Tham gia thảo luận ở hội trường chiều 28/6, đại diện đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu thảo luận ở hội trường chiều 28/6.
Tham gia thêm một số nội dung cụ thể, đại biểu Luận cho biết: Về phân nhóm khoáng sản: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 7 thì nước nóng thiên nhiên là khoáng sản được xếp vào nhóm I. Đại biểu cho rằng quy định như vậy là chưa hợp lý, không phù hợp với thực tiễn, gây nhiều khó khăn cho người dân và các địa phương có các mỏ nước nóng thiên nhiên.
Thực tiễn cho thấy trên địa bàn một số tỉnh, nước nóng thiên nhiên có nhiều dạng xuất lộ trên mặt đất hoặc mạch nước ngầm, chủ yếu hiện nay đang được khai thác, sử dụng phục vụ cho sinh hoạt, đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư và các hộ dân từ hàng trăm năm nay.
Một số hộ dân đã tận dụng các mạch nước nóng thiên nhiên lộ thiên để khai thác, sử dụng phục vụ du lịch, tạo thêm thu nhập và công ăn việc làm cho người dân, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, do hầu hết các mỏ nước nóng thiên nhiên hiện nay nằm ở vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, năng lực tài chính còn rất hạn chế, do vậy, nếu yêu cầu người dân phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật thì mới được khai thác, sử dụng các mỏ nước nóng thiên nhiên là bất hợp lý, không khả thi trong thực tế, sẽ tạo sự không đồng thuận của người dân.
Từ thực tế đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc quy định nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nhóm I. "Tôi đề nghị nên phân định nước nóng thiên nhiên chỉ là một loại nước sinh hoạt bình thường phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân, đồng thời tạo điều kiện để người dân khai thác nguồn nước nóng thiên nhiên để thu hút du lịch, qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân” - đại biểu Luận nêu ý kiến.
Nêu Khoản 2 Điều 13 quy định: Phương án quản lý về địa chất và khoáng sản được tích hợp vào quy hoạch tỉnh bao gồm: "Khu vực đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV”, đại biểu cho rằng, quy định như vậy là chưa hợp lý bởi vì theo quy định trong dự thảo Luật thì khoáng sản nhóm IV chỉ phù hợp mục đích làm vật liệu san lấp; đất đá thải mỏ.
Đại biểu cho biết, trong nhiều trường hợp khoáng sản nhóm IV chỉ phát sinh nhu cầu khai thác trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc phát sinh trường hợp trong thiết kế mỏ được thẩm định có khoáng sản nhóm IV trong bãi thải.
Bên cạnh đó, những dự án đầu tư xây dựng công trình có thời hạn, việc khai thác cũng diễn ra trong thời gian ngắn theo tiến độ thực hiện các công trình, dự án và cũng chỉ phục vụ cho công trình, dự án đó nên việc đưa khoáng sản nhóm IV vào đối tượng phải tích hợp trong quy hoạch tỉnh là không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn cho các địa phương và các chủ dự án.
Về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản quy định tại Điều 15, hiện nay dự thảo đang quy định: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh có liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II, đại biểu Luận cho rằng, quy định như vậy là chưa hợp lý, khó triển khai trong thực tế, không đảm bảo sự đồng bộ giữa quy hoạch, thăm dò, khai thác và chế biến.
Đại biểu cho biết: "Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng khoáng sản của các ngành kinh tế, không phải cứ khoáng sản là làm được vật liệu xây dựng, hay khoáng sản làm được khoáng chất công nghiệp thì đều đưa vào quy hoạch mà chúng ta phải quy hoạch theo nhu cầu sử dụng. Thực tế hiện nay, Bộ Công thương và Bộ Xây dựng đang chịu trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm 1, nhóm 2 theo các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và không có khó khăn, vướng mắc, bất cập gì”.
Vì thế, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, điều chỉnh quy định như Luật hiện hành, theo đó, Bộ Công thương chủ trì tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm 1, Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nhóm 2 để đảm bảo sự minh bạch, khách quan, khả thi trong thực hiện.
"Trong trường hợp giữ nguyên như dự thảo Luật đang trình Quốc hội, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo phải phân tích làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập và có đánh giá tổng thể về việc tổ chức lập và quản lý thực hiện quy hoạch khoáng sản hiện nay làm cơ sở cho việc cần thiết phải điều chỉnh này", đại biểu Luận nêu ý kiến.
Cuối tham luận đại biểu cho biết, tại Điểm b Khoản 1 Điều 103 quy định về một trong những cơ sở để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là giá tính thuế tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, Bảng giá tính thuế tài nguyên khoáng sản của các địa phương do UBND cấp tỉnh quy định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác theo cơ chế thị trường, do vậy cùng một loại khoáng sản nhưng sẽ không có sự đồng nhất về mức giá của giữa các địa phương, dẫn đến việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với cùng một loại khoáng sản giữa các địa phương cũng khác nhau.
Từ thực tế đó, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét không quy định sử dụng giá tính thuế tài nguyên khoáng sản làm căn cứ để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thay vào đó nên xây dựng Bảng giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cụ thể cho các loại khoáng sản khác nhau áp dụng chung cho tất cả các địa phương để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện.
