CTTĐT - Theo Báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái, đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng số đạt 100%; tỷ trọng kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực đạt bình quân 5,73%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 9,3%.
Miến đao Giới Phiên - Một sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái.
Tính đến hết tháng 7 năm 2024 tỉnh Yên Bái đã đưa 237 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử trong nước. Tỉnh cũng chú trọng việc tập huấn kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cho các hộ sản xuất nông nghiệp…
Tỷ lệ người dân trưởng thành của tỉnh sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đạt 68,72%, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ điện trên tổng số khách hàng đạt 74%, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ nước trên tổng số khách hàng đạt tỷ lệ 62%.
Tỉnh cũng đã triển khai nền tảng và gắn tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như: Chè Shan Tuyết Suối Giàng; Măng Sặt Nậm Lành, Gạo Nếp Tú Lệ - huyện Văn Chấn; Trà Hoa Vàng của Hợp tác xã Minh An, Chè San Tuyết Phình Hồ - huyện Trạm Tấu; Bưởi Đại Minh - huyện Yên Bình, Tinh dầu quế, Cá Tầm Nà Hẩu - huyện Văn Yên … Qua đó đã góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, nâng cao thu nhập cho chủ thể sản phẩm.
Mô hình chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt, đến nay mô hình đã được mở rộng triển khai tại 9/9 huyện, thị xã thành phố, với hơn 600 điểm quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt, hằng tháng phát sinh gần 9.900 giao dịch tương ứng 5,6 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã có 20/96 (đạt 21%) chợ trung tâm của các địa phương được lắp đặt điểm phát wifi miễn phí truy cập internet phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: Hệ thống tưới tự động, tưới nhỏ giọt trong nhà kính, nhà màng, ứng dụng công nghệ chiếu sáng bằng hệ thống đèn LED trong trồng trọt; sử dụng thiết bị không người lái để chăm sóc, phun thuốc trừ sâu cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí nhân công, nguồn nước, tăng năng suất cây trồng.
Toàn tỉnh cấp được 89 mã số vùng trồng trong đó có 41 mã số phục vụ xuất khẩu và 48 mã số phục vụ tiêu thụ nội địa. Một số cơ sở chăn nuôi, trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ máng ăn tự động, hệ thống nước uống tự động, quản lý, theo dõi chăn nuôi bằng camera. Đã có 5 điểm quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi cá lồng trên Hồ Thác Bà để thông tin, khuyến cáo đến người nuôi, cơ quan quản lý để thực hiện việc giám sát, quản lý việc phát triển sản xuất. Triển khai và duy trì 40 hệ thống đo mưa tự động tại các địa phương trong tỉnh để phục vụ cảnh báo thiên tai.
Trong chế biến lâm sản các doanh nghiệp, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất, giảm nhu cầu sử dụng lao động trong chế biến, gỗ, tre nứa, tinh dầu... để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
1626 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo Báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái, đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng số đạt 100%; tỷ trọng kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực đạt bình quân 5,73%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 9,3%.
Tính đến hết tháng 7 năm 2024 tỉnh Yên Bái đã đưa 237 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử trong nước. Tỉnh cũng chú trọng việc tập huấn kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cho các hộ sản xuất nông nghiệp…
Tỷ lệ người dân trưởng thành của tỉnh sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đạt 68,72%, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ điện trên tổng số khách hàng đạt 74%, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ nước trên tổng số khách hàng đạt tỷ lệ 62%.
Tỉnh cũng đã triển khai nền tảng và gắn tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như: Chè Shan Tuyết Suối Giàng; Măng Sặt Nậm Lành, Gạo Nếp Tú Lệ - huyện Văn Chấn; Trà Hoa Vàng của Hợp tác xã Minh An, Chè San Tuyết Phình Hồ - huyện Trạm Tấu; Bưởi Đại Minh - huyện Yên Bình, Tinh dầu quế, Cá Tầm Nà Hẩu - huyện Văn Yên … Qua đó đã góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, nâng cao thu nhập cho chủ thể sản phẩm.
Mô hình chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt, đến nay mô hình đã được mở rộng triển khai tại 9/9 huyện, thị xã thành phố, với hơn 600 điểm quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt, hằng tháng phát sinh gần 9.900 giao dịch tương ứng 5,6 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã có 20/96 (đạt 21%) chợ trung tâm của các địa phương được lắp đặt điểm phát wifi miễn phí truy cập internet phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: Hệ thống tưới tự động, tưới nhỏ giọt trong nhà kính, nhà màng, ứng dụng công nghệ chiếu sáng bằng hệ thống đèn LED trong trồng trọt; sử dụng thiết bị không người lái để chăm sóc, phun thuốc trừ sâu cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí nhân công, nguồn nước, tăng năng suất cây trồng.
Toàn tỉnh cấp được 89 mã số vùng trồng trong đó có 41 mã số phục vụ xuất khẩu và 48 mã số phục vụ tiêu thụ nội địa. Một số cơ sở chăn nuôi, trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ máng ăn tự động, hệ thống nước uống tự động, quản lý, theo dõi chăn nuôi bằng camera. Đã có 5 điểm quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi cá lồng trên Hồ Thác Bà để thông tin, khuyến cáo đến người nuôi, cơ quan quản lý để thực hiện việc giám sát, quản lý việc phát triển sản xuất. Triển khai và duy trì 40 hệ thống đo mưa tự động tại các địa phương trong tỉnh để phục vụ cảnh báo thiên tai.
Trong chế biến lâm sản các doanh nghiệp, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất, giảm nhu cầu sử dụng lao động trong chế biến, gỗ, tre nứa, tinh dầu... để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.