CTTĐT - Sáng 8/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các đồng chí lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đã thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc và các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình công tác đề ra; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các Kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, góp phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở và đạt được một số kết quả nổi bật. Trong đó, đã quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là tập trung chỉ đạo kiểm tra xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm về trách nhiệm nêu gương, những điều đảng viên không được làm và liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; trực tiếp kiểm tra, giám sát nhiều chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò giám sát của HĐND và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp. Chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ án phức tạp kéo dài có khó khăn vướng mắc; đồng thời chủ động phát hiện khởi tố, điều tra, kiên quyết xử lý nghiêm một số vụ án, vụ việc mới nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến các hành vi sai phạm diễn ra từ các năm trước và cả những sai phạm mới phát sinh.
Quan hệ hợp tác với các cơ quan chức năng ở địa phương trong PCTNTC, nhất là trong tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ việc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phục vụ việc xử lý các vụ án, vụ việc ngày càng chặt chẽ, hiệu quả; công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án, vụ việc thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo có nhiều chuyển biến tích cực.
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động ngày càng nền nếp, hiệu quả, khẳng định vai trò quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTNTC ở đại phương, qua đó góp phần tích cực vào công tác xây dựng Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào công cuộc PCTNTC của Đảng. Các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục phát huy tốt vài trò là Cơ quan Thường trực của BCĐ cấp tỉnh, tham mưu, đề xuất nội dung hoạt động của BCĐ, Thường trực BCĐ, nhất là chủ trương, định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, quan điểm xử lý còn khác nhau giữa các cơ quan chức năng.
Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt nội dung Quy định 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho biết: Yên Bái luôn xác định một trong những khâu đột phá để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó là thiết lập hệ thống cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; cơ chế phát hiện, xử lý hiệu quả để “không dám tham nhũng” và cơ chế bảo đảm, đãi ngộ hợp lý để “không cần, không muốn tham nhũng”.
Theo đó, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tỉnh ủy Yên Bái đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để thể chế hóa, cụ thể hóa thành 42 nghị quyết, chỉ thị, đề án, quy định, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 90 Nghị quyết của HĐND tỉnh, 39 quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh và trên 60 văn bản của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các văn bản quy định của Trung ương và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh, đã chủ động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ rất sớm. Ngay trong năm 2021 - năm đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 07 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng; Đề án số 04 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; Chỉ thị số 11 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra; Nghị quyết số 116 về nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhiều văn bản quan trọng khác. Đối với một số nội dung là những vấn đề mới, vấn đề khó cũng đã được tỉnh chủ động nghiên cứu, xin ý kiến các cơ quan Trung ương để triển khai từ rất sớm, trước khi có văn bản quy định của Trung ương; sau khi Trung ương có văn bản quy định cụ thể thì tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp. Tỉnh đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản nhằm nâng cao khả năng nhận diện các hành vi, kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở những lĩnh vực mà trước đây chưa có quy định cụ thể, bảo đảm theo đúng quy định của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, như: Công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát, thanh tra; các hoạt động tố tụng. Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước theo thẩm quyền, tập trung vào các lĩnh vực: quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng, đấu thầu, quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, tài sản nhà nước... Mở rộng thực hiện cơ chế khoán chi đối với cơ quan hành chính, đấu thầu, đặt hàng, cung cấp dịch vụ công có sử dụng ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập... Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước và hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể tham nhũng”, nhất là tình trạng “tham nhũng vặt”.
Bí thư Tỉnh ủyYên Bái Đỗ Đức Duy cũng khẳng định, với những nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội và các tầng lớp nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm tham mưu, rà soát, hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định về chế tài xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nhiệm vụ trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ rà soát, ban hành đầy đủ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở để các địa phương thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này.
1010 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 8/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các đồng chí lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương chủ trì Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đã thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc và các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình công tác đề ra; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các Kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, góp phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở và đạt được một số kết quả nổi bật. Trong đó, đã quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là tập trung chỉ đạo kiểm tra xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm về trách nhiệm nêu gương, những điều đảng viên không được làm và liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; trực tiếp kiểm tra, giám sát nhiều chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò giám sát của HĐND và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp. Chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ án phức tạp kéo dài có khó khăn vướng mắc; đồng thời chủ động phát hiện khởi tố, điều tra, kiên quyết xử lý nghiêm một số vụ án, vụ việc mới nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến các hành vi sai phạm diễn ra từ các năm trước và cả những sai phạm mới phát sinh.
Quan hệ hợp tác với các cơ quan chức năng ở địa phương trong PCTNTC, nhất là trong tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ việc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phục vụ việc xử lý các vụ án, vụ việc ngày càng chặt chẽ, hiệu quả; công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án, vụ việc thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo có nhiều chuyển biến tích cực.
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động ngày càng nền nếp, hiệu quả, khẳng định vai trò quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTNTC ở đại phương, qua đó góp phần tích cực vào công tác xây dựng Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào công cuộc PCTNTC của Đảng. Các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục phát huy tốt vài trò là Cơ quan Thường trực của BCĐ cấp tỉnh, tham mưu, đề xuất nội dung hoạt động của BCĐ, Thường trực BCĐ, nhất là chủ trương, định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, quan điểm xử lý còn khác nhau giữa các cơ quan chức năng.
Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt nội dung Quy định 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho biết: Yên Bái luôn xác định một trong những khâu đột phá để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó là thiết lập hệ thống cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; cơ chế phát hiện, xử lý hiệu quả để “không dám tham nhũng” và cơ chế bảo đảm, đãi ngộ hợp lý để “không cần, không muốn tham nhũng”.
Theo đó, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tỉnh ủy Yên Bái đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để thể chế hóa, cụ thể hóa thành 42 nghị quyết, chỉ thị, đề án, quy định, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 90 Nghị quyết của HĐND tỉnh, 39 quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh và trên 60 văn bản của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các văn bản quy định của Trung ương và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh, đã chủ động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ rất sớm. Ngay trong năm 2021 - năm đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 07 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng; Đề án số 04 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; Chỉ thị số 11 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra; Nghị quyết số 116 về nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhiều văn bản quan trọng khác. Đối với một số nội dung là những vấn đề mới, vấn đề khó cũng đã được tỉnh chủ động nghiên cứu, xin ý kiến các cơ quan Trung ương để triển khai từ rất sớm, trước khi có văn bản quy định của Trung ương; sau khi Trung ương có văn bản quy định cụ thể thì tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp. Tỉnh đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản nhằm nâng cao khả năng nhận diện các hành vi, kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở những lĩnh vực mà trước đây chưa có quy định cụ thể, bảo đảm theo đúng quy định của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, như: Công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát, thanh tra; các hoạt động tố tụng. Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước theo thẩm quyền, tập trung vào các lĩnh vực: quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng, đấu thầu, quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, tài sản nhà nước... Mở rộng thực hiện cơ chế khoán chi đối với cơ quan hành chính, đấu thầu, đặt hàng, cung cấp dịch vụ công có sử dụng ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập... Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước và hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể tham nhũng”, nhất là tình trạng “tham nhũng vặt”.
Bí thư Tỉnh ủyYên Bái Đỗ Đức Duy cũng khẳng định, với những nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội và các tầng lớp nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm tham mưu, rà soát, hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định về chế tài xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nhiệm vụ trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ rà soát, ban hành đầy đủ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở để các địa phương thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này.