CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đến năm 2030, tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khoẻ điện tử đạt trên 95%
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khoẻ điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 97%; tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả đạt trên 95%; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có ít nhất một bác sỹ cơ hữu; 100% thôn bản có nhân viên y tế thôn bản được đào tạo chuyên môn; 100% người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn dân; duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Để đạt được mục tiêu trên, kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở, trong đó tập trung đổi mới và đa dạng hình thức truyền thông, giáo dục sức khóe phù hợp với từng vùng, từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh ”, về vai trò, nhiệm vụ của y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu, khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe cá nhân và bệnh không lây nhiễm; phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe Nhân dân thông qua các chương trình y tế công cộng, công tác dân số. Đẩy mạnh phong trào rèn luyện, nâng cao sức khoẻ toàn dân, tạo điều kiện cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe thường xuyên ngay tại cộng đồng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong xây dựng, triển khai thục hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở; tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn với đổi mới cơ chế tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Vận động tổ chức, cá nhân hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sơ. Triển khai đồng bộ các giải pháp để duy trì thực hiện 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đến năm 2030; tăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm; hoàn thiện và triển khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên cơ sở tính đúng, tính đủ, xác định rõ chính sách phúc lợi, chính sách an sinh trong giá dịch vụ y tế và theo đúng các quy định của pháp luật; triển khai mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình do Nhà nước quy định, từng bước mở rộng danh mục dịch vụ thuộc phạm vi của y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với mức đóng.
Cùng với đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở, thực hiện đồng bộ có hiệu quả việc luân phiên, luân chuyển, điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thương xuyên cho y tế cơ sở, đảm bảo tất cả các ngày trong tuần đều có bác sỹ làm việc tại trạm y tế và đến năm 2030 mỗi trạm y tế xã, phường, thị trấn có ít nhất một bác sỹ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn; thu hút nguồn nhân lực y tế có trình độ chuyên môn giỏi làm việc và gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở; có chính sách đào tạo đặc thù cho khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đổi mới phương thức hoạt động của y tế cơ sở theo hướng chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực hiện quản lý sức khỏe người dân tại gia đình và cộng đồng; thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân tại cộng đồng. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe toàn diện. Hình thành và phát triển mô hình bác sĩ gia đình, thiết lập hệ thống chuyển tuyến chuyên môn linh hoạt, phù hợp với quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh nhằm quản lý, tư vấn và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.
2119 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khoẻ điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 97%; tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả đạt trên 95%; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có ít nhất một bác sỹ cơ hữu; 100% thôn bản có nhân viên y tế thôn bản được đào tạo chuyên môn; 100% người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn dân; duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Để đạt được mục tiêu trên, kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở, trong đó tập trung đổi mới và đa dạng hình thức truyền thông, giáo dục sức khóe phù hợp với từng vùng, từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh ”, về vai trò, nhiệm vụ của y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu, khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe cá nhân và bệnh không lây nhiễm; phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe Nhân dân thông qua các chương trình y tế công cộng, công tác dân số. Đẩy mạnh phong trào rèn luyện, nâng cao sức khoẻ toàn dân, tạo điều kiện cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe thường xuyên ngay tại cộng đồng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong xây dựng, triển khai thục hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở; tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn với đổi mới cơ chế tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Vận động tổ chức, cá nhân hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sơ. Triển khai đồng bộ các giải pháp để duy trì thực hiện 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đến năm 2030; tăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm; hoàn thiện và triển khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên cơ sở tính đúng, tính đủ, xác định rõ chính sách phúc lợi, chính sách an sinh trong giá dịch vụ y tế và theo đúng các quy định của pháp luật; triển khai mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình do Nhà nước quy định, từng bước mở rộng danh mục dịch vụ thuộc phạm vi của y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với mức đóng.
Cùng với đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở, thực hiện đồng bộ có hiệu quả việc luân phiên, luân chuyển, điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thương xuyên cho y tế cơ sở, đảm bảo tất cả các ngày trong tuần đều có bác sỹ làm việc tại trạm y tế và đến năm 2030 mỗi trạm y tế xã, phường, thị trấn có ít nhất một bác sỹ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn; thu hút nguồn nhân lực y tế có trình độ chuyên môn giỏi làm việc và gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở; có chính sách đào tạo đặc thù cho khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đổi mới phương thức hoạt động của y tế cơ sở theo hướng chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực hiện quản lý sức khỏe người dân tại gia đình và cộng đồng; thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân tại cộng đồng. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe toàn diện. Hình thành và phát triển mô hình bác sĩ gia đình, thiết lập hệ thống chuyển tuyến chuyên môn linh hoạt, phù hợp với quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh nhằm quản lý, tư vấn và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.