CTTĐT - Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 40/NQ-HĐND về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở sở trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp (Ảnh minh họa)
Nghị quyết này quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các nội dung bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các quy định có liên quan.
Đối tượng áp dụng là các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là cơ quan, đơn vị); tổ chức có sử dụng lao động (gọi chung là tổ chức) trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Các nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm:
Quản lý điều hành của chính quyền các cấp bảo đảm theo sự lãnh đạo của Đảng; vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; phù hợp thống nhất các quy định của pháp luật về nguyên tắc cách thức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở phải thường xuyên, liên tục trở thành nền nếp; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức có sử dụng lao động và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; phát huy những nhân tố mới, nhân tố tích cực và điển hình tiên tiến ở cơ sở, góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở phải kịp thời, nghiêm túc phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; gắn thực hiện dân chủ ở cơ sở với công tác cải cách hành chính, với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các mục tiêu thực hiện dân chủ ở cơ sở:
100% cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức thực hiện tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện nghiêm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, thực hiện công khai minh bạch các nội dung phải công khai theo quy định.
100% người được giao nhiệm vụ thực thi pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thành viên Ban Thanh tra nhân dân, thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận, Tổ soạn thảo hương ước, quy ước được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
100% cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức triển khai phổ biến, thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, thực hiện chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
100% cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời.
100% cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức hỗ trợ, tạo điều kiện để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phát huy hiệu quả dân chủ ở cơ sở.
Nghị quyết cũng nêu rõ các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái đó là: Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của chính quyền, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, của cán bộ, công chức viên chức, người lao động và nhân dân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở bằng nhiều phương tiện, hình thức bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức.
Làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương đặc biệt là giữa cơ quan Tư pháp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; các cơ quan truyền thông, báo, đài trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới, sáng tạo về hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở bảo đảm thực chất, hiệu quả, có sức lan tỏa trong nhân dân.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức có trách nhiệm bố trí người có năng lực để làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hằng năm xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị địa phương và tổ chức; thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố; tổ soạn thảo, xây dựng nội dung quy ước, hương ước ở cơ sở.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức có trách nhiệm trong việc chỉ đạo xây dựng, ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức mình; đối thoại trực tiếp với nhân dân; phối hợp với các cơ quan liên quan hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm kiến nghị, phản ánh trong phạm vi lãnh đạo, quản lý.
Chống quan liêu và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; phát huy, mở rộng dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương. Kịp thời xử lý việc lợi dụng dân chủ, lôi kéo, kích động gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Đối với UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và ban hành quyết định công nhận hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn quán lý theo quy định.
Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo thẩm quyền.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ số trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh…
1226 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 40/NQ-HĐND về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở sở trên địa bàn tỉnh.Nghị quyết này quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các nội dung bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các quy định có liên quan.
Đối tượng áp dụng là các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là cơ quan, đơn vị); tổ chức có sử dụng lao động (gọi chung là tổ chức) trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Các nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm:
Quản lý điều hành của chính quyền các cấp bảo đảm theo sự lãnh đạo của Đảng; vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; phù hợp thống nhất các quy định của pháp luật về nguyên tắc cách thức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở phải thường xuyên, liên tục trở thành nền nếp; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức có sử dụng lao động và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; phát huy những nhân tố mới, nhân tố tích cực và điển hình tiên tiến ở cơ sở, góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở phải kịp thời, nghiêm túc phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; gắn thực hiện dân chủ ở cơ sở với công tác cải cách hành chính, với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các mục tiêu thực hiện dân chủ ở cơ sở:
100% cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức thực hiện tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện nghiêm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, thực hiện công khai minh bạch các nội dung phải công khai theo quy định.
100% người được giao nhiệm vụ thực thi pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thành viên Ban Thanh tra nhân dân, thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận, Tổ soạn thảo hương ước, quy ước được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
100% cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức triển khai phổ biến, thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, thực hiện chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
100% cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời.
100% cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức hỗ trợ, tạo điều kiện để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phát huy hiệu quả dân chủ ở cơ sở.
Nghị quyết cũng nêu rõ các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái đó là: Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của chính quyền, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, của cán bộ, công chức viên chức, người lao động và nhân dân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở bằng nhiều phương tiện, hình thức bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức.
Làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương đặc biệt là giữa cơ quan Tư pháp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; các cơ quan truyền thông, báo, đài trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới, sáng tạo về hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở bảo đảm thực chất, hiệu quả, có sức lan tỏa trong nhân dân.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức có trách nhiệm bố trí người có năng lực để làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hằng năm xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị địa phương và tổ chức; thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố; tổ soạn thảo, xây dựng nội dung quy ước, hương ước ở cơ sở.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức có trách nhiệm trong việc chỉ đạo xây dựng, ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức mình; đối thoại trực tiếp với nhân dân; phối hợp với các cơ quan liên quan hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm kiến nghị, phản ánh trong phạm vi lãnh đạo, quản lý.
Chống quan liêu và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; phát huy, mở rộng dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương. Kịp thời xử lý việc lợi dụng dân chủ, lôi kéo, kích động gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Đối với UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và ban hành quyết định công nhận hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn quán lý theo quy định.
Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo thẩm quyền.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ số trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh…