CTTĐT - Trước tình hình dịch bệnh động vật trên cạn hiện nay đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm.
Phun tiêu độc khử trùng môi trường phòng chống dịch tả lợi châu Phi
UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các huyện, thị xã, thành phố theo các quy định hiện hành; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức chỉ đạo giám sát dịch chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại những vùng có nguy cơ cao, phát hiện sớm, cảnh báo và hướng dẫn nguời chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh, tổ chức triển khai tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Chỉ đạo việc tăng cường, phối hợp với huyện có dịch bệnh gia súc tổ chức phòng, chống bệnh, khẩn trương xử lý dứt điểm ổ dịch, không để phát sinh thêm ổ dịch mới. Tổ chức mua vắc xin Lở mồm long móng và triển khai tiêm phòng cho đàn trâu, bò.
Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng Công an, Quản lý thị trường… tăng cường kiểm tra buôn bán giết mổ động vật, sản phẩm động vật; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tính chất nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh; hướng dẫn sử dụng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tham mưu đề xuất kịp thời các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; cập nhật báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Thú y tỉnh hình dịch bệnh theo quy định.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tăng cường giám sát dịch bệnh đến các cơ sở, các hộ chăn nuôi nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, phát hiện sớm dịch bệnh. Khi dịch bệnh phát sinh, tổ chức lấy mẫu gửi xét nghiệm để xác định bệnh, tổ chức phòng chống dịch bệnh, xử lý ổ dịch triệt để không để lây lan ra diện rộng.
Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Khi phát sinh dịch bệnh quyết liệt tổ chức triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và báo cáo kịp thời theo quy định. Nếu để xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý thì chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh…
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình dịch bệnh động vật trên cạn hiện nay đang diễn biến phức tạp. Tại tỉnh Yên Bái bệnh Lở mồm long móng xảy ra từ ngày 01/5/2024 đến ngày 11/6/2024 tại 47 hộ, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tổng số gia súc (trâu, bò, lợn) mắc bệnh 104 con, bị chết và tiêu hủy 16 con; Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra từ ngày 09/5/2024 đến ngày 30/6/2024 tại 69 hộ, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tổng số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy là 295 con. Ngày 19/7/2024 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 01 hộ, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, số lợn ốm, mắc bệnh, tiêu hủy 20 con. |
1950 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trước tình hình dịch bệnh động vật trên cạn hiện nay đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm.UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các huyện, thị xã, thành phố theo các quy định hiện hành; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức chỉ đạo giám sát dịch chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại những vùng có nguy cơ cao, phát hiện sớm, cảnh báo và hướng dẫn nguời chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh, tổ chức triển khai tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Chỉ đạo việc tăng cường, phối hợp với huyện có dịch bệnh gia súc tổ chức phòng, chống bệnh, khẩn trương xử lý dứt điểm ổ dịch, không để phát sinh thêm ổ dịch mới. Tổ chức mua vắc xin Lở mồm long móng và triển khai tiêm phòng cho đàn trâu, bò.
Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng Công an, Quản lý thị trường… tăng cường kiểm tra buôn bán giết mổ động vật, sản phẩm động vật; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tính chất nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh; hướng dẫn sử dụng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tham mưu đề xuất kịp thời các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; cập nhật báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Thú y tỉnh hình dịch bệnh theo quy định.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tăng cường giám sát dịch bệnh đến các cơ sở, các hộ chăn nuôi nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, phát hiện sớm dịch bệnh. Khi dịch bệnh phát sinh, tổ chức lấy mẫu gửi xét nghiệm để xác định bệnh, tổ chức phòng chống dịch bệnh, xử lý ổ dịch triệt để không để lây lan ra diện rộng.
Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Khi phát sinh dịch bệnh quyết liệt tổ chức triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và báo cáo kịp thời theo quy định. Nếu để xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý thì chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh…
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình dịch bệnh động vật trên cạn hiện nay đang diễn biến phức tạp. Tại tỉnh Yên Bái bệnh Lở mồm long móng xảy ra từ ngày 01/5/2024 đến ngày 11/6/2024 tại 47 hộ, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tổng số gia súc (trâu, bò, lợn) mắc bệnh 104 con, bị chết và tiêu hủy 16 con; Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra từ ngày 09/5/2024 đến ngày 30/6/2024 tại 69 hộ, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tổng số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy là 295 con. Ngày 19/7/2024 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 01 hộ, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, số lợn ốm, mắc bệnh, tiêu hủy 20 con.