CTTĐT - Đó là mục tiêu mà tỉnh Yên Bái đề ra theo kế hoạch 166/KH-UBND xây dựng huyện Trấn Yên hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trog năm 2025 vừa được UBND tỉnh ban hành.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy thăm xã Việt Thành, huyện Trấn Yên
Theo đó, tỉnh Yên Bái sẽ huy động cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng nông thôn mới; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ huyện Trấn Yên thực hiện hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao heo Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;hoàn thành hồ sơ đánh giá cấp huyện về các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, hồ sơ thẩm tra cấp tỉnh trong năm 2024 và công nhận huyện Trấn Yên đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2025 một cách căn cơ, bài bản, thực chất và có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tổng nhu cầu vốn từ Ngân sách Nhà nước năm 2024 - 2025 để hoàn thành Đề án huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 232.370 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương là 14.326 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh là 140.900 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách huyện là 77.144 triệu đồng.
Để thực hiện hoàn thành kế hoạch này, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thực hiện các tiêu chí về môi trường…
Đẩy mạnh phát triển sản xuất, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tạo sinh kế, công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông thôn mới.
Tập trung huy động tối đa các nguồn lực và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn và các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.
Hoàn thiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; nâng cao chất lượng môi trường sống, lấy sự hài hòng của nhân dân là mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, huy động tối đa nguồn lực của địa phương, vốn đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cộng đồng dân cư và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới…
1750 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đó là mục tiêu mà tỉnh Yên Bái đề ra theo kế hoạch 166/KH-UBND xây dựng huyện Trấn Yên hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trog năm 2025 vừa được UBND tỉnh ban hành.Theo đó, tỉnh Yên Bái sẽ huy động cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng nông thôn mới; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ huyện Trấn Yên thực hiện hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao heo Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;hoàn thành hồ sơ đánh giá cấp huyện về các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, hồ sơ thẩm tra cấp tỉnh trong năm 2024 và công nhận huyện Trấn Yên đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2025 một cách căn cơ, bài bản, thực chất và có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tổng nhu cầu vốn từ Ngân sách Nhà nước năm 2024 - 2025 để hoàn thành Đề án huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 232.370 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương là 14.326 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh là 140.900 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách huyện là 77.144 triệu đồng.
Để thực hiện hoàn thành kế hoạch này, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thực hiện các tiêu chí về môi trường…
Đẩy mạnh phát triển sản xuất, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tạo sinh kế, công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông thôn mới.
Tập trung huy động tối đa các nguồn lực và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn và các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.
Hoàn thiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; nâng cao chất lượng môi trường sống, lấy sự hài hòng của nhân dân là mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, huy động tối đa nguồn lực của địa phương, vốn đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cộng đồng dân cư và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới…