CTTĐT - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với lĩnh vực di sản văn hóa, chuyển đổi số đang được xem là một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, bảo tồn và mở rộng cơ hội tiếp cận, phát huy giá trị di sản văn hóa, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước. Việc số hóa di tích nói riêng, di sản văn hóa nói chung sẽ tạo nên một cơ sở dữ liệu số, là nền tảng xây dựng các ứng dụng công nghệ giúp lưu trữ, quảng bá hình ảnh di tích, di sản của địa phương. Hơn nữa, đây còn là nền tảng cho sự phát triển du lịch số trong tương lai.
Di tích quốc gia đền Đông Cuông, huyện Văn Yên (Ảnh: Hồng Anh)
Nắm bắt xu hướng này, ngày 14/6/2024 vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1258/QĐ-UBND về việc phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học: “Số hóa di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái” do Trường Đại học Hùng Vương thực hiện.
Đề tài được triển khai với 04 nội dung chính:
- Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng số hóa tư liệu lịch sử, hình ảnh di tích lịch sửquốc gia đặc biệt, di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Nội dung 2: Thu thập, lựa chọn và chuẩn hóa tư liệu lịch sử, hình ảnh di tích lịch sửquốc gia đặc biệt, di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Nội dung 3: Số hóa tư liệu đã được chuẩn hóa.
- Nội dung 4: Xây dựng phần mềm quản lý, khai thác dữ liệu phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Sản phẩm của đề tài bao gồm: Phần mềm quản lý dựa trên nền tảng website, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác thông tin; mô hình tham quan ảo cho 01 di tích quốc gia đặc biệt và 12 di tích quốc gia của tỉnh Yên Bái bằng ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D; mã QR code đối với mỗi di tích để du khách có thể dễ dàng truy cập vào phần mềm.
Với slogan “Số hóa để tiếp sức cho di tích”, kết quả của Đề tài sẽ là đóng góp quan trọng đối với việc quản lý, lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích tronggiai đoạn hiện nay. Đồng thời, hỗ trợ và đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống dân tộc, phục vụ khai thác, phát triển du lịch bền vững, hiệu quả, giúp du khách dễ dàng tiếp cận và có cái nhìn tổng quan hơn về điểm đến./.
1289 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Văn hóa - TT&DL
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với lĩnh vực di sản văn hóa, chuyển đổi số đang được xem là một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, bảo tồn và mở rộng cơ hội tiếp cận, phát huy giá trị di sản văn hóa, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước. Việc số hóa di tích nói riêng, di sản văn hóa nói chung sẽ tạo nên một cơ sở dữ liệu số, là nền tảng xây dựng các ứng dụng công nghệ giúp lưu trữ, quảng bá hình ảnh di tích, di sản của địa phương. Hơn nữa, đây còn là nền tảng cho sự phát triển du lịch số trong tương lai.Nắm bắt xu hướng này, ngày 14/6/2024 vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1258/QĐ-UBND về việc phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học: “Số hóa di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái” do Trường Đại học Hùng Vương thực hiện.
Đề tài được triển khai với 04 nội dung chính:
- Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng số hóa tư liệu lịch sử, hình ảnh di tích lịch sửquốc gia đặc biệt, di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Nội dung 2: Thu thập, lựa chọn và chuẩn hóa tư liệu lịch sử, hình ảnh di tích lịch sửquốc gia đặc biệt, di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Nội dung 3: Số hóa tư liệu đã được chuẩn hóa.
- Nội dung 4: Xây dựng phần mềm quản lý, khai thác dữ liệu phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Sản phẩm của đề tài bao gồm: Phần mềm quản lý dựa trên nền tảng website, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác thông tin; mô hình tham quan ảo cho 01 di tích quốc gia đặc biệt và 12 di tích quốc gia của tỉnh Yên Bái bằng ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D; mã QR code đối với mỗi di tích để du khách có thể dễ dàng truy cập vào phần mềm.
Với slogan “Số hóa để tiếp sức cho di tích”, kết quả của Đề tài sẽ là đóng góp quan trọng đối với việc quản lý, lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích tronggiai đoạn hiện nay. Đồng thời, hỗ trợ và đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống dân tộc, phục vụ khai thác, phát triển du lịch bền vững, hiệu quả, giúp du khách dễ dàng tiếp cận và có cái nhìn tổng quan hơn về điểm đến./.