CTTĐT - Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái vừa ký Công điện số 5/CĐ-UBND ngày 03/7/2024 yêu cầu yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động ứng phó với đợt mưa lớn.
Tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất khi ưa lớn
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 02/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ; theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối ngày 02 đến ngày 04/7/2024, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa trên 80mm, thượng lưu sông Thao khả năng xuất hiện một đợt nước lên. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Để chủ động ứng phó với mưa lớn có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, hạn chế thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện:
1. Một số nhiệm vụ chung
1.1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh, đặc biệt là đối với lũ quét, sạt lở đất.
1.2. Tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm nhằm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Bố trí lực lượng trực, canh gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn, nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông suối khi đang có lũ. Đặc biệt trong các ngày mưa, lũ tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất, đá gây thiệt hại về người.
1.3. Kiểm tra, rà soát, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
1.4. Chỉ đạo rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn đối với hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, không để xảy ra sự cố gây thiệt hại khi có mưa lớn.
1.5. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tuyến thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá như: khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi có cảnh báo dông lốc, mưa đá; gia cố, bảo vệ mái nhà sử dụng vật liệu dễ bị tốc, vỡ (proximăng, ngói), thay thế bằng các vật liệu đảm bảo (mái tôn mạ kẽm); xem xét việc thu hoạch sớm hoặc che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại.
1.6. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại 0216.3852.708) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
2. Nhiệm vụ cụ thể của một số sở, ngành
2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.
2.2. Sở Công thương chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thuỷ điện, nhất là xả lũ khẩn cấp; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hầm mỏ, hồ, đập chứa bùn thải, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.
2.3. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác đảm bảo, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
2.4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng phó với mưa, lũ.
2.5. Các sở, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
1639 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái vừa ký Công điện số 5/CĐ-UBND ngày 03/7/2024 yêu cầu yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động ứng phó với đợt mưa lớn.Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 02/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ; theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối ngày 02 đến ngày 04/7/2024, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa trên 80mm, thượng lưu sông Thao khả năng xuất hiện một đợt nước lên. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Để chủ động ứng phó với mưa lớn có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, hạn chế thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện:
1. Một số nhiệm vụ chung
1.1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh, đặc biệt là đối với lũ quét, sạt lở đất.
1.2. Tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm nhằm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Bố trí lực lượng trực, canh gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn, nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông suối khi đang có lũ. Đặc biệt trong các ngày mưa, lũ tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất, đá gây thiệt hại về người.
1.3. Kiểm tra, rà soát, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
1.4. Chỉ đạo rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn đối với hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, không để xảy ra sự cố gây thiệt hại khi có mưa lớn.
1.5. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tuyến thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá như: khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi có cảnh báo dông lốc, mưa đá; gia cố, bảo vệ mái nhà sử dụng vật liệu dễ bị tốc, vỡ (proximăng, ngói), thay thế bằng các vật liệu đảm bảo (mái tôn mạ kẽm); xem xét việc thu hoạch sớm hoặc che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại.
1.6. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại 0216.3852.708) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
2. Nhiệm vụ cụ thể của một số sở, ngành
2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.
2.2. Sở Công thương chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thuỷ điện, nhất là xả lũ khẩn cấp; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hầm mỏ, hồ, đập chứa bùn thải, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.
2.3. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác đảm bảo, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
2.4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng phó với mưa, lũ.
2.5. Các sở, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.