1478 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tham gia thảo luận ở hội trường chiều 28/6, đại diện đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.Tham gia thêm một số nội dung cụ thể, đại biểu Luận cho biết: Về phân nhóm khoáng sản: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 7 thì nước nóng thiên nhiên là khoáng sản được xếp vào nhóm I. Đại biểu cho rằng quy định như vậy là chưa hợp lý, không phù hợp với thực tiễn, gây nhiều khó khăn cho người dân và các địa phương có các mỏ nước nóng thiên nhiên.
Thực tiễn cho thấy trên địa bàn một số tỉnh, nước nóng thiên nhiên có nhiều dạng xuất lộ trên mặt đất hoặc mạch nước ngầm, chủ yếu hiện nay đang được khai thác, sử dụng phục vụ cho sinh hoạt, đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư và các hộ dân từ hàng trăm năm nay.
Một số hộ dân đã tận dụng các mạch nước nóng thiên nhiên lộ thiên để khai thác, sử dụng phục vụ du lịch, tạo thêm thu nhập và công ăn việc làm cho người dân, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, do hầu hết các mỏ nước nóng thiên nhiên hiện nay nằm ở vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, năng lực tài chính còn rất hạn chế, do vậy, nếu yêu cầu người dân phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật thì mới được khai thác, sử dụng các mỏ nước nóng thiên nhiên là bất hợp lý, không khả thi trong thực tế, sẽ tạo sự không đồng thuận của người dân.
Từ thực tế đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc quy định nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nhóm I. "Tôi đề nghị nên phân định nước nóng thiên nhiên chỉ là một loại nước sinh hoạt bình thường phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân, đồng thời tạo điều kiện để người dân khai thác nguồn nước nóng thiên nhiên để thu hút du lịch, qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân” - đại biểu Luận nêu ý kiến.
Nêu Khoản 2 Điều 13 quy định: Phương án quản lý về địa chất và khoáng sản được tích hợp vào quy hoạch tỉnh bao gồm: "Khu vực đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV”, đại biểu cho rằng, quy định như vậy là chưa hợp lý bởi vì theo quy định trong dự thảo Luật thì khoáng sản nhóm IV chỉ phù hợp mục đích làm vật liệu san lấp; đất đá thải mỏ.
Đại biểu cho biết, trong nhiều trường hợp khoáng sản nhóm IV chỉ phát sinh nhu cầu khai thác trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc phát sinh trường hợp trong thiết kế mỏ được thẩm định có khoáng sản nhóm IV trong bãi thải.
Bên cạnh đó, những dự án đầu tư xây dựng công trình có thời hạn, việc khai thác cũng diễn ra trong thời gian ngắn theo tiến độ thực hiện các công trình, dự án và cũng chỉ phục vụ cho công trình, dự án đó nên việc đưa khoáng sản nhóm IV vào đối tượng phải tích hợp trong quy hoạch tỉnh là không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn cho các địa phương và các chủ dự án.
Về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản quy định tại Điều 15, hiện nay dự thảo đang quy định: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh có liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II, đại biểu Luận cho rằng, quy định như vậy là chưa hợp lý, khó triển khai trong thực tế, không đảm bảo sự đồng bộ giữa quy hoạch, thăm dò, khai thác và chế biến.
Đại biểu cho biết: "Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng khoáng sản của các ngành kinh tế, không phải cứ khoáng sản là làm được vật liệu xây dựng, hay khoáng sản làm được khoáng chất công nghiệp thì đều đưa vào quy hoạch mà chúng ta phải quy hoạch theo nhu cầu sử dụng. Thực tế hiện nay, Bộ Công thương và Bộ Xây dựng đang chịu trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm 1, nhóm 2 theo các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và không có khó khăn, vướng mắc, bất cập gì”.
Vì thế, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, điều chỉnh quy định như Luật hiện hành, theo đó, Bộ Công thương chủ trì tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm 1, Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nhóm 2 để đảm bảo sự minh bạch, khách quan, khả thi trong thực hiện.
"Trong trường hợp giữ nguyên như dự thảo Luật đang trình Quốc hội, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo phải phân tích làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập và có đánh giá tổng thể về việc tổ chức lập và quản lý thực hiện quy hoạch khoáng sản hiện nay làm cơ sở cho việc cần thiết phải điều chỉnh này", đại biểu Luận nêu ý kiến.
Cuối tham luận đại biểu cho biết, tại Điểm b Khoản 1 Điều 103 quy định về một trong những cơ sở để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là giá tính thuế tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, Bảng giá tính thuế tài nguyên khoáng sản của các địa phương do UBND cấp tỉnh quy định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác theo cơ chế thị trường, do vậy cùng một loại khoáng sản nhưng sẽ không có sự đồng nhất về mức giá của giữa các địa phương, dẫn đến việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với cùng một loại khoáng sản giữa các địa phương cũng khác nhau.
Từ thực tế đó, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét không quy định sử dụng giá tính thuế tài nguyên khoáng sản làm căn cứ để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thay vào đó nên xây dựng Bảng giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cụ thể cho các loại khoáng sản khác nhau áp dụng chung cho tất cả các địa phương để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện.