CTTĐT - Tính đến 7h00 sáng ngày 6/8/2024, trên địa bàn huyện Yên Bình đã có 49 nhà ở và 30 xưởng gỗ bị ngập úng sau khi hồ Thác Bà mở tiếp cửa xả mặt thứ 3.
Lãnh đạo huyện Yên Bình kiểm tra thực tế và chỉ đạo các xã, thị trấn bị ảnh hưởng tổ chức phương án ứng cứu
Vào lúc 14 chiều qua - 5/8, hồ Thác Bà mở cửa xả mặt thứ 3 theo Công điện số 5654/CĐ- BNN-ĐĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quá trình xả lũ đã khiến nước sông Chảy ở hạ nguồn dâng cao, gây ngập úng, ảnh hưởng đến hoa màu, thủy sản và sản xuất của người dân trên địa bàn thị trấn Thác Bà, các xã Vĩnh Kiên, Yên Bình, Hán Đà, Đại Minh của huyện Yên Bình.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến 7h00 sáng ngày 6/8/2024, đã có 49 nhà dân và 30 xưởng gỗ bóc bị ảnh hưởng. Trong đó, thị trấn Thác Bà có 10 nhà dân và 5 xưởng gỗ bóc bị ảnh hưởng; xã Yên Bình có 11 nhà dân và 1 xưởng gỗ bóc bị ảnh hưởng; xã Vĩnh Kiên có 27 nhà dân, 24 xưởng gỗ bóc và 13 hộ có chuồng trại chăn nuôi bị ảnh hưởng; xã Hán Đà có 1 nhà dân bị ảnh hưởng.
Ngập úng gây thiệt hại 47 ha lúa và hoa màu. Quá trình xả lũ cũng đã làm ngập chết 400 con gia cầm tại thị trấn Thác Bà và gây ngập 5 ao cá tại thị trấn Thác Bà và xã Yên Bình. Nhiều vị trí dọc theo sông Chảy bị sạt lở, chủ yếu đất ven sông.
Ước thiệt hại khoảng 470 triệu đồng.
Huyện Yên Bình đã đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo các xã, thị trấn bị ảnh hưởng tổ chức phương án ứng cứu. Trong đó đã huy động gần 200 người tham gia ứng cứu, hỗ trợ di chuyển tài sản cho các hộ gia đình. Đến nay, người và tài sản đã được di chuyển đến nơi an toàn; toàn bộ hàng hóa đã được chằng chống bảo đảm.
Hiện nay, huyện Yên Bình tiếp tục chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà trong việc cung cấp thông tin về thời gian, lưu lượng xả lũ, việc di chuyển người và tài sản trước khi điều tiết xả lũ bảo đảm giảm thiểu thiệt hại tối đa cho nhân dân. Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc trực 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng phương án ứng phó đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi có tình huống xảy ra.
2325 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tính đến 7h00 sáng ngày 6/8/2024, trên địa bàn huyện Yên Bình đã có 49 nhà ở và 30 xưởng gỗ bị ngập úng sau khi hồ Thác Bà mở tiếp cửa xả mặt thứ 3.Vào lúc 14 chiều qua - 5/8, hồ Thác Bà mở cửa xả mặt thứ 3 theo Công điện số 5654/CĐ- BNN-ĐĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quá trình xả lũ đã khiến nước sông Chảy ở hạ nguồn dâng cao, gây ngập úng, ảnh hưởng đến hoa màu, thủy sản và sản xuất của người dân trên địa bàn thị trấn Thác Bà, các xã Vĩnh Kiên, Yên Bình, Hán Đà, Đại Minh của huyện Yên Bình.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến 7h00 sáng ngày 6/8/2024, đã có 49 nhà dân và 30 xưởng gỗ bóc bị ảnh hưởng. Trong đó, thị trấn Thác Bà có 10 nhà dân và 5 xưởng gỗ bóc bị ảnh hưởng; xã Yên Bình có 11 nhà dân và 1 xưởng gỗ bóc bị ảnh hưởng; xã Vĩnh Kiên có 27 nhà dân, 24 xưởng gỗ bóc và 13 hộ có chuồng trại chăn nuôi bị ảnh hưởng; xã Hán Đà có 1 nhà dân bị ảnh hưởng.
Ngập úng gây thiệt hại 47 ha lúa và hoa màu. Quá trình xả lũ cũng đã làm ngập chết 400 con gia cầm tại thị trấn Thác Bà và gây ngập 5 ao cá tại thị trấn Thác Bà và xã Yên Bình. Nhiều vị trí dọc theo sông Chảy bị sạt lở, chủ yếu đất ven sông.
Ước thiệt hại khoảng 470 triệu đồng.
Huyện Yên Bình đã đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo các xã, thị trấn bị ảnh hưởng tổ chức phương án ứng cứu. Trong đó đã huy động gần 200 người tham gia ứng cứu, hỗ trợ di chuyển tài sản cho các hộ gia đình. Đến nay, người và tài sản đã được di chuyển đến nơi an toàn; toàn bộ hàng hóa đã được chằng chống bảo đảm.
Hiện nay, huyện Yên Bình tiếp tục chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà trong việc cung cấp thông tin về thời gian, lưu lượng xả lũ, việc di chuyển người và tài sản trước khi điều tiết xả lũ bảo đảm giảm thiểu thiệt hại tối đa cho nhân dân. Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc trực 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng phương án ứng phó đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi có tình huống xảy ra.