Trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm, có những chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những chỉ đạo đó đã thể hiện tư duy, tầm nhìn, phương pháp luận khoa học vượt trội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với những vấn đề liên quan đến quân sự - quốc phòng cũng như đường lối bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2022
Xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện
Nhằm tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, bảo đảm cho Quân đội luôn giữ vững bản chất cách mạng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, điều quan trọng là cần thống nhất nhận thức: Bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định để Đảng nắm chắc Quân đội trong mọi tình huống.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Đảng không những đề ra đường lối quân sự, xác định phương hướng phát triển tiềm lực quân sự, quốc phòng của đất nước, xác định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và các chủ trương, giải pháp nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội, mà Đảng còn lãnh đạo việc tổ chức hiện thực hóa quan điểm, đường lối xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.
Để xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện, trước hết phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Tổng Bí thư đề nghị "nâng cao chất lượng công tác chính trị; có nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng”.
Với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu "nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, mà rộng ra là hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội trong tình hình mới”; đồng thời "phối hợp thật tốt với các cơ quan, các binh chủng làm công tác tư tưởng, lý luận, công tác giáo dục chính trị, xây dựng tổ chức Đảng, công tác dân vận; phối hợp với các địa phương phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò xung kích, mẫu mực của Quân đội”.
Tổng Bí thư cũng nhắc nhở, giao nhiệm vụ cho lực lượng Quân đội: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tiếp tục đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với Nhân dân, củng cố vững chắc thế trận lòng dân, tăng thêm niềm tin yêu của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Nhà kiến tạo những định hướng cơ bản và then chốt
Cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) đã khái quát về sự lãnh đạo, chỉ đạo cũng như về cá nhân Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư Nguyễn Phú Trọng là "nhà chiến lược kiến tạo nên những định hướng cơ bản và then chốt trong đường lối bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời đại mới”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm, động viên các đơn vị Hải quân tại căn cứ quân sự Cam Ranh, tháng 5/2016
Dù không phải là một nhà quân sự chuyên nghiệp, song quá trình xây dựng Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - chiến lược quốc gia trọng yếu nhằm thể chế hóa các quan điểm cơ bản của Đảng ta về quốc phòng, sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất tường tận, cụ thể, cặn kẽ và sâu sát, cho thấy sự uyên bác, vốn hiểu biết sâu rộng, cũng như tư duy tầm chiến lược.
Theo đó, điểm cốt lõi, đột phá trong tư duy của Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng Chiến lược Quốc phòng Việt Nam chính là tư tưởng "bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước phải gắn với bảo vệ hòa bình”, bởi hòa bình được coi là giá trị thiêng liêng, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để đất nước phát triển.
Vì thế, Tổng Bí thư luôn yêu cầu Bộ Quốc phòng cần nghiên cứu, nắm chắc tình hình, diễn biến, biến động trên các hướng, các khu vực, nhất là những khu vực trọng yếu; làm tốt công tác dự báo, tham mưu chiến lược, phát hiện sớm, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy T.Ư chỉ đạo ngăn chặn kịp thời các tình huống xảy ra, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ; khẳng định "đây là nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng, có tính sống còn đối với Quân đội”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho hai lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tháng 10/2020
Đối với cán bộ Quân đội, Tổng Bí thư lưu ý cần coi trọng công tác huấn luyện, rèn luyện cả về bản lĩnh, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội. Tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, huấn luyện toàn diện và chuyên sâu, sát đối tượng, theo phương án và yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao. Đặc biệt, phải tập trung giáo dục, rèn luyện, quản lý, nâng cao trình độ chính quy, ý thức chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước, kiên quyết không để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật, mất an toàn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức chiến đấu và bản chất truyền thống của Quân đội.
Quan tâm tới việc điều chỉnh tổ chức Quân đội gắn với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, đây là công việc hệ trọng và cũng rất nhạy cảm, khi thực hiện sẽ tác động rất lớn đến toàn bộ hoạt động của các tổ chức và trạng thái tâm lý, tư tưởng, tình cảm của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong toàn quân, gắn liền với sức mạnh chiến đấu của Quân đội.
Tổng Bí thư yêu cầu công việc này cần được tiến hành "với quyết tâm chính trị rất cao, phương pháp đúng, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để có kế hoạch, lộ trình và bước đi phù hợp; lường trước những thuận lợi, khó khăn, dự kiến các vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết. Tích cực, chủ động, kiên quyết trong tổ chức thực hiện, nhưng phải kiên trì, đồng bộ, chắc chắn, rút kinh nghiệm chặt chẽ qua từng bước thực hiện, tránh chủ quan, nóng vội… Những nơi nào cần thiết và đã chín muồi thì đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trước mắt, tiếp tục điều chỉnh tổ chức biên chế cơ quan chiến lược, chiến dịch, hệ thống nhà trường, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp kinh tế thuần túy về dịch vụ, thương mại”.
Đặc biệt, Tổng Bí thư nhấn mạnh một yêu cầu quan trọng, đó là việc điều chỉnh tổ chức phải làm cho Quân đội thực sự tinh, gọn, nâng cao được sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài.
