CTTĐT - Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã phát huy vai trò, sứ mệnh, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Song, thực tế hiện nay, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường và mạng xã hội, có tình trạng một bộ phận giới trẻ suy thoái về đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng cách mạng, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, không có tư tưởng cống hiến và phấn đấu vươn lên; thiếu ý thức chấp hành pháp luật; không quan tâm đến các giá trị tinh thần và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc...
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành tình cảm, sự quan tâm, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã phát huy vai trò, sứ mệnh, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Song, thực tế hiện nay, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường và mạng xã hội, có tình trạng một bộ phận giới trẻ suy thoái về đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng cách mạng, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, không có tư tưởng cống hiến và phấn đấu vươn lên; thiếu ý thức chấp hành pháp luật; không quan tâm đến các giá trị tinh thần và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc...
Tình trạng thanh thiếu niên hư; tội phạm, tệ nạn xã hội trong giới trẻ hiện nay đã và đang diễn biến khá phức tạp.
Trong gia đình, có tình trạng con cái vô lễ, sống đòi hỏi, hưởng thụ, không tôn trọng, gắn bó, yêu thương cha mẹ.
Trong môi trường học đường, có tình trạng học sinh chán học, ham chơi; sa vào thói hư tật xấu (hút thuốc lá điện tử, sử dụng tiền chất ma túy/ma túy núp bóng đồ ăn thức uống...); vi phạm luật giao thông, trộm cắp, cờ bạc, bạo lực học đường (đánh nhau hội đồng; hành hung thầy, cô giáo...).
Những án mạng đau lòng; những cái chết “lãng xẹt” từ những cuộc bỏ nhà đi bụi chỉ vì “thích như thế”, do giận hờn vô cớ hoặc do bế tắc trong các mối quan hệ thầy - trò, bạn bè...
Những “tay cờ bạc gạo” mới ở lứa tuổi thiếu niên. Những con nợ “tín dụng đen” đang ngồi trên ghế nhà trường vì nghiện game, tài xỉu, cá độ trên mạng.
Những mối tình học sinh trong đồng phục Trung học cơ sở, Trung học phổ thông dập dìu sóng đôi vào nhà nghỉ, vô tư thể hiện tình cảm, thậm chí làm chuyện người lớn nơi công cộng...
Nhiều thanh thiếu niên, nhi đồng nghiện điện thoại, thể hiện mình là “anh hùng bàn phím”; trẻ em thì coi những “giang hồ mạng” là Idol (thần tượng) và rất hứng khởi, thích thú a dua, học theo những lời nói thiếu văn hóa, hành vi phản cảm... gây ra những hậu quả và hệ lụy khôn lường đối với chính bản thân cuộc đời các em, ảnh hưởng đến gia đình và môi trường văn hóa lành mạnh của nhà trường và xã hội.
Nguy hiểm hơn cả là một bộ phận giới trẻ suy thoái về đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, vô cảm, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, dễ bị lợi dụng, lôi kéo, dao động, dễ dàng tin, cổ súy những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch... gây ảnh hưởng lớn đến tư tưởng chính trị, đời sống tâm lý của giới trẻ Việt Nam.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đảng, Nhà nước ta đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thực trạng và nguyên nhân trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết về công tác thanh niên và thế hệ trẻ.
Đảng ta đã nhận định: Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ còn những hạn chế, yếu kém. Tình trạng một bộ phận giới trẻ suy thoái đạo đức, lối sống, tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là do “các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục và phát huy thế hệ trẻ; nội dung, hình thức dạy và học các môn lý luận chính trị, đạo đức, lối sống chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng thế hệ trẻ”.
