Sáng ngày 30/7/2024, tại tỉnh Lào Cai, Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đã tổ chức buổi làm việc với các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên thường trực Tiểu ban chủ trì buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.
Về phía Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế - Xã hội có các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Xã hội của Quốc hội; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Quang cảnh buổi làm việc.
Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
Về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc.
Buổi làm việc của Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế - Xã hội với các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tập trung vào 04 nội dung trọng tâm: Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 các tỉnh trong vùng; những nút thắt, bất cập về thể chế, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; các mô hình, cách làm tốt, sáng tạo của các địa phương và vùng; những kiến nghị đối với Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030 của cả nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi làm việc.
Báo cáo với Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cho biết: Tỉnh Lào Cai đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI bằng 18 Đề án trọng tâm giai đoạn 2020 - 2025, 17 Nghị quyết chuyên đề để tập trung mọi nguồn lực thực hiện. Lào Cai cũng xác định “Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại” là khâu đột phá; tăng cường phân cấp, phân quyền; nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt là “Giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ Nhân dân, giữ biên giới”. Sau gần 04 năm triển khai Nghị quyết Đại hội, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai có bước phát triển khá toàn diện: Tốc độ tăng trưởng GRDP cao hơn với mức bình quân của vùng và cả nước; thu ngân sách Nhà nước vượt 10.000 tỷ/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 5%; tỷ lệ bao phủ y tế đạt 95,7%; các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, môi trường được quan tâm; công tác xã hội, xoá nhà tạm, nhà dột nát được quyết liệt chỉ đạo; bảo đảm an ninh quốc phòng, đối ngoại không ngừng mở rộng; biên giới ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế…. So với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, cơ bản các chỉ tiêu đều đạt tiến độ đề ra; trong 24 chỉ tiêu chính có 06/24 chỉ tiêu đã hoàn thành, 14/24 chỉ tiêu đạt trên 70% trở lên, 04/24 chỉ tiêu đạt trong khoảng từ 50 - 70%; chỉ còn 01 chỉ tiêu thành phần đạt dưới 50%. Mặc dù kết quả đạt được khá tích cực, song với Lào Cai cũng như các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, thách thức.
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong tham gia ý kiến và đề xuất một số nội dung đối với Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030 của cả nước.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho biết lần đầu tiên trong một nhiệm kỳ, Bộ Chính trị ban hành đủ 06 Nghị quyết về phát triển 06 vùng kinh tế. Đề nghị Tiêu ban Kinh tế - Xã hội khi xây dựng báo cáo trình Đại hội Đảng lần thứ XIV đưa nội dung này thành một mục nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đề nghị Chính phủ, Quốc hội nghiên cứu có cơ chế đặc biệt, đặc thù cho vùng Trung du và Miền núi phía Bắc vì đây vẫn là vùng nghèo nhất, khó khăn nhất cả nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định 03 lĩnh vực đột phá về thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng. Đề nghị Tiểu ban Kinh tế - Xã hội nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách, về phối hợp giữa các tỉnh, liên vùng; đánh giá về quản lý, sử dụng nợ công. Ngoài thể chế chung của vùng, đề nghị quan tâm đến liên kết vùng, tập trung vào kết nối cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh một số tuyến kết nối: tuyến cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ; tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Lào Cai - Yên Bái; khởi công sớm kết nối tuyến dọc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng; đường sắt tốc độ cao… Ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế còn có nhiệm vụ bảo vệ biên giới; đề nghị Trung ương, Quốc hội, Chính phủ có chương trình chung về quản lý đường tuần tra biên giới, kè bảo vệ cột mốc khu vực biên giới để có lộ trình đầu tư trên toàn tuyến, trong đó có Lào Cai…
Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; khó khăn, vướng mắc, hạn chế cần giải quyết, tháo gỡ và một số vấn đề kiến nghị đưa vào Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030 của cả nước.
Lãnh đạo một số tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tham gia ý kiến tại buổi làm việc.
Theo đó, các tỉnh trong vùng trao đổi, đề xuất tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện thể chế; quan tâm, ưu tiên cho vùng lõi nghèo, nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù cho vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; có chính sách mạnh hơn để phát huy nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho phát triển địa phương, phát triển vùng; củng cố yếu tố nội lực của nền kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân; tăng cường công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược thuộc các lĩnh vực mới, công nghệ cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển du lịch thực sự trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, phát triển công nghiệp văn hoá; tăng phân cấp, phân quyền cho các địa phương; phân bổ nguồn lực phù hợp cho các tỉnh trong vùng, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông; có chính sách bổ sung, hỗ trợ nguồn nhân lực cán bộ, công chức, viên chức cho cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách về bảo vệ, phát triển rừng, tín chỉ carbon; đầu tư phát triển hạ tầng cửa khẩu quốc tế, mô hình cửa khẩu thông minh; định hướng xây dựng triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đề xuất một số cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển rừng, tín chỉ carbon.
Trao đổi tại buổi làm việc, một số thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cho rằng vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có những đặc thù, nét riêng so với các vùng khác trên cả nước. Bên cạnh việc giải đáp một số đề xuất, kiến nghị tại buổi làm việc liên quan đến dự án đầu tư, nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng biên giới… đại biểu đề nghị các tỉnh trong vùng tập trung phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG; tiếp tục duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại; mở rộng, nâng cấp các cửa khẩu; đẩy mạnh xây dựng cửa khẩu thông minh, phát triển kinh tế khu vực biên giới; phối hợp với cơ quan trung ương đánh giá kết quả triển khai thực hiện, chỉ ra những việc cần làm trong giai đoạn 2026 - 2030…
Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết đối với việc phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể và các bộ, ngành Trung ương liên quan đang nghiên cứu, tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết với vai trò là cơ quan thường trực Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội sẽ tiếp thu, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các địa phương trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tại buổi làm việc ngày hôm nay để chọn lọc những nội dung phù hợp đưa vào dự thảo Báo cáo Đại hội Đảng lần thứ XIV.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu, hữu ích của đại biểu các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tại buổi làm việc hôm nay. Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ luôn coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt cho vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; tinh thần chung là cần phải có sự ưu tiên về cơ chế, chính sách, nguồn lực cho khu vực này trong thời gian tới; trước hết là trong nội dung Văn kiện chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng có 07 vấn đề chính được đề cập đến thông qua ý kiến của các đại biểu. Trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, đề xuất có cơ chế chính sách đặc thù cho vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nhân lực là đồng bào dân tộc, nhân lực chất lượng cao, công tác đào tạo, biên chế; liên kết vùng đảm bảo thực chất, đặc biệt là liên kết mạng lưới hạ tầng giao thông để khai thác tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế; phân bổ chỉ tiêu hợp lý, đặc biệt là chỉ tiêu sử dụng đất; bảo vệ, phát triển rừng gắn với du lịch, nông nghiệp, tín chỉ carbon, tạo nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống người dân trong vùng; phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hoá dân tộc…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang kết luận buổi làm việc.
Đồng chí giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành Trung ương liên quan tính toán, tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá và nghiên cứu tổ chức thêm các buổi làm việc như ngày hôm nay tại địa phương khác để tổng hợp ý kiến phục vụ công tác xây dựng Báo cáo. Phó Thủ tướng cho rằng mỗi địa phương đều có cách làm riêng để phát triển kinh tế - xã hội và mong muốn các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc bên cạnh việc tận dụng, phát huy tiềm năng, lợi thế của mình cần chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm hay, cách làm mới, sáng tạo để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện như mục tiêu Quy hoạch vùng đặt ra.
(Theo Cổng TTĐT tỉnh Lào Cai)
1404 lượt xem
Sáng ngày 30/7/2024, tại tỉnh Lào Cai, Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đã tổ chức buổi làm việc với các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên thường trực Tiểu ban chủ trì buổi làm việc.Về phía Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế - Xã hội có các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Xã hội của Quốc hội; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Quang cảnh buổi làm việc.
Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
Về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc.
Buổi làm việc của Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế - Xã hội với các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tập trung vào 04 nội dung trọng tâm: Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 các tỉnh trong vùng; những nút thắt, bất cập về thể chế, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; các mô hình, cách làm tốt, sáng tạo của các địa phương và vùng; những kiến nghị đối với Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030 của cả nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi làm việc.
Báo cáo với Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cho biết: Tỉnh Lào Cai đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI bằng 18 Đề án trọng tâm giai đoạn 2020 - 2025, 17 Nghị quyết chuyên đề để tập trung mọi nguồn lực thực hiện. Lào Cai cũng xác định “Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại” là khâu đột phá; tăng cường phân cấp, phân quyền; nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt là “Giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ Nhân dân, giữ biên giới”. Sau gần 04 năm triển khai Nghị quyết Đại hội, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai có bước phát triển khá toàn diện: Tốc độ tăng trưởng GRDP cao hơn với mức bình quân của vùng và cả nước; thu ngân sách Nhà nước vượt 10.000 tỷ/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 5%; tỷ lệ bao phủ y tế đạt 95,7%; các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, môi trường được quan tâm; công tác xã hội, xoá nhà tạm, nhà dột nát được quyết liệt chỉ đạo; bảo đảm an ninh quốc phòng, đối ngoại không ngừng mở rộng; biên giới ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế…. So với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, cơ bản các chỉ tiêu đều đạt tiến độ đề ra; trong 24 chỉ tiêu chính có 06/24 chỉ tiêu đã hoàn thành, 14/24 chỉ tiêu đạt trên 70% trở lên, 04/24 chỉ tiêu đạt trong khoảng từ 50 - 70%; chỉ còn 01 chỉ tiêu thành phần đạt dưới 50%. Mặc dù kết quả đạt được khá tích cực, song với Lào Cai cũng như các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, thách thức.