Theo TPO
1691 lượt xem
Trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm, có những chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những chỉ đạo đó đã thể hiện tư duy, tầm nhìn, phương pháp luận khoa học vượt trội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với những vấn đề liên quan đến quân sự - quốc phòng cũng như đường lối bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện
Nhằm tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, bảo đảm cho Quân đội luôn giữ vững bản chất cách mạng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, điều quan trọng là cần thống nhất nhận thức: Bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định để Đảng nắm chắc Quân đội trong mọi tình huống.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Đảng không những đề ra đường lối quân sự, xác định phương hướng phát triển tiềm lực quân sự, quốc phòng của đất nước, xác định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và các chủ trương, giải pháp nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội, mà Đảng còn lãnh đạo việc tổ chức hiện thực hóa quan điểm, đường lối xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.
Để xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện, trước hết phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Tổng Bí thư đề nghị "nâng cao chất lượng công tác chính trị; có nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng”.
Với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu "nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, mà rộng ra là hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội trong tình hình mới”; đồng thời "phối hợp thật tốt với các cơ quan, các binh chủng làm công tác tư tưởng, lý luận, công tác giáo dục chính trị, xây dựng tổ chức Đảng, công tác dân vận; phối hợp với các địa phương phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò xung kích, mẫu mực của Quân đội”.
Tổng Bí thư cũng nhắc nhở, giao nhiệm vụ cho lực lượng Quân đội: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tiếp tục đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với Nhân dân, củng cố vững chắc thế trận lòng dân, tăng thêm niềm tin yêu của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Nhà kiến tạo những định hướng cơ bản và then chốt
Cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) đã khái quát về sự lãnh đạo, chỉ đạo cũng như về cá nhân Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư Nguyễn Phú Trọng là "nhà chiến lược kiến tạo nên những định hướng cơ bản và then chốt trong đường lối bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời đại mới”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm, động viên các đơn vị Hải quân tại căn cứ quân sự Cam Ranh, tháng 5/2016
Dù không phải là một nhà quân sự chuyên nghiệp, song quá trình xây dựng Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - chiến lược quốc gia trọng yếu nhằm thể chế hóa các quan điểm cơ bản của Đảng ta về quốc phòng, sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất tường tận, cụ thể, cặn kẽ và sâu sát, cho thấy sự uyên bác, vốn hiểu biết sâu rộng, cũng như tư duy tầm chiến lược.
Theo đó, điểm cốt lõi, đột phá trong tư duy của Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng Chiến lược Quốc phòng Việt Nam chính là tư tưởng "bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước phải gắn với bảo vệ hòa bình”, bởi hòa bình được coi là giá trị thiêng liêng, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để đất nước phát triển.
Vì thế, Tổng Bí thư luôn yêu cầu Bộ Quốc phòng cần nghiên cứu, nắm chắc tình hình, diễn biến, biến động trên các hướng, các khu vực, nhất là những khu vực trọng yếu; làm tốt công tác dự báo, tham mưu chiến lược, phát hiện sớm, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy T.Ư chỉ đạo ngăn chặn kịp thời các tình huống xảy ra, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ; khẳng định "đây là nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng, có tính sống còn đối với Quân đội”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho hai lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tháng 10/2020
Đối với cán bộ Quân đội, Tổng Bí thư lưu ý cần coi trọng công tác huấn luyện, rèn luyện cả về bản lĩnh, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội. Tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, huấn luyện toàn diện và chuyên sâu, sát đối tượng, theo phương án và yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao. Đặc biệt, phải tập trung giáo dục, rèn luyện, quản lý, nâng cao trình độ chính quy, ý thức chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước, kiên quyết không để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật, mất an toàn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức chiến đấu và bản chất truyền thống của Quân đội.
Quan tâm tới việc điều chỉnh tổ chức Quân đội gắn với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, đây là công việc hệ trọng và cũng rất nhạy cảm, khi thực hiện sẽ tác động rất lớn đến toàn bộ hoạt động của các tổ chức và trạng thái tâm lý, tư tưởng, tình cảm của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong toàn quân, gắn liền với sức mạnh chiến đấu của Quân đội.
Tổng Bí thư yêu cầu công việc này cần được tiến hành "với quyết tâm chính trị rất cao, phương pháp đúng, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để có kế hoạch, lộ trình và bước đi phù hợp; lường trước những thuận lợi, khó khăn, dự kiến các vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết. Tích cực, chủ động, kiên quyết trong tổ chức thực hiện, nhưng phải kiên trì, đồng bộ, chắc chắn, rút kinh nghiệm chặt chẽ qua từng bước thực hiện, tránh chủ quan, nóng vội… Những nơi nào cần thiết và đã chín muồi thì đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trước mắt, tiếp tục điều chỉnh tổ chức biên chế cơ quan chiến lược, chiến dịch, hệ thống nhà trường, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp kinh tế thuần túy về dịch vụ, thương mại”.
Đặc biệt, Tổng Bí thư nhấn mạnh một yêu cầu quan trọng, đó là việc điều chỉnh tổ chức phải làm cho Quân đội thực sự tinh, gọn, nâng cao được sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài.
Theo TPO