Cùng với đó, “mặt trái của nền kinh tế thị trường; hành vi bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội, trên phim, ảnh, Internet, sách, báo...” là những yếu tố đã trực tiếp tác động đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của giới trẻ hiện nay. Xét về cả chủ quan và khách quan, có những nguyên nhân đến từ đặc thù tâm lý lứa tuổi. Nhiều vụ việc hậu quả đáng tiếc đã xảy ra vì giới trẻ không được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, dẫn đến bế tắc trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập và điều chỉnh tích cực các mối quan hệ xã hội.
Một thủ đoạn dễ nhận thấy nhất là: Phủ nhận những thành tựu đạt được của giáo dục và đào tạo Việt Nam; bịa đặt, bôi nhọ, xuyên tạc về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để thông qua đó thực hiện âm mưu, thủ đoạn, mưu đồ thâm độc, xấu xa, phủ nhận những thành quả của đất nước, của dân tộc Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo; phủ nhận vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế...
Họ cho rằng: Giáo dục Việt Nam là nền giáo dục áp đặt, chạy theo thành tích, một nền giáo dục với những áp lực học đường, không giống như nền giáo dục của các nước tiên tiến, văn minh trên thế giới.
Họ phiếm chỉ: Nền giáo dục như vậy sẽ chỉ tạo ra các thế hệ học sinh giống như “gà công nghiệp” bởi chương trình, kiến thức cồng kềnh, nặng nề, mang tính hình thức, nặng về thành tích, tính ứng dụng chưa cao, không chú trọng đào tạo đạo đức, kỹ năng, lối sống cho học sinh, để rồi dẫn đến tình trạng giới trẻ suy thoái về đạo đức, bạo lực học đường, những vụ án mà thủ phạm và nạn nhân đều chỉ đang ở tuổi thanh, thiếu niên.
Để “chứng minh”, họ lợi dụng, thổi phồng những hiện tượng, vụ việc tiêu cực, hạn chế, tồn tại, yếu kém trong giáo dục nước ta, thông tin sai lệch nhằm câu like, tăng sự hiếu kỳ; triệt để sử dụng mạng xã hội, ra sức tuyên truyền, tô vẽ, khuếch trương về một số nền giáo dục ở nước ngoài, lôi kéo tư tưởng “sùng ngoại, bài nội”.
Đáng nực cười, thậm chí có người chưa hề biết, chưa được trải nghiệm về giáo dục ở nước ngoài nhưng lại hết lời khen ngợi, tung hô đó là điểm đến lý tưởng, con đường tươi sáng để thế hệ trẻ Việt Nam có “điều kiện và cơ hội” làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ của đất nước”. Từ đó lôi kéo, mua chuộc, kích động tâm lý, tư tưởng, tình cảm để thanh niên Việt Nam học tập ở nước ngoài không trở về quê hương cống hiến, thậm chí phát ngôn nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Một thủ đoạn rất thường gặp, là các thế lực cực đoan, thù địch, phản động luôn xác định đối tượng chủ yếu cần mua chuộc, lôi kéo, nhất là trên phương diện tư tưởng, tâm lý chính là giới trẻ. Từ đó điên cuồng chống phá, đặc biệt là lợi các dịp diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước (nhất là các kỳ đại hội Đảng, đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp), những diễn biến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tuyên truyền kích động...
Hình thức chủ yếu là tạo ra các diễn đàn trên mạng rất tinh vi, khó phân biệt đúng - sai, thật - giả, tác động trực tiếp vào tâm lý lứa tuổi là tò mò, thích khám phá, thích thể hiện nhằm thu hút nhiều người trẻ truy cập; đăng tải các tài liệu có nội dung phản động, thông tin lập lờ, suy diễn, không đúng bản chất, tung tin đồn nhảm, nêu vấn đề và định hướng bình luận theo hướng tiêu cực, gieo rắc tâm lý hoài nghi, chán nản, dẫn tới mất phương hướng chính trị.
