Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã khuyến khích người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh… Mỗi nơi mỗi cách làm, nhưng đều trên tinh thần phát huy tối đa thế mạnh của địa phương.
Phát triển chăn nuôi thủy sản trên Hồ Thác Bà, huyện Yên Bình
Có trên 19.000 ha mặt nước hồ Thác Bà, những năm qua, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo phát triển thủy sản bằng nhiều giải pháp, đặc biệt là quan tâm thu hút, mời gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng với quy mô lớn. Nhờ đó đến nay, toàn huyện đã có 2 doanh nghiệp, 5 HTX, 6 tổ hợp tác với trên 2.000 lồng nuôi cá; tổng sản lượng thủy sản toàn huyện hàng năm đạt 8.500 tấn.
Năm 2024, huyện Yên Bình đặt mục tiêu tăng diện tích nuôi trồng, khai thác thủy sản lên 800 ha, phát triển ổn định 2.500 lồng cá, sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt trên 9.200 tấn, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân từ 1,8 - 2%/năm; cơ cấu thủy sản chiếm từ 19 - 20% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Chị Nguyễn Thị Hà, hộ nuôi cá ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình cho biết, nhờ các chính sách hỗ trợ của huyện, mỗi năm gia đình chị cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn con cá giống, đem về nguồn thu hàng trăm triệu đồng.
“Làm cá giống vốn bỏ ra không quá nhiều như cá thịt, làm cá giống có thể bán từ lúc 2 tháng, 5 tháng, 7 tháng hoặc 1 - 2 tuần nếu khách thích mình giao luôn để lấy vốn”, chị Hà nói.
Ngoài thủy sản, huyện Yên Bình còn phát triển mạnh về trồng bưởi đặc sản Đại Minh với trên 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở 2 xã Đại Minh và Hán Đà. Huyện đã quan tâm chỉ đạo các hộ dân trồng bưởi nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm quả bưởi thông qua việc sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP; đồng thời mời các viện nghiên cứu, các trường đại học chuyển giao các biện pháp kỹ thuật để duy trì, nâng cao chất lượng quả bưởi. Nhờ đó, sản phẩm bưởi Đại Minh của huyện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Ông Phạm Văn Kim, người trồng bưởi ở thôn Phai Tung, xã Đại Minh, huyện Yên Bình cho biết: “Bưởi Đại Minh để duy trì được lâu bền thì thứ nhất về thuốc bảo vệ thực vật phải theo quy trình, thứ hai về phân bón thì phải dùng chủ yếu là phân vi sinh, như nhà tôi đây chủ yếu sử dụng đậu tương, cá ngâm ra để tưới, chăm sóc cây”.
Ông Lã Tuấn Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình chia sẻ, việc người dân, doanh nghiệp chủ động đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác, đồng thời áp dụng các quy trình sản xuất an toàn là tiền đề để thực hiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững ở Yên Bình; qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân và đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
“Huyện đã tập trung vào chuyển đổi cơ cấu giống bằng những giống có năng suất, chất lượng cao. Huyện cũng rất quan tâm, trong các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp sẽ gắn với phát triển du lịch. Huyện cũng sẽ lựa chọn những khu vực đảo Hồ Thác Bà quy hoạch cây xanh để phát triển các loại cây gỗ quý, gỗ lớn lâu năm”, ông Lã Tuấn Hưng cho biết.
Tại thị xã Nghĩa Lộ, những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất kém hiệu quả sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được đẩy mạnh. Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ canh tác của người dân, hiện nay thị xã Nghĩa Lộ đang phát triển mạnh các loại cây ăn quả như: bưởi, thanh long, nhãn, ổi... với tổng diện tích trên 500ha, sản lượng hàng năm đạt gần 970 tấn, mang về doanh thu hàng chục tỷ đồng cho người dân.
Ông Trần Bá Đức, ở thôn 8, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ phấn khởi chia sẻ, để có thu nhập bình quân 500 triệu đồng/năm, gia đình ông trồng đa dạng các loại cây như thanh long, nhãn, vú sữa, bưởi, mận, và các loại cây được trồng theo từng khu vực để thuận tiện trong quá trình chăm sóc và thu hoạch. “Lợi thế ở đây là đồng đất chúng tôi đang ở rất ít mưa nên hoa quả rất ngon. Nước tưới thì dẫn nước ở khe suối xuống”, ông Trần Bá Đức phấn khởi.
Trồng Thanh Long cho thu nhập ổn định ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Ông Vũ Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết, thị xã đã quy hoạch các loại cây ăn quả gọn theo từng vùng để thuận lợi cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Song song với đó, thị xã cũng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất các lĩnh vực nông nghiệp, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người dân, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, tạo uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ.
“Thị xã cũng đã vận động các hộ trồng cây ăn qủa thành lập các HTX. Các HTX đó sẽ là đơn vị chủ trì, hướng dẫn đối với người dân thực hiện các quy trình sản xuất an toàn theo hướng phát triển sản phẩm OCOP, từ đó đã được người tiêu dùng tin tưởng, tiêu thụ rất tốt”, ông Vũ Đức Trung cho biết thêm.
Thực tế cho thấy, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền các địa phương và ngành chức năng, từ khi triển khai xây dựng NTM, nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX đã mạnh dạn thay đổi phương thức, cách thức, chuyển đổi mô hình sản xuất để gia tăng giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Người dân mỗi vùng mỗi cách làm nhưng đều tận dụng tối đa lợi thế của địa phương để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tất cả đều hướng đến mục tiêu từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và cộng đồng.