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong tham gia ý kiến và đề xuất một số nội dung đối với Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030 của cả nước.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho biết lần đầu tiên trong một nhiệm kỳ, Bộ Chính trị ban hành đủ 06 Nghị quyết về phát triển 06 vùng kinh tế. Đề nghị Tiêu ban Kinh tế - Xã hội khi xây dựng báo cáo trình Đại hội Đảng lần thứ XIV đưa nội dung này thành một mục nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đề nghị Chính phủ, Quốc hội nghiên cứu có cơ chế đặc biệt, đặc thù cho vùng Trung du và Miền núi phía Bắc vì đây vẫn là vùng nghèo nhất, khó khăn nhất cả nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định 03 lĩnh vực đột phá về thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng. Đề nghị Tiểu ban Kinh tế - Xã hội nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách, về phối hợp giữa các tỉnh, liên vùng; đánh giá về quản lý, sử dụng nợ công. Ngoài thể chế chung của vùng, đề nghị quan tâm đến liên kết vùng, tập trung vào kết nối cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh một số tuyến kết nối: tuyến cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ; tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Lào Cai - Yên Bái; khởi công sớm kết nối tuyến dọc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng; đường sắt tốc độ cao… Ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế còn có nhiệm vụ bảo vệ biên giới; đề nghị Trung ương, Quốc hội, Chính phủ có chương trình chung về quản lý đường tuần tra biên giới, kè bảo vệ cột mốc khu vực biên giới để có lộ trình đầu tư trên toàn tuyến, trong đó có Lào Cai…
Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; khó khăn, vướng mắc, hạn chế cần giải quyết, tháo gỡ và một số vấn đề kiến nghị đưa vào Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030 của cả nước.
Lãnh đạo một số tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tham gia ý kiến tại buổi làm việc.
Theo đó, các tỉnh trong vùng trao đổi, đề xuất tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện thể chế; quan tâm, ưu tiên cho vùng lõi nghèo, nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù cho vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; có chính sách mạnh hơn để phát huy nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho phát triển địa phương, phát triển vùng; củng cố yếu tố nội lực của nền kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân; tăng cường công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược thuộc các lĩnh vực mới, công nghệ cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển du lịch thực sự trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, phát triển công nghiệp văn hoá; tăng phân cấp, phân quyền cho các địa phương; phân bổ nguồn lực phù hợp cho các tỉnh trong vùng, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông; có chính sách bổ sung, hỗ trợ nguồn nhân lực cán bộ, công chức, viên chức cho cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách về bảo vệ, phát triển rừng, tín chỉ carbon; đầu tư phát triển hạ tầng cửa khẩu quốc tế, mô hình cửa khẩu thông minh; định hướng xây dựng triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đề xuất một số cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển rừng, tín chỉ carbon.
Trao đổi tại buổi làm việc, một số thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cho rằng vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có những đặc thù, nét riêng so với các vùng khác trên cả nước. Bên cạnh việc giải đáp một số đề xuất, kiến nghị tại buổi làm việc liên quan đến dự án đầu tư, nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng biên giới… đại biểu đề nghị các tỉnh trong vùng tập trung phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG; tiếp tục duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại; mở rộng, nâng cấp các cửa khẩu; đẩy mạnh xây dựng cửa khẩu thông minh, phát triển kinh tế khu vực biên giới; phối hợp với cơ quan trung ương đánh giá kết quả triển khai thực hiện, chỉ ra những việc cần làm trong giai đoạn 2026 - 2030…
Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết đối với việc phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể và các bộ, ngành Trung ương liên quan đang nghiên cứu, tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết với vai trò là cơ quan thường trực Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội sẽ tiếp thu, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các địa phương trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tại buổi làm việc ngày hôm nay để chọn lọc những nội dung phù hợp đưa vào dự thảo Báo cáo Đại hội Đảng lần thứ XIV.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu, hữu ích của đại biểu các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tại buổi làm việc hôm nay. Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ luôn coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt cho vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; tinh thần chung là cần phải có sự ưu tiên về cơ chế, chính sách, nguồn lực cho khu vực này trong thời gian tới; trước hết là trong nội dung Văn kiện chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng có 07 vấn đề chính được đề cập đến thông qua ý kiến của các đại biểu. Trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, đề xuất có cơ chế chính sách đặc thù cho vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nhân lực là đồng bào dân tộc, nhân lực chất lượng cao, công tác đào tạo, biên chế; liên kết vùng đảm bảo thực chất, đặc biệt là liên kết mạng lưới hạ tầng giao thông để khai thác tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế; phân bổ chỉ tiêu hợp lý, đặc biệt là chỉ tiêu sử dụng đất; bảo vệ, phát triển rừng gắn với du lịch, nông nghiệp, tín chỉ carbon, tạo nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống người dân trong vùng; phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hoá dân tộc…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang kết luận buổi làm việc.
Đồng chí giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành Trung ương liên quan tính toán, tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá và nghiên cứu tổ chức thêm các buổi làm việc như ngày hôm nay tại địa phương khác để tổng hợp ý kiến phục vụ công tác xây dựng Báo cáo. Phó Thủ tướng cho rằng mỗi địa phương đều có cách làm riêng để phát triển kinh tế - xã hội và mong muốn các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc bên cạnh việc tận dụng, phát huy tiềm năng, lợi thế của mình cần chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm hay, cách làm mới, sáng tạo để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện như mục tiêu Quy hoạch vùng đặt ra.
(Theo Cổng TTĐT tỉnh Lào Cai)