Cùng với đó, một thủ đoạn nữa cũng khá phổ biến là hành vi tán phát, lan truyền ấn phẩm đồi trụy, bạo lực, cổ xúy lối sống thực dụng, hưởng thụ, xa hoa làm tha hóa con người, kích động ham muốn bản năng của giới trẻ dẫn đến lười học tập, làm việc, không nỗ lực vươn lên, ý chí tự lực, tự cường bị thui chột, khát vọng cống hiến mờ nhạt, thậm chí không xuất hiện trong tư duy, tình cảm của người trẻ tuổi ...
Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và bùng nổ thông tin đã làm thay đổi mạnh mẽ phương thức giao tiếp của con người. Bên cạnh tiện ích, mặt trái của mạng xã hội như con dao hai lưỡi tiềm ẩn những nguy hiểm, được các thế lực thù địch sử dụng là một phương tiện hữu hiệu để lôi kéo, tác động xấu đến tư duy, nhận thức, tâm lý giới trẻ, như “bóng ma vô hình” làm hoen ố tâm hồn, suy đồi đạo đức. Trong khi không phải ai cũng có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, bản lĩnh và tỉnh táo để phân biệt được tốt - xấu, đúng - sai khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội. Vô hình chung, đã tạo điều kiện, cơ hội cho các phần tử cực đoan, phản động lợi dụng để xuyên tạc về nền giáo dục nước nhà, phủ nhận sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội giành cho giới trẻ.
Vấn đề đặt ra của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và mỗi người dân là cần phải hết sức tinh tế, chủ động nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, tâm trạng trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, coi đây vừa là nhiệm vụ quan trọng, vừa là trách nhiệm, tình cảm và tâm huyết đối với thế hệ trẻ, để từ đó kịp thời phát hiện những lệch lạc để uốn nắn, tuyên truyền để giới trẻ hiểu bản chất những luận điệu sai trái và tích cực tham gia đấu tranh chống lại những âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch...
(Kỳ tiếp: “Dạy chữ” đi đôi với “Dạy người”: Quan điểm nhất quán vì một thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ)
Dẫn nguồn Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030
Dẫn nguồn từ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
2130 lượt xem
CTV: Hồng Thanh Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã phát huy vai trò, sứ mệnh, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Song, thực tế hiện nay, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường và mạng xã hội, có tình trạng một bộ phận giới trẻ suy thoái về đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng cách mạng, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, không có tư tưởng cống hiến và phấn đấu vươn lên; thiếu ý thức chấp hành pháp luật; không quan tâm đến các giá trị tinh thần và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc...
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã phát huy vai trò, sứ mệnh, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Song, thực tế hiện nay, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường và mạng xã hội, có tình trạng một bộ phận giới trẻ suy thoái về đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng cách mạng, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, không có tư tưởng cống hiến và phấn đấu vươn lên; thiếu ý thức chấp hành pháp luật; không quan tâm đến các giá trị tinh thần và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc...
Tình trạng thanh thiếu niên hư; tội phạm, tệ nạn xã hội trong giới trẻ hiện nay đã và đang diễn biến khá phức tạp.
Trong gia đình, có tình trạng con cái vô lễ, sống đòi hỏi, hưởng thụ, không tôn trọng, gắn bó, yêu thương cha mẹ.
Trong môi trường học đường, có tình trạng học sinh chán học, ham chơi; sa vào thói hư tật xấu (hút thuốc lá điện tử, sử dụng tiền chất ma túy/ma túy núp bóng đồ ăn thức uống...); vi phạm luật giao thông, trộm cắp, cờ bạc, bạo lực học đường (đánh nhau hội đồng; hành hung thầy, cô giáo...).
Những án mạng đau lòng; những cái chết “lãng xẹt” từ những cuộc bỏ nhà đi bụi chỉ vì “thích như thế”, do giận hờn vô cớ hoặc do bế tắc trong các mối quan hệ thầy - trò, bạn bè...
Những “tay cờ bạc gạo” mới ở lứa tuổi thiếu niên. Những con nợ “tín dụng đen” đang ngồi trên ghế nhà trường vì nghiện game, tài xỉu, cá độ trên mạng.
