CTTĐT - Ngày 19/6, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản sắt, đồng, chì kẽm, graphit, than trên địa bàn tỉnh, bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi sản xuất kinh doanh.
Quang cảnh Hội nghị.
Giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chế biến quặng sắt, chì kẽm, than bằng 2,84% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 21 mỏ được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực; có 22 dự án nhà máy chế biến khoáng sản đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chủ trương đầu tư (trong đó có 06 nhà máy chế biến đang hoạt động). Sản lượng khai thác 06 tháng đầu năm ước đạt: quặng sắt thô 467.000 tấn, quặng chì kẽm 11.742 tấn, than nâu 5.511 tấn.
Hoạt động khoáng sản khai thác khoáng sản đã phần nào khai thác được tiềm năng thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, nâng cao được giá trị sản phẩm sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Tạo việc làm thu nhập cho lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt trên 3.325 tỷ đồng bằng 47% kế hoạch, tăng 14,6 % so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chế biến quặng sắt, chì kẽm, than 6 tháng ước đạt 94,5 tỷ đồng bằng 2,84% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo được việc làm cho trên 367 lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều khó khăn của doanh nghiệp đề nghị cần được tháo gỡ
Ý kiến tại hội nghị, các doanh nghiệp nêu khó khăn: trong thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đưa mỏ vào hoạt động khai thác; thuê đất bãi đổ thải mỏ chì kẽm Cao Phạ; khó khăn trong việc thuê hết đất để khai thác mỏ và xây dựng các công trình phụ trợ mỏ quặng sắt phía Bắc Núi 300. Một số doanh nghiệp cho rằng hiện thuế tài nguyên, phí môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với quặng sắt, chì kẽm đang áp dụng tại tỉnh Yên Bái cao hơn các tỉnh khác, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và nộp đủ số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Hiện trữ lượng, hàm lượng quặng thấp, đất đá xen kẹp nhiều dẫn đến khi khai thác, chế biến lượng đất đá, bùn thải nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc bố trí bãi thải, nạo vét hồ chứa bùn thải quặng đuôi; khó khăn trong việc xuất khẩu quặng; khó khăn trong việc vận chuyển khoáng sản về nhà máy chế biến. Các doanh nghiệp cũng đề nghị ngành chức năng kiểm tra, xác định lại hiện trạng sử dụng đất; hỗ trợ làm thủ tục thuê đất; làm lại giấy phép khai thác…
Nhiều ý kiến của doanh nghiệp được gửi tới Hội nghị
Tại Hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương đã trực tiếp giải đáp những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp, có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hoàn thiện các hồ sơ giấy tờ liên quan nhất là đối với doanh nghiệp đang bị dừng khai thác do nợ thuế tài nguyên, nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đẩy nhanh việc thẩm định, ký hợp đồng thuê đất cho doanh nghiệp để sớm đưa mỏ vào hoạt động khai thác; những kiến nghị vượt thẩm quyền giải quyết của các sở, ban ngành, địa phương liên quan, Sở Công Thương đã tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết, hỗ trợ.
Sở Công Thương tỉnh cũng mong muốn các doanh nghiệp thường xuyên nghiên cứu nắm rõ, đầy đủ và tuân thủ các quy định trong các văn bản luật, các quy định trong các nghị định, thông tư, quy chế hiện hành, các quy định đã được thể hiện trong giấy phép khai thác khoáng sản, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư để hoàn thiện các hồ sơ pháp lý trước và trong quá trình hoạt động khoáng sản. Tiếp thu, khắc phục triệt để các tồn tại đã được chỉ ra trong các cuộc thanh tra, kiểm tra, làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước; thường xuyên trao đổi, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để được giải đáp, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng quy định.
1771 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 19/6, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản sắt, đồng, chì kẽm, graphit, than trên địa bàn tỉnh, bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi sản xuất kinh doanh.Giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chế biến quặng sắt, chì kẽm, than bằng 2,84% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 21 mỏ được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực; có 22 dự án nhà máy chế biến khoáng sản đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chủ trương đầu tư (trong đó có 06 nhà máy chế biến đang hoạt động). Sản lượng khai thác 06 tháng đầu năm ước đạt: quặng sắt thô 467.000 tấn, quặng chì kẽm 11.742 tấn, than nâu 5.511 tấn.
Hoạt động khoáng sản khai thác khoáng sản đã phần nào khai thác được tiềm năng thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, nâng cao được giá trị sản phẩm sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Tạo việc làm thu nhập cho lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt trên 3.325 tỷ đồng bằng 47% kế hoạch, tăng 14,6 % so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chế biến quặng sắt, chì kẽm, than 6 tháng ước đạt 94,5 tỷ đồng bằng 2,84% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo được việc làm cho trên 367 lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều khó khăn của doanh nghiệp đề nghị cần được tháo gỡ
Ý kiến tại hội nghị, các doanh nghiệp nêu khó khăn: trong thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đưa mỏ vào hoạt động khai thác; thuê đất bãi đổ thải mỏ chì kẽm Cao Phạ; khó khăn trong việc thuê hết đất để khai thác mỏ và xây dựng các công trình phụ trợ mỏ quặng sắt phía Bắc Núi 300. Một số doanh nghiệp cho rằng hiện thuế tài nguyên, phí môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với quặng sắt, chì kẽm đang áp dụng tại tỉnh Yên Bái cao hơn các tỉnh khác, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và nộp đủ số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Hiện trữ lượng, hàm lượng quặng thấp, đất đá xen kẹp nhiều dẫn đến khi khai thác, chế biến lượng đất đá, bùn thải nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc bố trí bãi thải, nạo vét hồ chứa bùn thải quặng đuôi; khó khăn trong việc xuất khẩu quặng; khó khăn trong việc vận chuyển khoáng sản về nhà máy chế biến. Các doanh nghiệp cũng đề nghị ngành chức năng kiểm tra, xác định lại hiện trạng sử dụng đất; hỗ trợ làm thủ tục thuê đất; làm lại giấy phép khai thác…
Nhiều ý kiến của doanh nghiệp được gửi tới Hội nghị
Tại Hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương đã trực tiếp giải đáp những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp, có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hoàn thiện các hồ sơ giấy tờ liên quan nhất là đối với doanh nghiệp đang bị dừng khai thác do nợ thuế tài nguyên, nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đẩy nhanh việc thẩm định, ký hợp đồng thuê đất cho doanh nghiệp để sớm đưa mỏ vào hoạt động khai thác; những kiến nghị vượt thẩm quyền giải quyết của các sở, ban ngành, địa phương liên quan, Sở Công Thương đã tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết, hỗ trợ.
Sở Công Thương tỉnh cũng mong muốn các doanh nghiệp thường xuyên nghiên cứu nắm rõ, đầy đủ và tuân thủ các quy định trong các văn bản luật, các quy định trong các nghị định, thông tư, quy chế hiện hành, các quy định đã được thể hiện trong giấy phép khai thác khoáng sản, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư để hoàn thiện các hồ sơ pháp lý trước và trong quá trình hoạt động khoáng sản. Tiếp thu, khắc phục triệt để các tồn tại đã được chỉ ra trong các cuộc thanh tra, kiểm tra, làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước; thường xuyên trao đổi, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để được giải đáp, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng quy định.