Trong 5 năm qua (từ 2019 - 2024), công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát và phản biện xã hội được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, tập trung thực hiện ngày càng đi vào chiều sâu, đạt kết quả quan trọng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Giàng A Tông tham gia lao động "Ngày cuối tuần cùng dân" tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn
Vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân được MTTQ các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên từng bước cụ thể hóa. Hoạt động tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp được đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng.
Chủ động tham gia góp ý vào dự thảo các chủ trương của cấp ủy Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cùng cấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp. Trong 5 năm, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã phối hợp tổ chức 1.315 buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với trên 106.400 lượt người tham dự.
Cùng với đó, MTTQ các cấp trong tỉnh đã triển khai hiệu quả Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền bằng nhiều hình thức đạt hiệu quả thiết thực.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức triển khai lấy ý kiến, đồng thời tổng hợp các ý kiến góp ý vào 1.335 văn bản như: dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, các dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác của Trung ương và của tỉnh; như Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở, Luật Đất đai sửa đổi..., nhiều ý kiến tham gia có tính khoa học, thực tiễn, được các cơ quan soạn thảo tiếp thu.
Phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội thực hiện Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân.
MTTQ các cấp đã tham dự 2.623 cuộc tiếp xúc đối thoại về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của Nhân dân như việc thu hồi đền bù đất đai, việc xây dựng nông thôn mới...
Qua đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật; giải quyết những vấn đề bức xúc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Các ý kiến, kiến nghị của nhân dân cơ bản đã được lãnh đạo UBND các cấp tiếp thu, trả lời và giao cho các ngành chức năng giải quyết theo thẩm quyền và thông báo cho cử tri, nhân dân tại các kỳ họp của HĐND tỉnh, cấp huyện.
Công tác giám sát của Ủy ban MTTQ và các các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể, chặt chẽ và hiệu quả theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XIII). Nội dung giám sát liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.
Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tham mưu với Tỉnh ủy ban hành 1 nghị quyết chuyên đề về công tác giám sát, phản biện xã hội. MTTQ các cấp chủ trì 1.925 đoàn giám sát, trong đó, cấp tỉnh 40, cấp huyện 179, cấp xã 1.706 đoàn giám sát.
Phối hợp tham gia 410 cuộc giám sát; các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong tỉnh chủ trì tổ chức 474 cuộc giám sát. Sau giám sát, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đã tiếp thu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban MTTQ các cấp.
Hoạt động phản biện xã hội được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động đề nghị cấp ủy, HĐND, UBND cùng cấp cung cấp dự thảo các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tổ chức phản biện theo quy định của pháp luật.
Thông qua hoạt động phản biện xã hội, ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy; chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đảm bảo hợp lý, khả thi và tăng hiệu quả của các chủ trương, chính sách sau khi ban hành, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn, thư phản ánh, kiến nghị theo quy định của pháp luật; tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở, tiến hành hòa giải và hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh ở cộng đồng dân cư góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, từng bước thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
1654 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trong 5 năm qua (từ 2019 - 2024), công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát và phản biện xã hội được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, tập trung thực hiện ngày càng đi vào chiều sâu, đạt kết quả quan trọng.Vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân được MTTQ các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên từng bước cụ thể hóa. Hoạt động tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp được đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng.
Chủ động tham gia góp ý vào dự thảo các chủ trương của cấp ủy Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cùng cấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp. Trong 5 năm, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã phối hợp tổ chức 1.315 buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với trên 106.400 lượt người tham dự.
Cùng với đó, MTTQ các cấp trong tỉnh đã triển khai hiệu quả Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền bằng nhiều hình thức đạt hiệu quả thiết thực.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức triển khai lấy ý kiến, đồng thời tổng hợp các ý kiến góp ý vào 1.335 văn bản như: dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, các dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác của Trung ương và của tỉnh; như Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở, Luật Đất đai sửa đổi..., nhiều ý kiến tham gia có tính khoa học, thực tiễn, được các cơ quan soạn thảo tiếp thu.
Phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội thực hiện Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân.
MTTQ các cấp đã tham dự 2.623 cuộc tiếp xúc đối thoại về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của Nhân dân như việc thu hồi đền bù đất đai, việc xây dựng nông thôn mới...
Qua đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật; giải quyết những vấn đề bức xúc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Các ý kiến, kiến nghị của nhân dân cơ bản đã được lãnh đạo UBND các cấp tiếp thu, trả lời và giao cho các ngành chức năng giải quyết theo thẩm quyền và thông báo cho cử tri, nhân dân tại các kỳ họp của HĐND tỉnh, cấp huyện.
Công tác giám sát của Ủy ban MTTQ và các các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể, chặt chẽ và hiệu quả theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XIII). Nội dung giám sát liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.
Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tham mưu với Tỉnh ủy ban hành 1 nghị quyết chuyên đề về công tác giám sát, phản biện xã hội. MTTQ các cấp chủ trì 1.925 đoàn giám sát, trong đó, cấp tỉnh 40, cấp huyện 179, cấp xã 1.706 đoàn giám sát.
Phối hợp tham gia 410 cuộc giám sát; các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong tỉnh chủ trì tổ chức 474 cuộc giám sát. Sau giám sát, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đã tiếp thu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban MTTQ các cấp.
Hoạt động phản biện xã hội được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động đề nghị cấp ủy, HĐND, UBND cùng cấp cung cấp dự thảo các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tổ chức phản biện theo quy định của pháp luật.
Thông qua hoạt động phản biện xã hội, ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy; chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đảm bảo hợp lý, khả thi và tăng hiệu quả của các chủ trương, chính sách sau khi ban hành, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn, thư phản ánh, kiến nghị theo quy định của pháp luật; tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở, tiến hành hòa giải và hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh ở cộng đồng dân cư góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, từng bước thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.