Những mối tình học sinh trong đồng phục Trung học cơ sở, Trung học phổ thông dập dìu sóng đôi vào nhà nghỉ, vô tư thể hiện tình cảm, thậm chí làm chuyện người lớn nơi công cộng...
Nhiều thanh thiếu niên, nhi đồng nghiện điện thoại, thể hiện mình là “anh hùng bàn phím”; trẻ em thì coi những “giang hồ mạng” là Idol (thần tượng) và rất hứng khởi, thích thú a dua, học theo những lời nói thiếu văn hóa, hành vi phản cảm... gây ra những hậu quả và hệ lụy khôn lường đối với chính bản thân cuộc đời các em, ảnh hưởng đến gia đình và môi trường văn hóa lành mạnh của nhà trường và xã hội.
Nguy hiểm hơn cả là một bộ phận giới trẻ suy thoái về đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, vô cảm, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, dễ bị lợi dụng, lôi kéo, dao động, dễ dàng tin, cổ súy những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch... gây ảnh hưởng lớn đến tư tưởng chính trị, đời sống tâm lý của giới trẻ Việt Nam.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đảng, Nhà nước ta đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thực trạng và nguyên nhân trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết về công tác thanh niên và thế hệ trẻ.
Đảng ta đã nhận định: Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ còn những hạn chế, yếu kém. Tình trạng một bộ phận giới trẻ suy thoái đạo đức, lối sống, tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là do “các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục và phát huy thế hệ trẻ; nội dung, hình thức dạy và học các môn lý luận chính trị, đạo đức, lối sống chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng thế hệ trẻ”.
Cùng với đó, “mặt trái của nền kinh tế thị trường; hành vi bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội, trên phim, ảnh, Internet, sách, báo...” là những yếu tố đã trực tiếp tác động đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của giới trẻ hiện nay. Xét về cả chủ quan và khách quan, có những nguyên nhân đến từ đặc thù tâm lý lứa tuổi. Nhiều vụ việc hậu quả đáng tiếc đã xảy ra vì giới trẻ không được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, dẫn đến bế tắc trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập và điều chỉnh tích cực các mối quan hệ xã hội.
Một thủ đoạn dễ nhận thấy nhất là: Phủ nhận những thành tựu đạt được của giáo dục và đào tạo Việt Nam; bịa đặt, bôi nhọ, xuyên tạc về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để thông qua đó thực hiện âm mưu, thủ đoạn, mưu đồ thâm độc, xấu xa, phủ nhận những thành quả của đất nước, của dân tộc Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo; phủ nhận vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế...
Họ cho rằng: Giáo dục Việt Nam là nền giáo dục áp đặt, chạy theo thành tích, một nền giáo dục với những áp lực học đường, không giống như nền giáo dục của các nước tiên tiến, văn minh trên thế giới.
Họ phiếm chỉ: Nền giáo dục như vậy sẽ chỉ tạo ra các thế hệ học sinh giống như “gà công nghiệp” bởi chương trình, kiến thức cồng kềnh, nặng nề, mang tính hình thức, nặng về thành tích, tính ứng dụng chưa cao, không chú trọng đào tạo đạo đức, kỹ năng, lối sống cho học sinh, để rồi dẫn đến tình trạng giới trẻ suy thoái về đạo đức, bạo lực học đường, những vụ án mà thủ phạm và nạn nhân đều chỉ đang ở tuổi thanh, thiếu niên.
Để “chứng minh”, họ lợi dụng, thổi phồng những hiện tượng, vụ việc tiêu cực, hạn chế, tồn tại, yếu kém trong giáo dục nước ta, thông tin sai lệch nhằm câu like, tăng sự hiếu kỳ; triệt để sử dụng mạng xã hội, ra sức tuyên truyền, tô vẽ, khuếch trương về một số nền giáo dục ở nước ngoài, lôi kéo tư tưởng “sùng ngoại, bài nội”.
Đáng nực cười, thậm chí có người chưa hề biết, chưa được trải nghiệm về giáo dục ở nước ngoài nhưng lại hết lời khen ngợi, tung hô đó là điểm đến lý tưởng, con đường tươi sáng để thế hệ trẻ Việt Nam có “điều kiện và cơ hội” làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ của đất nước”. Từ đó lôi kéo, mua chuộc, kích động tâm lý, tư tưởng, tình cảm để thanh niên Việt Nam học tập ở nước ngoài không trở về quê hương cống hiến, thậm chí phát ngôn nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Một thủ đoạn rất thường gặp, là các thế lực cực đoan, thù địch, phản động luôn xác định đối tượng chủ yếu cần mua chuộc, lôi kéo, nhất là trên phương diện tư tưởng, tâm lý chính là giới trẻ. Từ đó điên cuồng chống phá, đặc biệt là lợi các dịp diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước (nhất là các kỳ đại hội Đảng, đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp), những diễn biến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tuyên truyền kích động...
Hình thức chủ yếu là tạo ra các diễn đàn trên mạng rất tinh vi, khó phân biệt đúng - sai, thật - giả, tác động trực tiếp vào tâm lý lứa tuổi là tò mò, thích khám phá, thích thể hiện nhằm thu hút nhiều người trẻ truy cập; đăng tải các tài liệu có nội dung phản động, thông tin lập lờ, suy diễn, không đúng bản chất, tung tin đồn nhảm, nêu vấn đề và định hướng bình luận theo hướng tiêu cực, gieo rắc tâm lý hoài nghi, chán nản, dẫn tới mất phương hướng chính trị.
Cùng với đó, một thủ đoạn nữa cũng khá phổ biến là hành vi tán phát, lan truyền ấn phẩm đồi trụy, bạo lực, cổ xúy lối sống thực dụng, hưởng thụ, xa hoa làm tha hóa con người, kích động ham muốn bản năng của giới trẻ dẫn đến lười học tập, làm việc, không nỗ lực vươn lên, ý chí tự lực, tự cường bị thui chột, khát vọng cống hiến mờ nhạt, thậm chí không xuất hiện trong tư duy, tình cảm của người trẻ tuổi ...
Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và bùng nổ thông tin đã làm thay đổi mạnh mẽ phương thức giao tiếp của con người. Bên cạnh tiện ích, mặt trái của mạng xã hội như con dao hai lưỡi tiềm ẩn những nguy hiểm, được các thế lực thù địch sử dụng là một phương tiện hữu hiệu để lôi kéo, tác động xấu đến tư duy, nhận thức, tâm lý giới trẻ, như “bóng ma vô hình” làm hoen ố tâm hồn, suy đồi đạo đức. Trong khi không phải ai cũng có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, bản lĩnh và tỉnh táo để phân biệt được tốt - xấu, đúng - sai khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội. Vô hình chung, đã tạo điều kiện, cơ hội cho các phần tử cực đoan, phản động lợi dụng để xuyên tạc về nền giáo dục nước nhà, phủ nhận sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội giành cho giới trẻ.
Vấn đề đặt ra của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và mỗi người dân là cần phải hết sức tinh tế, chủ động nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, tâm trạng trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, coi đây vừa là nhiệm vụ quan trọng, vừa là trách nhiệm, tình cảm và tâm huyết đối với thế hệ trẻ, để từ đó kịp thời phát hiện những lệch lạc để uốn nắn, tuyên truyền để giới trẻ hiểu bản chất những luận điệu sai trái và tích cực tham gia đấu tranh chống lại những âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch...
(Kỳ tiếp: “Dạy chữ” đi đôi với “Dạy người”: Quan điểm nhất quán vì một thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ)
Dẫn nguồn Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030
Dẫn nguồn từ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên