CTTĐT - Chiều 6/9, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp tiếp tục triển khai công tác ứng phó với bão số 3 năm 2024. Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu UBND tỉnh và tổ chức theo hình thức trực tuyến với điểm cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu UBND tỉnh
Vào hồi 09 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão số 3 ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển ph́ía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184 - 201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15 - 20km/h. Trong 3 giờ tới, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15 - 20km/h.
Dự báo gần sáng ngày 7/9 hoàn lưu bão số 3 sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến tỉnh Yên Bái. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ ngày 7/9 đến hết ngày 9/9, các khu vực trong tỉnh Yên Bái xảy ra một đợt mưa to đến rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 180 - 300mm (có nơi trên 400mm). Mưa lớn có khả năng kéo dài đến ngày 10/9. Từ ngày 11/9 mưa giảm nhanh cả về diện và lượng, chỉ còn xảy ra mưa rào và dông rải rác tập trung vào chiều tối và đêm.
Từ ngày 07 đến ngày 10/9, trên các sông suối trong tỉnh khả năng xuất hiện một đợt lũ, với biên độ lũ lên từ 2 - 5m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái, sông Ngòi Thia khả năng đạt mức báo động 1, 2; các sông suối nhỏ trên mức báo động 2. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên các khu vực trong tỉnh. Ngập úng tại các vùng trũng thấp ven sông suối, khu đô thị đặc biệt tại các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Thành phố Yên Bái. Độ sâu ngập trong các khu đô thị từ 0,3 - 0,5m, có nơi cao hơn; thời gian ngập phổ biến từ 1 - 3 giờ, có nơi thời gian ngập lâu hơn.
Để ứng phó với bão số 3, trước đó Tỉnh ủy Yên Bái đã có Công văn số 2083-CV/TU ngày 05/9/2024 chỉ đạo về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3; UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 và giao cho các thành viên phụ trách các huyện, thị xã, thành phố xuống kiểm tra công tác chuẩn bị đối phó với bão. Các sở, ngành, địa phương cũng đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó theo công điện của UBND tỉnh.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo công tác triển khai ứng phó với cơn bão số 3
Theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện có 22.390,7ha diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản với tổng số 2.325 lồng nuôi cá, nguy cơ rất cao bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Các địa phương, chủ các cơ sở nuôi trồng đã triển khai gia cố lồng bè, khu nuôi thủy sản. Các đơn vị của ngành Nông nghiệp đã ban hành văn bản gửi các phòng chuyên môn, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng tránh bão và khôi phục sản xuất sau bão. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã khẩn trương triển khai cho các cơ quan, đơn vị bổ sung, điều chỉnh kế hoạch ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch ứng phó với cơn bão số 3; triển khai tổ chức trực phòng chống thiên tai, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ; chủ động hiệp đồng với các đơn vị của Bộ, của Quân khu đóng trên địa bàn tỉnh sẵn sàng tăng cường lực lượng, phương tiện khi có tình huống xảy ra. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung rà soát các địa bàn xung yếu, có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; có phương án di dời các hộ dân trong vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng; thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra thực tế công tác phòng chống thiên tai tại các địa phương; tổ chức cắm biển cảnh báo, phân công lực lượng cảnh giới ở các điểm có nguy cơ; cấm các hoạt động đánh bắt cá, vớt củi trên các sông suối; tiếp tục thực hiện công tác ứng trực 24/24h; đảm bảo các mặt hàng thiết yếu khi có mưa lũ xảy ra…
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc phát biểu chỉ đạo cuộc họp
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đánh giá cao sự chuẩn bị nỗ lực của các địa phương đã có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể, sẵn sàng các phương án ứng trực khi cơn bão số 3 đổ bộ. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cùng các địa phương đã có sự phân công rõ ràng, thường xuyên, tổng hợp đánh giá để sẵn sàng công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 hiệu quả.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để đảm bảo an toàn tính mạng, nhất là đối với trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
Ngoài nhiệm vụ chung, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương. Trong đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan hỗ trợ các địa phương ứng phó với mưa lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi có tình huống xảy ra. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan kịp thời triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; chủ động dự phòng các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp để khôi phục sản xuất sau bão; chỉ đạo Công ty TNHH Tân Phú kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; có biện pháp xử lý, gia cố kịp thời những hư hỏng gây mất an toàn công trình; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống…
Theo dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái và ngập lụt tại các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái là rất cao, do vậy đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đề nghị các huyện thị xã, thành phố dừng các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; phân công từng đồng chí lãnh đạo UBND huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ… Đồng thời nhấn mạnh Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản.
1538 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 6/9, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp tiếp tục triển khai công tác ứng phó với bão số 3 năm 2024. Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu UBND tỉnh và tổ chức theo hình thức trực tuyến với điểm cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.Vào hồi 09 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão số 3 ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển ph́ía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184 - 201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15 - 20km/h. Trong 3 giờ tới, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15 - 20km/h.
Dự báo gần sáng ngày 7/9 hoàn lưu bão số 3 sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến tỉnh Yên Bái. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ ngày 7/9 đến hết ngày 9/9, các khu vực trong tỉnh Yên Bái xảy ra một đợt mưa to đến rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 180 - 300mm (có nơi trên 400mm). Mưa lớn có khả năng kéo dài đến ngày 10/9. Từ ngày 11/9 mưa giảm nhanh cả về diện và lượng, chỉ còn xảy ra mưa rào và dông rải rác tập trung vào chiều tối và đêm.
Từ ngày 07 đến ngày 10/9, trên các sông suối trong tỉnh khả năng xuất hiện một đợt lũ, với biên độ lũ lên từ 2 - 5m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái, sông Ngòi Thia khả năng đạt mức báo động 1, 2; các sông suối nhỏ trên mức báo động 2. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên các khu vực trong tỉnh. Ngập úng tại các vùng trũng thấp ven sông suối, khu đô thị đặc biệt tại các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Thành phố Yên Bái. Độ sâu ngập trong các khu đô thị từ 0,3 - 0,5m, có nơi cao hơn; thời gian ngập phổ biến từ 1 - 3 giờ, có nơi thời gian ngập lâu hơn.
Để ứng phó với bão số 3, trước đó Tỉnh ủy Yên Bái đã có Công văn số 2083-CV/TU ngày 05/9/2024 chỉ đạo về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3; UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 và giao cho các thành viên phụ trách các huyện, thị xã, thành phố xuống kiểm tra công tác chuẩn bị đối phó với bão. Các sở, ngành, địa phương cũng đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó theo công điện của UBND tỉnh.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo công tác triển khai ứng phó với cơn bão số 3
Theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện có 22.390,7ha diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản với tổng số 2.325 lồng nuôi cá, nguy cơ rất cao bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Các địa phương, chủ các cơ sở nuôi trồng đã triển khai gia cố lồng bè, khu nuôi thủy sản. Các đơn vị của ngành Nông nghiệp đã ban hành văn bản gửi các phòng chuyên môn, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng tránh bão và khôi phục sản xuất sau bão. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã khẩn trương triển khai cho các cơ quan, đơn vị bổ sung, điều chỉnh kế hoạch ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch ứng phó với cơn bão số 3; triển khai tổ chức trực phòng chống thiên tai, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ; chủ động hiệp đồng với các đơn vị của Bộ, của Quân khu đóng trên địa bàn tỉnh sẵn sàng tăng cường lực lượng, phương tiện khi có tình huống xảy ra. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung rà soát các địa bàn xung yếu, có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; có phương án di dời các hộ dân trong vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng; thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra thực tế công tác phòng chống thiên tai tại các địa phương; tổ chức cắm biển cảnh báo, phân công lực lượng cảnh giới ở các điểm có nguy cơ; cấm các hoạt động đánh bắt cá, vớt củi trên các sông suối; tiếp tục thực hiện công tác ứng trực 24/24h; đảm bảo các mặt hàng thiết yếu khi có mưa lũ xảy ra…
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc phát biểu chỉ đạo cuộc họp
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đánh giá cao sự chuẩn bị nỗ lực của các địa phương đã có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể, sẵn sàng các phương án ứng trực khi cơn bão số 3 đổ bộ. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cùng các địa phương đã có sự phân công rõ ràng, thường xuyên, tổng hợp đánh giá để sẵn sàng công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 hiệu quả.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để đảm bảo an toàn tính mạng, nhất là đối với trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
Ngoài nhiệm vụ chung, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương. Trong đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan hỗ trợ các địa phương ứng phó với mưa lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi có tình huống xảy ra. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan kịp thời triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; chủ động dự phòng các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp để khôi phục sản xuất sau bão; chỉ đạo Công ty TNHH Tân Phú kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; có biện pháp xử lý, gia cố kịp thời những hư hỏng gây mất an toàn công trình; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống…
Theo dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái và ngập lụt tại các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái là rất cao, do vậy đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đề nghị các huyện thị xã, thành phố dừng các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; phân công từng đồng chí lãnh đạo UBND huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ… Đồng thời nhấn mạnh Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản.