất của dược liệu để sản xuất thuốc hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.” Do vậy, vị thuốc cổ truyền theo điểm này được dùng để sản xuất thuốc sẽ là dạng bán thành phẩm hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, thì lúc này vị thuốc cổ truyền sẽ không còn là nguyên liệu làm thuốc nữa mà sẽ là thuốc.
Trên thực tế một số mặt hàng rất khó khăn trong việc phân định là dược liệu hay vị thuốc cổ truyền, từ đó dẫn đến cách hiểu và áp dụng chính sách quản lý khác nhau cho từng đối tượng. Ví dụ, nếu phân loại một mặt hàng là dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền để sản xuất thuốc (bán thành phẩm) thì không bắt buộc phải đăng ký lưu hành, tuy nhiên nếu phân loại là vị thuốc cổ truyền dùng để phòng bệnh, chữa bệnh thì phải đăng ký lưu hành.
Đại biểu đề nghị sửa đổi bổ sung thêm các điều, khoản của Luật Dược 2016 vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược lần này và bổ sung quy định về chế tài theo hướng cụ thể hơn trong quản lý các sàn giao dịch điện tử về thuốc; quy định về thuốc dược liệu mang thương hiệu quốc gia; thuốc cổ truyền mang thương hiệu quốc gia; công tác quản lý bán thuốc theo đơn; công khai, minh bạch việc đấu thầu thuốc, giá bán thuốc… nhằm đảm bảo phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Đấu thầu.
1209 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tham gia thảo luận tại tổ vào chiều 18/6, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã thảo luận nhiều ý kiến hoàn thiện các dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Luật Dược nhằm góp phần bảo vệ, phát huy giá trị di sản và đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.Tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh bày tỏ thống nhất về sự cần thiết cũng như các quan điểm, các nội dung cơ bản của dự án luật và thống nhất với các ý kiến thẩm tra. Tuy nhiên, đại biểu tham gia một số nội dung cụ thể sau: "Tại điều 3 quy định về giải thích từ ngữ, tôi đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm một số từ ngữ nhưng chưa được giải thích rõ. Thứ hai, quy định về sở hữu di sản văn hóa tại điều 4, trong đó tại Khoản 2 và Khoản 3 đều có quy định về sở hữu toàn dân và không tách bạch về sở hữu toàn dân và sở hữu riêng. Cụ thể tại Khoản 3 quy định các di sản văn hóa trong lòng đất thì đều sở hữu toàn dân, trong khi đó tại khoản 2 thì định nghĩa di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân bao gồm hiện vật thuộc bảo tàng công lập, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vật quốc gia và di sản tư liệu của các cơ quan tổ chức, đơn vị công lập, cổ vật và bảo vật quốc gia không thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng… đều chưa thống nhất và chưa đầy đủ".
Đại biểu đề nghị có thể nghiên cứu lại Khoản 2 và Khoản 3 thành 3 khoản: Quy định về sở hữu toàn dân về di sản, quy định về sử hữu chung, quy định về sở hữu riêng để sung vào dự án Luật này. Nội dung 3 liên quan đến bổ sung di sản văn hóa phi vật thể, danh mục di sản văn hóa phi vật thể quy định tại Điều 10, Khoản 1 điều này quy định thống kê di sản văn hóa phi vật thể được tiến hành hàng năm thì đề nghị bỏ quy định hàng năm; nếu như có thể phát hiện thêm, bổ sung thêm thì có thể cập nhật thêm để phù hợp hơn.
Đại biểu đánh giá cao Chính phủ trong Dự thảo Luật lần này có bổ sung thêm quy định về khu vực bảo vệ 1, khu vực bảo vệ 2 đối với di tích cần nghiên cứu kỹ hơn các tiêu chí. Đồng thời, đại biểu đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể biên tập lại quy định tại Điều 28 và Điều 29: "Tôi nhận thấy quy định tại Điều 28 có những nội dung chưa phù hợp và thực sự khả thi. Tại Khoản 2 điều này quy định về các trường hợp có khả năng tác động tiêu cực đến di tích, cảnh quan của di tích còn khá chung chung, khó xác định tính chuyên môn và chức năng quản lý của nhiều ngành, trong khi đó lại giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh chịu trách nhiệm xác định các trường hợp triển khai dự án có khả năng tác động đến di tích".
