CTTĐT - Sáng 19/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi điều hành Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra.
Năm học 2024 - 2025 là năm học đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tiến tới Đại hội đảng các cấp.
Đây cũng là năm học Chương trình GDPT 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12; là năm học đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nêu một số kết quả nổi bật năm học 2023 - 2024. Theo đó, toàn ngành Giáo dục đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Qua đó, đánh giá toàn diện kết quả 10 năm đổi mới và đề xuất định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung ương.
Khẳng định, công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được quan tâm, Thứ trưởng đồng thời nhấn mạnh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ, đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước.
Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Đặc biệt, việc cố gắng giảm giá thành sách giáo khoa từ năm học 2024 - 2025 đã khẳng định được vai trò, trách nhiệm của ngành Giáo dục trước thềm năm học mới, giúp giảm đi gánh nặng cho xã hội, nhất là đối với phụ huynh, các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, hiện đã hình thành nhóm hợp tác liên minh các trường đại học hàng đầu về kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam. Qua đó, số lượng đăng ký tuyển sinh đại học năm 2024 tăng rõ rệt, với gần 25.000 hồ sơ đăng ký các chuyên ngành về vi mạch bán dẫn; gần 125.000 hồ sơ đăng ký các chuyên ngành liên quan.
Toàn ngành đã hoàn thành việc xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non, phổ thông, kết nối Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm. Đồng thời, triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học.
Tại Hội nghị các đại biểu đã đóng góp ý kiến tập trung gỡ khó cho giáo dục miền núi; tập trung phát triển đội ngũ nhà giáo; rà soát đánh giá lại việc bổ sung biên chế giáo viên...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, giáo dục có vai trò quan trọng và là 1 trong 3 đột phá phát triển đất nước. Thủ tướng nhấn mạnh, 10 điểm sáng của giáo dục trong năm học 2024 - 2025, trong đó, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, phát triển giáo dục; trong đó có việc hoàn thiện hồ sơ xây dựng Luật Nhà giáo; quy mô giáo dục, mạng lưới giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và phát triển nguồn nhân lực đất nước; thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật. Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư; giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định. Học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ; các Kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế; giáo dục đại học tiếp tục được cải thiện, chất lượng, trong đó chú trọng phát triển nhân lực theo các ngành mới; Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế, bảo đảm thuận lợi và công bằng cho các đối tượng thí sinh. Công tác tuyển sinh đại học ngày càng được cải tiến; đội ngũ nhà giáo tiếp tục được bổ sung, chất lượng chuyển biến tích cực.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn ngành cần chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học 2024 - 2025; tổ chức lễ khai giảng 5/9, tạo không khí vui tươi. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tiếp tục rà soát bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế chính sách về giáo dục. Bộ GD&ĐT cần tập trung xây dựng Luật Nhà giáo, xây dựng các chiến lược phát triển giáo dục; tổng kết toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; do đó Thủ tướng yêu cầu, cần chuẩn bị kỹ, chu đáo, tổ chức kỳ thi an toàn, thiết thực, giảm áp lực và chi phí cho phụ huynh, thí sinh.
Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học, tập trung triển khai các chương trình, đề án theo chương trình chất lượng cao, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư... Xây dựng, rà soát bổ sung chế độ đãi ngộ giáo viên hài hòa với tổng thể, bối cảnh của đất nước.
Đồng thời, cần tiếp tục rà rà soát mạng lưới cơ sở mầm non, giáo dục thường xuyên, khuyết tật. Thủ tướng lưu ý, các địa phương bảo đảm quỹ đất cho giáo dục phù hợp với thực tiễn, nhất là trong bối cảnh dịch chuyển dân số.
1484 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 19/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi điều hành Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra.
Năm học 2024 - 2025 là năm học đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tiến tới Đại hội đảng các cấp.
Đây cũng là năm học Chương trình GDPT 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12; là năm học đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nêu một số kết quả nổi bật năm học 2023 - 2024. Theo đó, toàn ngành Giáo dục đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Qua đó, đánh giá toàn diện kết quả 10 năm đổi mới và đề xuất định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung ương.
Khẳng định, công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được quan tâm, Thứ trưởng đồng thời nhấn mạnh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ, đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước.
Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Đặc biệt, việc cố gắng giảm giá thành sách giáo khoa từ năm học 2024 - 2025 đã khẳng định được vai trò, trách nhiệm của ngành Giáo dục trước thềm năm học mới, giúp giảm đi gánh nặng cho xã hội, nhất là đối với phụ huynh, các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, hiện đã hình thành nhóm hợp tác liên minh các trường đại học hàng đầu về kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam. Qua đó, số lượng đăng ký tuyển sinh đại học năm 2024 tăng rõ rệt, với gần 25.000 hồ sơ đăng ký các chuyên ngành về vi mạch bán dẫn; gần 125.000 hồ sơ đăng ký các chuyên ngành liên quan.
Toàn ngành đã hoàn thành việc xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non, phổ thông, kết nối Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm. Đồng thời, triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học.
Tại Hội nghị các đại biểu đã đóng góp ý kiến tập trung gỡ khó cho giáo dục miền núi; tập trung phát triển đội ngũ nhà giáo; rà soát đánh giá lại việc bổ sung biên chế giáo viên...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, giáo dục có vai trò quan trọng và là 1 trong 3 đột phá phát triển đất nước. Thủ tướng nhấn mạnh, 10 điểm sáng của giáo dục trong năm học 2024 - 2025, trong đó, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, phát triển giáo dục; trong đó có việc hoàn thiện hồ sơ xây dựng Luật Nhà giáo; quy mô giáo dục, mạng lưới giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và phát triển nguồn nhân lực đất nước; thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật. Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư; giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định. Học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ; các Kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế; giáo dục đại học tiếp tục được cải thiện, chất lượng, trong đó chú trọng phát triển nhân lực theo các ngành mới; Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế, bảo đảm thuận lợi và công bằng cho các đối tượng thí sinh. Công tác tuyển sinh đại học ngày càng được cải tiến; đội ngũ nhà giáo tiếp tục được bổ sung, chất lượng chuyển biến tích cực.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn ngành cần chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học 2024 - 2025; tổ chức lễ khai giảng 5/9, tạo không khí vui tươi. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tiếp tục rà soát bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế chính sách về giáo dục. Bộ GD&ĐT cần tập trung xây dựng Luật Nhà giáo, xây dựng các chiến lược phát triển giáo dục; tổng kết toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; do đó Thủ tướng yêu cầu, cần chuẩn bị kỹ, chu đáo, tổ chức kỳ thi an toàn, thiết thực, giảm áp lực và chi phí cho phụ huynh, thí sinh.
Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học, tập trung triển khai các chương trình, đề án theo chương trình chất lượng cao, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư... Xây dựng, rà soát bổ sung chế độ đãi ngộ giáo viên hài hòa với tổng thể, bối cảnh của đất nước.
Đồng thời, cần tiếp tục rà rà soát mạng lưới cơ sở mầm non, giáo dục thường xuyên, khuyết tật. Thủ tướng lưu ý, các địa phương bảo đảm quỹ đất cho giáo dục phù hợp với thực tiễn, nhất là trong bối cảnh dịch chuyển dân số.