CTTĐT - Sáng 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long; các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, các thành viên Ủy ban Quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan.
Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đây là Hội nghị quan trọng để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thảo luận, thống nhất tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để cùng nhau hành động, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế số. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi số toàn dân, toàn diện với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, chú trọng xây dựng hạ tầng số, hoàn thiện thể chế số, đào tạo nhân lực số để "bắt kịp, tiến cùng và vượt lên" trong thế giới đầy biến động hiện nay.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số thời gian qua, kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp; có văn bản chỉ đạo, điều hành phù hợp sau Hội nghị để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cho biết, theo đánh giá của thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam tăng dần qua các năm. Nếu năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, thì năm 2021 đứng thứ 3 và hai năm tiếp theo 2022, 2023 đứng thứ 1. Cụ thể, báo cáo của Google xác định kinh tế số Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 28%, 2023 đạt 19%, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2022 xếp Việt Nam hạng 55 toàn cầu, trong khi Singapore xếp thứ 2, Malaysia 29, Thái Lan 31. Về xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 25/194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Còn theo đánh giá của Việt Nam, chỉ số chuyển đổi số quốc gia (DTI) tăng đều qua các năm, đến năm 2022 đạt 0,71 điểm; các chỉ số thành phần về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao từ 45% - 55%. Về giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, nếu năm 2019 mới chỉ đạt gần 11% thì từ năm 2020 đến nay có bước tăng trưởng đột phá, đến nay đạt 55%, tăng gấp 5 lần so với cả giai đoạn trước 2020; tỉ lệ hồ sơ trực tuyến ở năm 2019 chỉ khoảng 5%, thời điểm hiện tại, tỉ lệ này đạt 43% (tăng hơn 8 lần). Về phát triển kinh tế số, Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỉ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5% và đến tháng 6/2024 là 18,5%...
Trong thời gian qua, công tác chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo tinh thần quyết tâm, quyết liệt, bài bản, khoa học, sáng tạo và hiệu quả. Thông qua các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức nhận thức về chuyển đổi số của cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân đã được nâng cao rõ rệt. Tỉnh đã ban hành Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, đã có 2/3 nhóm đối tượng đã được thụ hưởng các chính sách từ Nghị quyết với tổng số tiền hỗ trợ trên 5 tỷ đồng. Tỉnh đã tập trung xây dựng, ứng dụng, phát triển hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng phục vụ chuyển đổi số… Với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ đã triển khai như trên, chuyển đổi số tỉnh Yên Bái có bước chuyển biến rõ nét trên các mặt, trụ cột, thứ hạng chỉ số DTI của tỉnh tăng nhanh qua từng năm. Tỉnh Yên Bái đang được xếp hạng 15/63 tỉnh, thành phố tăng 25 bậc so với năm 2020, tỉnh Yên Bái là một trong 9 địa phương trong cả nước đứng đầu về nhận thức số…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Hội nghị đã nghe báo cáo và thảo luận về các giải pháp để xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phục vụ phát triển kinh tế số, tháo gỡ những tồn tại, điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong thời gian qua. Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số đã trở thành xu thế bắt buộc, không thể đảo ngược ở bình diện quốc tế, khu vực, quốc gia. Chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”, kinh tế số thẩm thấu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, làm thay đổi cơ bản, sâu sắc các hoạt động kinh tế - xã hội. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương cần phải thống nhất tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để cùng nhau hành động, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế số.
Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới và giao tránh nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CĐS trong thời gian tới.
Đồng thời yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nỗ lực, phấn đấu cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
1252 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long; các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, các thành viên Ủy ban Quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan.
Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đây là Hội nghị quan trọng để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thảo luận, thống nhất tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để cùng nhau hành động, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế số. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi số toàn dân, toàn diện với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, chú trọng xây dựng hạ tầng số, hoàn thiện thể chế số, đào tạo nhân lực số để "bắt kịp, tiến cùng và vượt lên" trong thế giới đầy biến động hiện nay.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số thời gian qua, kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp; có văn bản chỉ đạo, điều hành phù hợp sau Hội nghị để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cho biết, theo đánh giá của thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam tăng dần qua các năm. Nếu năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, thì năm 2021 đứng thứ 3 và hai năm tiếp theo 2022, 2023 đứng thứ 1. Cụ thể, báo cáo của Google xác định kinh tế số Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 28%, 2023 đạt 19%, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2022 xếp Việt Nam hạng 55 toàn cầu, trong khi Singapore xếp thứ 2, Malaysia 29, Thái Lan 31. Về xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 25/194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Còn theo đánh giá của Việt Nam, chỉ số chuyển đổi số quốc gia (DTI) tăng đều qua các năm, đến năm 2022 đạt 0,71 điểm; các chỉ số thành phần về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao từ 45% - 55%. Về giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, nếu năm 2019 mới chỉ đạt gần 11% thì từ năm 2020 đến nay có bước tăng trưởng đột phá, đến nay đạt 55%, tăng gấp 5 lần so với cả giai đoạn trước 2020; tỉ lệ hồ sơ trực tuyến ở năm 2019 chỉ khoảng 5%, thời điểm hiện tại, tỉ lệ này đạt 43% (tăng hơn 8 lần). Về phát triển kinh tế số, Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỉ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5% và đến tháng 6/2024 là 18,5%...
Trong thời gian qua, công tác chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo tinh thần quyết tâm, quyết liệt, bài bản, khoa học, sáng tạo và hiệu quả. Thông qua các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức nhận thức về chuyển đổi số của cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân đã được nâng cao rõ rệt. Tỉnh đã ban hành Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, đã có 2/3 nhóm đối tượng đã được thụ hưởng các chính sách từ Nghị quyết với tổng số tiền hỗ trợ trên 5 tỷ đồng. Tỉnh đã tập trung xây dựng, ứng dụng, phát triển hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng phục vụ chuyển đổi số… Với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ đã triển khai như trên, chuyển đổi số tỉnh Yên Bái có bước chuyển biến rõ nét trên các mặt, trụ cột, thứ hạng chỉ số DTI của tỉnh tăng nhanh qua từng năm. Tỉnh Yên Bái đang được xếp hạng 15/63 tỉnh, thành phố tăng 25 bậc so với năm 2020, tỉnh Yên Bái là một trong 9 địa phương trong cả nước đứng đầu về nhận thức số…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Hội nghị đã nghe báo cáo và thảo luận về các giải pháp để xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phục vụ phát triển kinh tế số, tháo gỡ những tồn tại, điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong thời gian qua. Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số đã trở thành xu thế bắt buộc, không thể đảo ngược ở bình diện quốc tế, khu vực, quốc gia. Chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”, kinh tế số thẩm thấu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, làm thay đổi cơ bản, sâu sắc các hoạt động kinh tế - xã hội. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương cần phải thống nhất tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để cùng nhau hành động, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế số.
Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới và giao tránh nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CĐS trong thời gian tới.
Đồng thời yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nỗ lực, phấn đấu cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Các bài khác
- Lãnh đạo Sở Y tế trả lời chất vấn về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân (18/07/2024)
- Tăng cường nhiều giải pháp ứng phó với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở Yên Bái (18/07/2024)
- Yên Bái: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,38% (17/07/2024)
- Đồng chí Giàng A Tông dâng hương tại Khu di tích Lịch sử - Văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ (17/07/2024)
- Hôm nay, chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 (17/07/2024)
- Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trả lời chất vấn về các giải pháp phát triển du lịch (17/07/2024)
- Yên Bái: Hoàn thành xóa 39 vùng lõm sóng, trắng sóng 3G, 4G (16/07/2024)
- Yên Bái: Phát huy bản sắc, hướng tới sự phát triển bền vững ngành du lịch (16/07/2024)
- Bế mạc Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động tỉnh Yên Bái (14/07/2024)
- Khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho hộ nghèo tại xã Tân Hương, huyện Yên Bình (14/07/2024)
Xem thêm »