CTTĐT - Chiều 8/8, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Hiệp hội Sắn Việt Nam.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Sắn là một trong những cây trồng có diện tích, sản lượng và có hiệu quả kinh tế khá tại tỉnh Yên Bái. Theo số liệu thống kê năm 2024, diện tích trồng sắn đạt trên 8.000 ha, sản lượng đạt trên 160.000 tấn/năm. Định hướng của tỉnh là duy trì ổn định 8.000 ha, chỉ đạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật về giống cây trồng và canh tác để nâng cao năng xuất, sản lượng, giá trị/đơn vị diện tích.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 2 nhà máy chế biến sắn đóng tại huyện Văn Yên và huyện Yên Bình và nhiều cơ sở lò sấy sắn thủ công và xưởng chế biến bột sắn quy mô nhỏ. Sản phẩm chế biến từ sắn gồm có sắn lát khô; tinh bột và bã sắn. Sản lượng tinh bột chế biến 46.881,3 tấn/năm. Năm 2023 xuất khẩu 8.700 tấn, còn lại là tiêu thụ nội địa.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định: Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã được Hiệp hội sắn Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Trung ương, các cơ quan nghiên cứu quan tâm, tư vấn, phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để chuyển đổi giống mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái mong muốn trong thời gian tới, Hiệp hội Sắn Việt Nam bằng công nghệ kỹ thuật cao sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, đảm bảo các điều kiện hoạt động tại địa phương; xử lý tốt chất thải trong quá trình chế biến các sản phẩm từ sắn. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, đưa ra các phương pháp chế biến sâu, nhằm tăng giá trị sản phẩm sắn, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Tỉnh Yên Bái sẽ chỉ đạo các địa phương quan tâm hơn nữa trong giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình trồng, chế biến các sản phẩm từ sắn.
Tại buổi làm việc ông Nghiêm Minh Tiến - Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam đã thông tin về những thành tựu của ngành sắn trong thời gian qua, đây là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu luôn đứng vào top đầu trong các mặt hàng nông sản; năng suất sắn Việt Nam cao thứ 5 trên thế giới. Cùng với đó là những khó khăn, thách thức mà ngành sắn đang phải đối mặt hiện nay, đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ để đảm bảo diện tích và phát triển cây sắn bền vững.
Lãnh đạo Hiệp hội Sắn Việt Nam đề nghị trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển cây sắn; yêu cầu các đơn vị doanh nghiệp, nhà máy đang hoạt động tại địa phương cần có những cam kết, đảm bảo hỗ trợ đầu tư phân bón, bao tiêu sản phẩm, trợ giá cho người trồng sắn. Đồng thời tham khảo các mô hình của các địa phương khác về việc bảo hộ, hỗ trợ tư pháp của chính quyền đối với doanh nghiệp thu mua sản xuất chế biến sản phẩm sắn, cam kết cung cấp nguyên liệu sắn của người dân nhằm đảm bảo nguồn cung cho doanh nghiệp. Địa phương cần xây dựng kế hoạch chế biến sâu sản phẩm sắn, tập trung vào cải thiện năng suất; đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ cây sắn; mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức sản xuất bền vững…
2123 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 8/8, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Hiệp hội Sắn Việt Nam.
Sắn là một trong những cây trồng có diện tích, sản lượng và có hiệu quả kinh tế khá tại tỉnh Yên Bái. Theo số liệu thống kê năm 2024, diện tích trồng sắn đạt trên 8.000 ha, sản lượng đạt trên 160.000 tấn/năm. Định hướng của tỉnh là duy trì ổn định 8.000 ha, chỉ đạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật về giống cây trồng và canh tác để nâng cao năng xuất, sản lượng, giá trị/đơn vị diện tích.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 2 nhà máy chế biến sắn đóng tại huyện Văn Yên và huyện Yên Bình và nhiều cơ sở lò sấy sắn thủ công và xưởng chế biến bột sắn quy mô nhỏ. Sản phẩm chế biến từ sắn gồm có sắn lát khô; tinh bột và bã sắn. Sản lượng tinh bột chế biến 46.881,3 tấn/năm. Năm 2023 xuất khẩu 8.700 tấn, còn lại là tiêu thụ nội địa.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định: Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã được Hiệp hội sắn Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Trung ương, các cơ quan nghiên cứu quan tâm, tư vấn, phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để chuyển đổi giống mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái mong muốn trong thời gian tới, Hiệp hội Sắn Việt Nam bằng công nghệ kỹ thuật cao sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, đảm bảo các điều kiện hoạt động tại địa phương; xử lý tốt chất thải trong quá trình chế biến các sản phẩm từ sắn. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, đưa ra các phương pháp chế biến sâu, nhằm tăng giá trị sản phẩm sắn, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Tỉnh Yên Bái sẽ chỉ đạo các địa phương quan tâm hơn nữa trong giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình trồng, chế biến các sản phẩm từ sắn.
Tại buổi làm việc ông Nghiêm Minh Tiến - Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam đã thông tin về những thành tựu của ngành sắn trong thời gian qua, đây là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu luôn đứng vào top đầu trong các mặt hàng nông sản; năng suất sắn Việt Nam cao thứ 5 trên thế giới. Cùng với đó là những khó khăn, thách thức mà ngành sắn đang phải đối mặt hiện nay, đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ để đảm bảo diện tích và phát triển cây sắn bền vững.
Lãnh đạo Hiệp hội Sắn Việt Nam đề nghị trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển cây sắn; yêu cầu các đơn vị doanh nghiệp, nhà máy đang hoạt động tại địa phương cần có những cam kết, đảm bảo hỗ trợ đầu tư phân bón, bao tiêu sản phẩm, trợ giá cho người trồng sắn. Đồng thời tham khảo các mô hình của các địa phương khác về việc bảo hộ, hỗ trợ tư pháp của chính quyền đối với doanh nghiệp thu mua sản xuất chế biến sản phẩm sắn, cam kết cung cấp nguyên liệu sắn của người dân nhằm đảm bảo nguồn cung cho doanh nghiệp. Địa phương cần xây dựng kế hoạch chế biến sâu sản phẩm sắn, tập trung vào cải thiện năng suất; đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ cây sắn; mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức sản xuất bền vững…