Trong phiên thảo luận ở tổ chiều ngày 19/6, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy và đại biểu Nguyễn Thành Trung đã phát biểu tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Luật Phòng không nhân dân.
Theo Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy, cần bảo đảm thống nhất trong quá trình thực hiện Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giữa các địa phương.
Đồng tình, thống nhất với hầu hết các nội dung của Dự thảo Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đánh giá cao trong dự thảo luật lần này đã được thiết kế theo hướng nội dung phòng cháy, chữa cháy được quy định trong quá trình thiết kế, thẩm thẩm tra, thẩm định, nghiệm thu thì bao gồm có bảy nội dung: Khoảng cách an toàn về phòng cháy chữa cháy; giao thông phục vụ phòng cháy chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ, giải pháp thoát nạn; bậc chịu lửa, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp chống khói; hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy...
Đại biểu cho rằng đây là sự đổi mới, thậm chí có thể nói là đổi mới mang tính đột phá nhưng khác với quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng.
Cụ thể là Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 và gần đây nhất là Nghị định số 15 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm về điều khoản thi hành thì bổ sung thêm một điều về sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan của Luật Xây dựng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của luật.
Về thành lập, quản lý lực lượng dân phòng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở chuyên ngành, đại biểu Đỗ Đức Duy nêu ý hiểu đội dân phòng bao gồm hai lực lượng lực lượng, thứ nhất là các thành viên của đội bảo vệ an ninh, trật tự và thứ hai là những người mà tự nguyện tham gia.
Đại biểu đề nghị nghiên cứu, biên tập lại theo hướng là thành viên đội dân phòng bao gồm một số thành viên của tổ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, trong đó có một thành viên là đội trưởng và các cá nhân khác tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Cho biết, hiện tất cả các địa phương là đang triển khai việc thành lập tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và sẽ đồng loạt ra mắt vào ngày mùng 1/7 tới đây/
Yên Bái cũng như các địa phương khác, tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở dựa trên ba lực lượng chính đó là bảo vệ thôn, bản, tổ dân phố, công an bán chuyên trách và đội trưởng đội dân phòng, đại biểu đề nghị không phải tất cả các thành viên của tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở mà có thể một số thành viên, trong đó có một thành viên đồng thời là tổ trưởng, là đội trưởng đội dân phòng, còn các thành viên khác là những người tình nguyện.
Theo đại biểu, liên quan đến tổ tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì phải bảo đảm chế độ, chính sách; hiện nay các địa phương đang thiết kế và theo hướng dẫn của Bộ Công an mức phụ cấp không dưới 1 triệu đồng/người/tháng. Như vậy những người là thành viên của tổ này thì có chế độ, còn những thành viên tự nguyện bên ngoài có thể là không có chế độ.
Về quy định nội dung và lộ trình do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì sẽ dẫn đến không đồng bộ và thiếu thống nhất giữa các địa phương khác nhau, nhất là phụ thuộc vào nguồn lực, đại biểu cho rằng sẽ rất khác nhau khi thực hiện ở 63 tỉnh thành.
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định này và trong trường hợp nếu vẫn thiết kế nội dung quy định này trong trong luật thì nên giao cho Chính phủ quy định về nội dung và lộ trình, như vậy sẽ bảo đảm thống nhất trong quá trình thực hiện giữa các địa phương.
Về quy định đối với cơ sở, công trình hiện hữu chưa bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy so với tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định tại thời điểm đưa vào sử dụng phải được phân loại và có giải pháp kỹ thuật tương ứng do Bộ quản lý chuyên ngành quy định, đại biểu đề nghị là thay Bộ quản lý chuyên ngành bằng ghi rõ là Bộ Công an hoặc Bộ Công an và Bộ Xây dựng cho rõ thì hợp lý hơn.
Đối với Luật Phòng không nhân dân, đại biểu Đỗ Đức Duy thống nhất với quy định thời gian huy động để phục vụ cho công tác huấn luyện, đào tạo đối với lực lượng phòng không nhân dân là không quá 12 ngày thay vì hiện trong dự thảo quy định không quá 7 ngày để bảo đảm thống nhất và phù hợp với Luật Dân quân tự vệ năm 2019 cũng như Thông tư số 69 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đối với quy định về đăng ký khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu có sự phân định thì về các loại tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhanh theo tính năng rồi trình độ công nghệ, mức độ hiện đại cũng như tầm hoạt động, phạm vi, mục đích hoạt động để quy định việc cấp phép và quản lý thực hiện theo giấy phép cho phù hợp.
Để minh chứng cho đề nghị này, đại biểu lấy ví dụ về việc cấp phép cho các cái thiết bị bay siêu nhẹ phục vụ cho tác nghiệp hoạt động báo chí, phun thuốc trừ sâu hay phương án về cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ đối với thực tế tại tỉnh Yên Bái…
Cùng với tham gia nội dung về Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Điều 9), đại biểu Nguyễn Thành Trung nêu ý kiến về quy hoạch xây dựng, lập dự án, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới (Điều 13).
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung nội dung quy định "điểm a, b, c, d” vào khoản 5: "Dự án, công trình, không thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi công năng sử dụng phải bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này”.
Theo đại biểu, đối với công trình không thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy nhưng phải đảm bảo theo quy định của khoản 2 Điều này, bao gồm 7 nội dung sẽ khó khăn trong quá trình triển khai dự án đối với các công trình tại vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Về kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại điểm a khoản 3 Điều 59 dự thảo Luật quy định: "Người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy trong phạm vi quản lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này”, đại biểu Trung đề nghị thay cụm từ "tổ chức kiểm tra” bằng cụm từ "tự kiểm tra” thì phù hợp hơn.
Sáng 20/6, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Nửa cuối buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15
1600 lượt xem
Ban Biên tập
Trong phiên thảo luận ở tổ chiều ngày 19/6, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy và đại biểu Nguyễn Thành Trung đã phát biểu tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Luật Phòng không nhân dân.Đồng tình, thống nhất với hầu hết các nội dung của Dự thảo Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đánh giá cao trong dự thảo luật lần này đã được thiết kế theo hướng nội dung phòng cháy, chữa cháy được quy định trong quá trình thiết kế, thẩm thẩm tra, thẩm định, nghiệm thu thì bao gồm có bảy nội dung: Khoảng cách an toàn về phòng cháy chữa cháy; giao thông phục vụ phòng cháy chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ, giải pháp thoát nạn; bậc chịu lửa, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp chống khói; hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy...
Đại biểu cho rằng đây là sự đổi mới, thậm chí có thể nói là đổi mới mang tính đột phá nhưng khác với quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng.
Cụ thể là Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 và gần đây nhất là Nghị định số 15 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm về điều khoản thi hành thì bổ sung thêm một điều về sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan của Luật Xây dựng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của luật.
Về thành lập, quản lý lực lượng dân phòng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở chuyên ngành, đại biểu Đỗ Đức Duy nêu ý hiểu đội dân phòng bao gồm hai lực lượng lực lượng, thứ nhất là các thành viên của đội bảo vệ an ninh, trật tự và thứ hai là những người mà tự nguyện tham gia.
Đại biểu đề nghị nghiên cứu, biên tập lại theo hướng là thành viên đội dân phòng bao gồm một số thành viên của tổ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, trong đó có một thành viên là đội trưởng và các cá nhân khác tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Cho biết, hiện tất cả các địa phương là đang triển khai việc thành lập tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và sẽ đồng loạt ra mắt vào ngày mùng 1/7 tới đây/
Yên Bái cũng như các địa phương khác, tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở dựa trên ba lực lượng chính đó là bảo vệ thôn, bản, tổ dân phố, công an bán chuyên trách và đội trưởng đội dân phòng, đại biểu đề nghị không phải tất cả các thành viên của tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở mà có thể một số thành viên, trong đó có một thành viên đồng thời là tổ trưởng, là đội trưởng đội dân phòng, còn các thành viên khác là những người tình nguyện.
Theo đại biểu, liên quan đến tổ tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì phải bảo đảm chế độ, chính sách; hiện nay các địa phương đang thiết kế và theo hướng dẫn của Bộ Công an mức phụ cấp không dưới 1 triệu đồng/người/tháng. Như vậy những người là thành viên của tổ này thì có chế độ, còn những thành viên tự nguyện bên ngoài có thể là không có chế độ.
Về quy định nội dung và lộ trình do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì sẽ dẫn đến không đồng bộ và thiếu thống nhất giữa các địa phương khác nhau, nhất là phụ thuộc vào nguồn lực, đại biểu cho rằng sẽ rất khác nhau khi thực hiện ở 63 tỉnh thành.
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định này và trong trường hợp nếu vẫn thiết kế nội dung quy định này trong trong luật thì nên giao cho Chính phủ quy định về nội dung và lộ trình, như vậy sẽ bảo đảm thống nhất trong quá trình thực hiện giữa các địa phương.
Về quy định đối với cơ sở, công trình hiện hữu chưa bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy so với tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định tại thời điểm đưa vào sử dụng phải được phân loại và có giải pháp kỹ thuật tương ứng do Bộ quản lý chuyên ngành quy định, đại biểu đề nghị là thay Bộ quản lý chuyên ngành bằng ghi rõ là Bộ Công an hoặc Bộ Công an và Bộ Xây dựng cho rõ thì hợp lý hơn.
Đối với Luật Phòng không nhân dân, đại biểu Đỗ Đức Duy thống nhất với quy định thời gian huy động để phục vụ cho công tác huấn luyện, đào tạo đối với lực lượng phòng không nhân dân là không quá 12 ngày thay vì hiện trong dự thảo quy định không quá 7 ngày để bảo đảm thống nhất và phù hợp với Luật Dân quân tự vệ năm 2019 cũng như Thông tư số 69 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đối với quy định về đăng ký khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu có sự phân định thì về các loại tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhanh theo tính năng rồi trình độ công nghệ, mức độ hiện đại cũng như tầm hoạt động, phạm vi, mục đích hoạt động để quy định việc cấp phép và quản lý thực hiện theo giấy phép cho phù hợp.
Để minh chứng cho đề nghị này, đại biểu lấy ví dụ về việc cấp phép cho các cái thiết bị bay siêu nhẹ phục vụ cho tác nghiệp hoạt động báo chí, phun thuốc trừ sâu hay phương án về cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ đối với thực tế tại tỉnh Yên Bái…
Cùng với tham gia nội dung về Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Điều 9), đại biểu Nguyễn Thành Trung nêu ý kiến về quy hoạch xây dựng, lập dự án, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới (Điều 13).
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung nội dung quy định "điểm a, b, c, d” vào khoản 5: "Dự án, công trình, không thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi công năng sử dụng phải bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này”.
Theo đại biểu, đối với công trình không thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy nhưng phải đảm bảo theo quy định của khoản 2 Điều này, bao gồm 7 nội dung sẽ khó khăn trong quá trình triển khai dự án đối với các công trình tại vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Về kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại điểm a khoản 3 Điều 59 dự thảo Luật quy định: "Người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy trong phạm vi quản lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này”, đại biểu Trung đề nghị thay cụm từ "tổ chức kiểm tra” bằng cụm từ "tự kiểm tra” thì phù hợp hơn.
Sáng 20/6, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Nửa cuối buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15