Điểm thứ 3, tại Khoản 4, 5 quy định UBND cấp tỉnh, huyện hoặc cơ quan chủ trì thẩm định cấp phép đầu tự dự án phải gửi hồ sơ về cơ quan Trung ương để xem xét chấp nhận thì phát sinh thêm thủ tục hành chính; đại biểu cho rằng cần quy định rõ như thế nào là bị ảnh hưởng, tiêu chí thế nào và các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có thể cấp phép; đề nghị nghiên cứu rà soát, biên tập lại nội dung này để bảo đảm tính khả thi và không làm khó các địa phương khi xây dựng các công trình ngoài phạm vi bảo vệ của di tích.
Về nội dung về người đại diện bảo vệ di tích tại Điều 31, đại biểu đề nghị giao trách nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích cho đại diện hoặc tổ chức được giao quản lý, bảo vệ đối với di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, di sản thế giới .. nằm trên địa bàn từ 2 địa phương trở lên thì tỉnh nào sẽ đại diện chủ thể quản lý quản lý di sản này, cần xác định rõ.
Đại biểu cũng đề nghị cần làm rõ nội hàm của quy hoạch tu bổ phục hồi di tích và nhất là trường hợp quy hoạch có hoạt động xây dựng và không có hoạt động xây dựng… để tránh mất thời gian lập quy hoạch và phát sinh thêm thủ tục, bổ sung thêm nguồn lực.
"Về quy định bảo tàng tại Chương 5, tôi đề nghị bổ sung thêm các quy định về bảo tàng ngoài công lập, nhất là các quy định về quản lý đất đai; quy định về thu phí và sử dụng nguồn phí cho hoạt động của bảo tàng ngoài công lập; đảm bảo các quyền lợi và các chế độ ưu đãi khác cho người tham gia làm việc tại bảo tàng ngoài công lập để tạo điều kiện cho bảo tàng ngoài công lập hoạt động. Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về Quỹ bảo tồn di sản văn hóa dù có nhiều quỹ ngoài công lập nhưng hoạt động không hiệu quả nên đề nghị cơ quan soạn thảo cần báo cáo làm rõ thêm về hoạt động của quỹ để làm cơ sở cho các đại biểu Quốc hội nghiên cứu xem xét cho ý kiến", đại biểu Duy đề nghị.
Đại biểu Khang Thị Mào phát biểu thảo luận tại tổ
Tham gia thảo luận tại tổ về Luật Dược, đại biểu Khang Thị Mào tán thành cao sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý thuốc, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về dược. Đại biểu đề nghị tại điểm b, Khoản 2 Điều 1 quy định sửa đổi, bổ sung khoản 5, Điều 2, Luật Dược; đề nghị bổ sung thêm cụm từ "dạng bán thành phẩm” sau cụm từ "bao gồm cả vị thuốc cổ truyền” tại khoản 5.
Đại biểu cho rằng vị thuốc cổ truyền đã được sửa đổi, bổ sung tại Điểm d, Khoản 2, Điều 1 về sửa đổi, bổ sung khoản 9. Khoản 9 quy định "Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận của y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian làm thay đổi về chất, lượng và bản chất của dược liệu để sản xuất thuốc hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.” Do vậy, vị thuốc cổ truyền theo điểm này được dùng để sản xuất thuốc sẽ là dạng bán thành phẩm hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, thì lúc này vị thuốc cổ truyền sẽ không còn là nguyên liệu làm thuốc nữa mà sẽ là thuốc.
Trên thực tế một số mặt hàng rất khó khăn trong việc phân định là dược liệu hay vị thuốc cổ truyền, từ đó dẫn đến cách hiểu và áp dụng chính sách quản lý khác nhau cho từng đối tượng. Ví dụ, nếu phân loại một mặt hàng là dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền để sản xuất thuốc (bán thành phẩm) thì không bắt buộc phải đăng ký lưu hành, tuy nhiên nếu phân loại là vị thuốc cổ truyền dùng để phòng bệnh, chữa bệnh thì phải đăng ký lưu hành.
Đại biểu đề nghị sửa đổi bổ sung thêm các điều, khoản của Luật Dược 2016 vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược lần này và bổ sung quy định về chế tài theo hướng cụ thể hơn trong quản lý các sàn giao dịch điện tử về thuốc; quy định về thuốc dược liệu mang thương hiệu quốc gia; thuốc cổ truyền mang thương hiệu quốc gia; công tác quản lý bán thuốc theo đơn; công khai, minh bạch việc đấu thầu thuốc, giá bán thuốc… nhằm đảm bảo phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Đấu thầu.