Sáng 26/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến vào dự án luật.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị làm rõ về sự cần thiết phải hình thành Quỹ bảo tồn di sản Văn hóa.và hiệu quả hoạt động của Quỹ.
Thống nhất với sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Di sản văn hóa theo quan điểm tại tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, đại biểu Luận nêu một số ý kiến góp ý vào các điều, khoản.
Cụ thể tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với di sản văn hóa, đại biểu cho biết có sự mâu thuẫn về sở hữu toàn dân và không tách bạch được với sở hữu chung hoặc sở hữu riêng. Cụ thể tại Khoản 3 quy định: "Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất... đều thuộc sở hữu toàn dân”, tuy nhiên, Khoản 2 quy định: "Di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân bao gồm hiện vật thuộc bảo tàng công lập; các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; di sản tư liệu thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị công lập; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và di sản tư liệu không thuộc sở hữu chung hoặc sở hữu riêng”.
Nhằm hạn chế rủi ro từ việc phát sinh tranh chấp về sở hữu di sản văn hóa, đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét kết cấu lại nội dung theo hướng: Khoản 2 quy định về sở hữu toàn dân, Khoản 3 quy định về sở hữu chung hoặc riêng; đồng thời, quy định cụ thể về thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hoá; bổ sung vào Điều 3 giải thích từ ngữ về "Sở hữu di sản văn hoá".
Về nội dung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và danh mục di sản văn hóa phi vật thể, đại biểu nêu quy định tại Khoản 1 Điều 10: "Hoạt động kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng năm” và cho rằng, việc quy định kiểm kê phải được tiến hành hằng năm là chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo ra quy định, yêu cầu không cần thiết, gây lãng phí về thời gian, nhân lực cho việc kiểm kê. Trong năm tiếp theo nếu có di sản mới vừa được phát hiện, công nhận thì sẽ thực hiện việc bổ sung, cập nhập vào danh mục di sản và không cần thiết phải kiểm kê lại những di sản của năm liền kề trước đó.
Đối với Quy định về Dự án đầu tư, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ có khả năng tác động tiêu cực đến di tích, cảnh quan văn hóa của di tích, Khoản 2 Điều 28 quy định: Việc triển khai dự án đầu tư, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a,b,c,d có khả năng tác động tiêu cực đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan văn hóa của di tích.
Trong khi đó, tại Khoản 3 của điều này quy định: "Cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở Trung ương và sở văn hóa, thể thao và du lịch chịu trách nhiệm xác định các trường hợp triển khai dự án đầu tư, xây dựng công trình có khả năng tác động tiêu cực đến yếu tố cấu gốc cấu thành di tích, cảnh quan văn hóa của di tích quy định tại Khoản 2 điều này”.
Theo đại biểu, quy định này là khó khả thi trong thực tiễn triển khai thực hiện, bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 2 sẽ có những dự án được triển khai mang tính chuyên môn rất sâu, yêu cầu đến kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp cao mới có thể xác định được yếu tố tác động tiêu cực đến di tích, do đó nếu giao cho Bộ và sở văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện sẽ vô tình gây khó, có thể tạo ra các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Đồng thời quy định việc triển khai dự án "nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích” là chưa bảo đảm tính rõ ràng, chi tiết, việc không quy định rõ phạm vi ranh giới và diện tích để điều chỉnh việc xây dựng công trình sẽ gây sự tùy nghi, chủ quan trong quá trình thực hiện xác định phạm vi tác động.
Nêu Điều 28, ở Kooản 4, Khoản 5 quy định: UBND cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cơ quan chủ trì thẩm định cấp phép đầu tư dự án đầu tư, xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 điều này có khả năng tác động tiêu cực đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan văn hóa của di tích có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo hồ sơ tới Bộ Văn hóa hoặc sở văn hóa, thể thao và du lịch để xem xét chấp thuận, đại biểu cho rằng việc quy định như vậy đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh thủ tục hành chính do cần có văn bản thỏa thuận giữa địa phương và cơ quan quản lý văn hóa các cấp.