1502 lượt xem
Theo VOV
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã khuyến khích người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh… Mỗi nơi mỗi cách làm, nhưng đều trên tinh thần phát huy tối đa thế mạnh của địa phương.Có trên 19.000 ha mặt nước hồ Thác Bà, những năm qua, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo phát triển thủy sản bằng nhiều giải pháp, đặc biệt là quan tâm thu hút, mời gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng với quy mô lớn. Nhờ đó đến nay, toàn huyện đã có 2 doanh nghiệp, 5 HTX, 6 tổ hợp tác với trên 2.000 lồng nuôi cá; tổng sản lượng thủy sản toàn huyện hàng năm đạt 8.500 tấn.
Năm 2024, huyện Yên Bình đặt mục tiêu tăng diện tích nuôi trồng, khai thác thủy sản lên 800 ha, phát triển ổn định 2.500 lồng cá, sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt trên 9.200 tấn, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân từ 1,8 - 2%/năm; cơ cấu thủy sản chiếm từ 19 - 20% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Chị Nguyễn Thị Hà, hộ nuôi cá ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình cho biết, nhờ các chính sách hỗ trợ của huyện, mỗi năm gia đình chị cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn con cá giống, đem về nguồn thu hàng trăm triệu đồng.
“Làm cá giống vốn bỏ ra không quá nhiều như cá thịt, làm cá giống có thể bán từ lúc 2 tháng, 5 tháng, 7 tháng hoặc 1 - 2 tuần nếu khách thích mình giao luôn để lấy vốn”, chị Hà nói.
Ngoài thủy sản, huyện Yên Bình còn phát triển mạnh về trồng bưởi đặc sản Đại Minh với trên 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở 2 xã Đại Minh và Hán Đà. Huyện đã quan tâm chỉ đạo các hộ dân trồng bưởi nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm quả bưởi thông qua việc sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP; đồng thời mời các viện nghiên cứu, các trường đại học chuyển giao các biện pháp kỹ thuật để duy trì, nâng cao chất lượng quả bưởi. Nhờ đó, sản phẩm bưởi Đại Minh của huyện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Ông Phạm Văn Kim, người trồng bưởi ở thôn Phai Tung, xã Đại Minh, huyện Yên Bình cho biết: “Bưởi Đại Minh để duy trì được lâu bền thì thứ nhất về thuốc bảo vệ thực vật phải theo quy trình, thứ hai về phân bón thì phải dùng chủ yếu là phân vi sinh, như nhà tôi đây chủ yếu sử dụng đậu tương, cá ngâm ra để tưới, chăm sóc cây”.
Ông Lã Tuấn Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình chia sẻ, việc người dân, doanh nghiệp chủ động đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác, đồng thời áp dụng các quy trình sản xuất an toàn là tiền đề để thực hiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững ở Yên Bình; qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân và đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
“Huyện đã tập trung vào chuyển đổi cơ cấu giống bằng những giống có năng suất, chất lượng cao. Huyện cũng rất quan tâm, trong các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp sẽ gắn với phát triển du lịch. Huyện cũng sẽ lựa chọn những khu vực đảo Hồ Thác Bà quy hoạch cây xanh để phát triển các loại cây gỗ quý, gỗ lớn lâu năm”, ông Lã Tuấn Hưng cho biết.
Tại thị xã Nghĩa Lộ, những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất kém hiệu quả sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được đẩy mạnh. Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ canh tác của người dân, hiện nay thị xã Nghĩa Lộ đang phát triển mạnh các loại cây ăn quả như: bưởi, thanh long, nhãn, ổi... với tổng diện tích trên 500ha, sản lượng hàng năm đạt gần 970 tấn, mang về doanh thu hàng chục tỷ đồng cho người dân.
Ông Trần Bá Đức, ở thôn 8, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ phấn khởi chia sẻ, để có thu nhập bình quân 500 triệu đồng/năm, gia đình ông trồng đa dạng các loại cây như thanh long, nhãn, vú sữa, bưởi, mận, và các loại cây được trồng theo từng khu vực để thuận tiện trong quá trình chăm sóc và thu hoạch. “Lợi thế ở đây là đồng đất chúng tôi đang ở rất ít mưa nên hoa quả rất ngon. Nước tưới thì dẫn nước ở khe suối xuống”, ông Trần Bá Đức phấn khởi.
Trồng Thanh Long cho thu nhập ổn định ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Ông Vũ Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết, thị xã đã quy hoạch các loại cây ăn quả gọn theo từng vùng để thuận lợi cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Song song với đó, thị xã cũng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất các lĩnh vực nông nghiệp, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người dân, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, tạo uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ.
“Thị xã cũng đã vận động các hộ trồng cây ăn qủa thành lập các HTX. Các HTX đó sẽ là đơn vị chủ trì, hướng dẫn đối với người dân thực hiện các quy trình sản xuất an toàn theo hướng phát triển sản phẩm OCOP, từ đó đã được người tiêu dùng tin tưởng, tiêu thụ rất tốt”, ông Vũ Đức Trung cho biết thêm.
Thực tế cho thấy, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền các địa phương và ngành chức năng, từ khi triển khai xây dựng NTM, nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX đã mạnh dạn thay đổi phương thức, cách thức, chuyển đổi mô hình sản xuất để gia tăng giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Người dân mỗi vùng mỗi cách làm nhưng đều tận dụng tối đa lợi thế của địa phương để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tất cả đều hướng đến mục tiêu từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và cộng đồng.