Do tác động của cơ chế thị trường, những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp trong các quan hệ xã hội có chiều hướng gia tăng, nhất là trong các lĩnh vực: đất đai, hôn nhân và gia đình, dân sự...
Cán bộ Sở Tư pháp trao đổi về tìm hiểu Luật Hòa giải ở cơ sở.
Trước thực trạng này, công tác hòa giải ở cơ sở đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và ngành chức năng trong tỉnh triển khai thường xuyên, kịp thời, góp phần giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ngay từ cơ sở và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Qua hơn 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 trên địa bàn tỉnh, đến nay, công tác hòa giải ở cơ sở được lồng gắn với nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội của các địa phương. Mạng lưới tổ hòa giải được củng cố, mở rộng thu hút nhiều thành phần, lực lượng tham gia.
Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã xây dựng được gần 10 mô hình điểm vận động nhân dân chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư; xây dựng, củng cố gần 1.800 hòm thư góp ý về an ninh trật tự và tố giác tội phạm; xây dựng mới gần 20 mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm, nâng tổng số toàn tỉnh lên 121 mô hình.
Cùng với đó, công tác phổ biến, giáo dục phục vụ cho công tác hòa giải thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Yên Bái, Đài Phát thanh – Truyền tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ tỉnh đến cơ sở cũng đã được triển khai thường xuyên, liên tục.
Theo đó, với sự vào cuộc tích cực, chủ động của gần 1.400 tổ hòa giải với 8.836 hòa giải viên, từ năm 2014 đến tháng 12/2018, các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh đã tiến hành hòa giải 12.857 vụ, hòa giải thành 11.530 vụ, việc, đạt tỷ lệ 89,6%.
Năm 2019, các tổ hòa giải tiếp nhận 1.645 vụ việc, hòa giải thành 1.436 vụ, việc, đạt tỷ lệ 87,3%. 6 tháng đầu năm 2020, các tổ hòa giải tổ chức hòa giải thành 816/949 vụ, việc, đạt tỷ lệ 85,98%.
Nhìn chung, việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả.
Số vụ hòa giải thành ngày càng tăng đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ, việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan Nhà nước và công dân.
Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu, công tác hòa giải ở cơ sở vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: nhận thức của một bộ phận nhân dân về công tác hòa giải còn thấp nên tình trạng đơn thư vượt cấp vẫn còn, chất lượng hòa giải có vụ việc chưa cao; trình độ, kỹ năng của các hòa giải viên chưa đồng đều, khả năng, điều kiện cập nhật thông tin pháp luật còn hạn chế.
Hiệu quả hoạt động hòa giải chưa đồng đều trong phạm vi toàn tỉnh, một số tổ hòa giải hoạt động còn mang tính hình thức, chất lượng hiệu quả chưa cao, số vụ hòa giải không thành chuyển lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn cao, nhất là trong lĩnh vực đất đai; quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở một số xã chưa chặt chẽ, chưa thực hiện tốt chế độ thống kê, báo cáo, kiểm tra, theo dõi về tổ chức hòa giải ở cơ sở; công tác phối hợp giữa chính quyền với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở một số nơi thiếu đồng bộ nên có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở có vai trò to lớn trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật và là kênh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho mọi tầng lớp nhân dân.
Do đó, để công tác hòa giải cơ sở đạt kết quả tốt, trước hết phải có sự quan tâm, lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, chú trọng giới thiệu những người có đủ trình độ, năng lực, uy tín vào các tổ hòa giải ở cơ sở; tạo điều kiện cho hòa giải viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải; đội ngũ cán bộ tư pháp ở địa phương cần phát huy vai trò chủ động tham mưu trong quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở; các tổ hòa giải và hòa giải viên tích cực, chủ động tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; tiếp tục phát huy vai trò của hương ước, quy ước đối với công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo khả thi; đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các vụ hòa giải thành.
1382 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Do tác động của cơ chế thị trường, những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp trong các quan hệ xã hội có chiều hướng gia tăng, nhất là trong các lĩnh vực: đất đai, hôn nhân và gia đình, dân sự...Trước thực trạng này, công tác hòa giải ở cơ sở đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và ngành chức năng trong tỉnh triển khai thường xuyên, kịp thời, góp phần giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ngay từ cơ sở và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Qua hơn 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 trên địa bàn tỉnh, đến nay, công tác hòa giải ở cơ sở được lồng gắn với nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội của các địa phương. Mạng lưới tổ hòa giải được củng cố, mở rộng thu hút nhiều thành phần, lực lượng tham gia.
Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã xây dựng được gần 10 mô hình điểm vận động nhân dân chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư; xây dựng, củng cố gần 1.800 hòm thư góp ý về an ninh trật tự và tố giác tội phạm; xây dựng mới gần 20 mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm, nâng tổng số toàn tỉnh lên 121 mô hình.
Cùng với đó, công tác phổ biến, giáo dục phục vụ cho công tác hòa giải thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Yên Bái, Đài Phát thanh – Truyền tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ tỉnh đến cơ sở cũng đã được triển khai thường xuyên, liên tục.
Theo đó, với sự vào cuộc tích cực, chủ động của gần 1.400 tổ hòa giải với 8.836 hòa giải viên, từ năm 2014 đến tháng 12/2018, các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh đã tiến hành hòa giải 12.857 vụ, hòa giải thành 11.530 vụ, việc, đạt tỷ lệ 89,6%.
Năm 2019, các tổ hòa giải tiếp nhận 1.645 vụ việc, hòa giải thành 1.436 vụ, việc, đạt tỷ lệ 87,3%. 6 tháng đầu năm 2020, các tổ hòa giải tổ chức hòa giải thành 816/949 vụ, việc, đạt tỷ lệ 85,98%.
Nhìn chung, việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả.
Số vụ hòa giải thành ngày càng tăng đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ, việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan Nhà nước và công dân.
Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu, công tác hòa giải ở cơ sở vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: nhận thức của một bộ phận nhân dân về công tác hòa giải còn thấp nên tình trạng đơn thư vượt cấp vẫn còn, chất lượng hòa giải có vụ việc chưa cao; trình độ, kỹ năng của các hòa giải viên chưa đồng đều, khả năng, điều kiện cập nhật thông tin pháp luật còn hạn chế.
Hiệu quả hoạt động hòa giải chưa đồng đều trong phạm vi toàn tỉnh, một số tổ hòa giải hoạt động còn mang tính hình thức, chất lượng hiệu quả chưa cao, số vụ hòa giải không thành chuyển lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn cao, nhất là trong lĩnh vực đất đai; quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở một số xã chưa chặt chẽ, chưa thực hiện tốt chế độ thống kê, báo cáo, kiểm tra, theo dõi về tổ chức hòa giải ở cơ sở; công tác phối hợp giữa chính quyền với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở một số nơi thiếu đồng bộ nên có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở có vai trò to lớn trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật và là kênh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho mọi tầng lớp nhân dân.
Do đó, để công tác hòa giải cơ sở đạt kết quả tốt, trước hết phải có sự quan tâm, lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, chú trọng giới thiệu những người có đủ trình độ, năng lực, uy tín vào các tổ hòa giải ở cơ sở; tạo điều kiện cho hòa giải viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải; đội ngũ cán bộ tư pháp ở địa phương cần phát huy vai trò chủ động tham mưu trong quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở; các tổ hòa giải và hòa giải viên tích cực, chủ động tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; tiếp tục phát huy vai trò của hương ước, quy ước đối với công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo khả thi; đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các vụ hòa giải thành.