"Hơn nữa quy định này cũng sẽ không rõ, không minh bạch trong nội dung thỏa thuận, do vậy, tôi kiến nghị cần thiết kế một khoản quy định rõ sự tác động, ảnh hưởng ở mức độ như thế nào, tiêu chí cụ thể để cơ quan có thẩm quyền ở địa phương làm căn cứ cấp phép hoặc thực hiện theo đúng quy hoạch xây dựng và quy chế quản lý kiến trúc, không cần thiết phải thỏa thuận từ cơ quan quản lý văn hóa để tạo sự nhanh gọn, thuận tiện và đúng quy định” - đại biểu kiến nghị.
Qua nghiên cứu quy định về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồì di tích tại Điều 33, đại biểu nhận thấy điều luật hiện mới chỉ đề cập đến trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chủ trì lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch mà chưa xác định nội hàm của quy hoạch.
Cho rằng, đây là một nội dung cần được quan tâm đặc biệt bởi trong thực tế triển khai thực hiện còn tồn tại nhiều bất cập, đại biểu cho rằng, cần phải phân định rõ nội hàm của quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, nhất là đối với những quy hoạch có hoạt động xây dựng bởi hiện đã có quy hoạch xây dựng.
Đồng thời, đại biểu đề xuất nên lồng ghép quy hoạch này trong đồ án quy hoạch xây dựng trong trường hợp để thực hiện quy hoạch đó mà cần có hoạt động xây dựng. Nếu chỉ có quy hoạch về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thì chưa thể triển khai các công trình mà vẫn cần phải có quy hoạch xây dựng.
Còn đối với trường hợp trong đồ án quy hoạch không phát sinh hoạt động xây dựng thì có thể thực hiện theo hướng quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Quy định theo hướng trên sẽ hạn chế sự lãng phí về thời gian, nguồn lực đồng thời tránh phát sinh thêm các thủ tục, tạo thuận lợi cho quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Kết thúc thảo luận, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận bày tỏ băn khoăn đối với quy định thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa. Cho biết thực tế cho thấy hiện đang tồn tại nhiều loại quỹ ngoài công lập song quá trình hoạt động của những loại quỹ này chưa thực sự phát huy hiệu quả như mục tiêu, mục đích được xác định, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần phân tích đánh giá làm rõ về sự cần thiết phải hình thành Quỹ và hiệu quả hoạt động của Quỹ trong thời gian qua, trên cơ sở đó để Quốc hội có đánh giá, quyết định về việc thành lập Quỹ.
1421 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sáng 26/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến vào dự án luật.Thống nhất với sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Di sản văn hóa theo quan điểm tại tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, đại biểu Luận nêu một số ý kiến góp ý vào các điều, khoản.
Cụ thể tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với di sản văn hóa, đại biểu cho biết có sự mâu thuẫn về sở hữu toàn dân và không tách bạch được với sở hữu chung hoặc sở hữu riêng. Cụ thể tại Khoản 3 quy định: "Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất... đều thuộc sở hữu toàn dân”, tuy nhiên, Khoản 2 quy định: "Di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân bao gồm hiện vật thuộc bảo tàng công lập; các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; di sản tư liệu thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị công lập; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và di sản tư liệu không thuộc sở hữu chung hoặc sở hữu riêng”.
Nhằm hạn chế rủi ro từ việc phát sinh tranh chấp về sở hữu di sản văn hóa, đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét kết cấu lại nội dung theo hướng: Khoản 2 quy định về sở hữu toàn dân, Khoản 3 quy định về sở hữu chung hoặc riêng; đồng thời, quy định cụ thể về thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hoá; bổ sung vào Điều 3 giải thích từ ngữ về "Sở hữu di sản văn hoá".
Về nội dung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và danh mục di sản văn hóa phi vật thể, đại biểu nêu quy định tại Khoản 1 Điều 10: "Hoạt động kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng năm” và cho rằng, việc quy định kiểm kê phải được tiến hành hằng năm là chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo ra quy định, yêu cầu không cần thiết, gây lãng phí về thời gian, nhân lực cho việc kiểm kê. Trong năm tiếp theo nếu có di sản mới vừa được phát hiện, công nhận thì sẽ thực hiện việc bổ sung, cập nhập vào danh mục di sản và không cần thiết phải kiểm kê lại những di sản của năm liền kề trước đó.
Đối với Quy định về Dự án đầu tư, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ có khả năng tác động tiêu cực đến di tích, cảnh quan văn hóa của di tích, Khoản 2 Điều 28 quy định: Việc triển khai dự án đầu tư, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a,b,c,d có khả năng tác động tiêu cực đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan văn hóa của di tích.
Trong khi đó, tại Khoản 3 của điều này quy định: "Cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở Trung ương và sở văn hóa, thể thao và du lịch chịu trách nhiệm xác định các trường hợp triển khai dự án đầu tư, xây dựng công trình có khả năng tác động tiêu cực đến yếu tố cấu gốc cấu thành di tích, cảnh quan văn hóa của di tích quy định tại Khoản 2 điều này”.
Theo đại biểu, quy định này là khó khả thi trong thực tiễn triển khai thực hiện, bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 2 sẽ có những dự án được triển khai mang tính chuyên môn rất sâu, yêu cầu đến kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp cao mới có thể xác định được yếu tố tác động tiêu cực đến di tích, do đó nếu giao cho Bộ và sở văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện sẽ vô tình gây khó, có thể tạo ra các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Đồng thời quy định việc triển khai dự án "nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích” là chưa bảo đảm tính rõ ràng, chi tiết, việc không quy định rõ phạm vi ranh giới và diện tích để điều chỉnh việc xây dựng công trình sẽ gây sự tùy nghi, chủ quan trong quá trình thực hiện xác định phạm vi tác động.
Nêu Điều 28, ở Kooản 4, Khoản 5 quy định: UBND cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cơ quan chủ trì thẩm định cấp phép đầu tư dự án đầu tư, xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 điều này có khả năng tác động tiêu cực đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan văn hóa của di tích có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo hồ sơ tới Bộ Văn hóa hoặc sở văn hóa, thể thao và du lịch để xem xét chấp thuận, đại biểu cho rằng việc quy định như vậy đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh thủ tục hành chính do cần có văn bản thỏa thuận giữa địa phương và cơ quan quản lý văn hóa các cấp.
"Hơn nữa quy định này cũng sẽ không rõ, không minh bạch trong nội dung thỏa thuận, do vậy, tôi kiến nghị cần thiết kế một khoản quy định rõ sự tác động, ảnh hưởng ở mức độ như thế nào, tiêu chí cụ thể để cơ quan có thẩm quyền ở địa phương làm căn cứ cấp phép hoặc thực hiện theo đúng quy hoạch xây dựng và quy chế quản lý kiến trúc, không cần thiết phải thỏa thuận từ cơ quan quản lý văn hóa để tạo sự nhanh gọn, thuận tiện và đúng quy định” - đại biểu kiến nghị.
Qua nghiên cứu quy định về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồì di tích tại Điều 33, đại biểu nhận thấy điều luật hiện mới chỉ đề cập đến trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chủ trì lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch mà chưa xác định nội hàm của quy hoạch.
Cho rằng, đây là một nội dung cần được quan tâm đặc biệt bởi trong thực tế triển khai thực hiện còn tồn tại nhiều bất cập, đại biểu cho rằng, cần phải phân định rõ nội hàm của quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, nhất là đối với những quy hoạch có hoạt động xây dựng bởi hiện đã có quy hoạch xây dựng.
Đồng thời, đại biểu đề xuất nên lồng ghép quy hoạch này trong đồ án quy hoạch xây dựng trong trường hợp để thực hiện quy hoạch đó mà cần có hoạt động xây dựng. Nếu chỉ có quy hoạch về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thì chưa thể triển khai các công trình mà vẫn cần phải có quy hoạch xây dựng.
Còn đối với trường hợp trong đồ án quy hoạch không phát sinh hoạt động xây dựng thì có thể thực hiện theo hướng quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Quy định theo hướng trên sẽ hạn chế sự lãng phí về thời gian, nguồn lực đồng thời tránh phát sinh thêm các thủ tục, tạo thuận lợi cho quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Kết thúc thảo luận, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận bày tỏ băn khoăn đối với quy định thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa. Cho biết thực tế cho thấy hiện đang tồn tại nhiều loại quỹ ngoài công lập song quá trình hoạt động của những loại quỹ này chưa thực sự phát huy hiệu quả như mục tiêu, mục đích được xác định, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần phân tích đánh giá làm rõ về sự cần thiết phải hình thành Quỹ và hiệu quả hoạt động của Quỹ trong thời gian qua, trên cơ sở đó để Quốc hội có đánh giá, quyết định về việc thành lập Quỹ.