CTTĐT - Sáng 8/9, UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang và lãnh đạo một số tỉnh Bắc Lào để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông - lâm - nghiệp. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan làm việc với Đoàn công tác.
Các đại biểu dự buổi làm việc.
Về phía Đoàn công tác có đồng chí Kiều Thị Hằng Phúc - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang; đồng chí Su Căn Bun-nhông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Luông-pha-bang cùng đại diện lãnh đạo các tỉnh: Luông-pha-bang, Hủa-phăn, Bò-kẹo.
Tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Hạnh Phúc đã khái quát một số nét nổi bật về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái; tình hình hợp tác giữa tỉnh Yên Bái và các tỉnh Viêng Chăn, Xaynhabuly của Lào.
Về tình hình phát triển nông, lâm nghiệp, Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 689.267 ha; trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 487.681 ha; diện tích đất có rừng (bao gồm cả diện tích rừng trồng chưa thành rừng) năm 2023 là 462.536,3 ha, trong đó rừng tự nhiên 217.358,0 ha; rừng trồng 245.178,3 ha. Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã có sự gắn kết chặt chẽ với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thông qua các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa lâm nghiệp (chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ, măng Mai; chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ quế, gỗ keo, bạch đàn, bồ đề...), tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày một tăng cao, chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp. Năm 2023, giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt khoảng 2.400 tỷ đồng.
Về tình hình trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cây quế, cây măng tre Bát độ, tính đến thời điểm hiện tại, diện tích cây quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát triển với quy mô trên 82,7 nghìn ha tập trung chủ yếu tại huyện Văn Yên, Trấn Yên; diện tích cây tre măng Bát độ là 5.881,5 ha tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên. Đây đều là các loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có sự gắn kết chặt chẽ với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thông qua các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Phát biểu tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang và lãnh đạo một số tỉnh Bắc Lào đã trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của lãnh đạo UBND tỉnh dành cho Đoàn trong chuyến công tác lần này. Các đại biểu cũng cho biết, các địa phương Luông-pha-bang, Hủa-phăn, Bò-kẹo có điều kiện tự nhiên tương đồng với tỉnh Yên Bái nên có thể áp dụng kỹ thuật để phát triển những cây trồng như: quế, keo, tre măng Bát độ tại địa phương của họ. Thông qua buổi làm việc này Đoàn công tác mong muốn được tỉnh Yên Bái chia sẻ kinh nghiệm thực tế về các loại cây trồng này để nắm bắt được thông tin. Trong thời gian tới, Đoàn công tác mong muốn được tỉnh Yên Bái tiếp tục tạo điều kiện để đoàn đi tìm hiểu trực tiếp tại các địa phương, tìm hiểu thực tế về tình hình phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: quế, keo, măng tre Bát độ để
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ thực tiễn về quy trình canh tác, tình hình chế biến, tiêu thụ, định hướng phát triển, cách tuyên truyền, vận động người dân và lợi ích cụ thể của các loại cây trồng quế, keo, măng tre Bát độ…
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc khẳng định, tỉnh Yên Bái và các tỉnh Luông-pha-bang, Hủa-phăn, Bò-kẹo có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đây là điều kiện thuận lợi để Yên Bái và các địa phương sẽ cùng tiếp tục trao đổi, hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là việc phát triển nông lâm nghiệp, cụ thể là các loại cây: quế, keo, măng tre Bát độ.
Tỉnh Yên Bái sẵn sàng hỗ trợ, gửi toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan tới các loại cây trồng này cho Đoàn công tác. Đồng chí cũng đề nghị sau buổi làm việc này, các địa phương cần thống nhất quan điểm hợp tác, tiếp tục nghiên cứu, bàn bạc, thống nhất phương án thực hiện phù hợp với từng địa bàn để tiếp tục trao đổi hợp tác theo quy mô phù hợp trong thời gian tới. Đồng chí giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh là đầu mối trao đổi với đoàn, đồng thời đề nghị các địa phương cần cử đầu mối liên hệ, xác định nội dung cụ thể trong quá trình triển khai hợp tác theo từng lĩnh vực trong thời gian tới.
1369 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 8/9, UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang và lãnh đạo một số tỉnh Bắc Lào để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông - lâm - nghiệp. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan làm việc với Đoàn công tác. Về phía Đoàn công tác có đồng chí Kiều Thị Hằng Phúc - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang; đồng chí Su Căn Bun-nhông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Luông-pha-bang cùng đại diện lãnh đạo các tỉnh: Luông-pha-bang, Hủa-phăn, Bò-kẹo.
Tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Hạnh Phúc đã khái quát một số nét nổi bật về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái; tình hình hợp tác giữa tỉnh Yên Bái và các tỉnh Viêng Chăn, Xaynhabuly của Lào.
Về tình hình phát triển nông, lâm nghiệp, Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 689.267 ha; trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 487.681 ha; diện tích đất có rừng (bao gồm cả diện tích rừng trồng chưa thành rừng) năm 2023 là 462.536,3 ha, trong đó rừng tự nhiên 217.358,0 ha; rừng trồng 245.178,3 ha. Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã có sự gắn kết chặt chẽ với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thông qua các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa lâm nghiệp (chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ, măng Mai; chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ quế, gỗ keo, bạch đàn, bồ đề...), tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày một tăng cao, chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp. Năm 2023, giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt khoảng 2.400 tỷ đồng.
Về tình hình trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cây quế, cây măng tre Bát độ, tính đến thời điểm hiện tại, diện tích cây quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát triển với quy mô trên 82,7 nghìn ha tập trung chủ yếu tại huyện Văn Yên, Trấn Yên; diện tích cây tre măng Bát độ là 5.881,5 ha tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên. Đây đều là các loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có sự gắn kết chặt chẽ với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thông qua các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Phát biểu tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang và lãnh đạo một số tỉnh Bắc Lào đã trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của lãnh đạo UBND tỉnh dành cho Đoàn trong chuyến công tác lần này. Các đại biểu cũng cho biết, các địa phương Luông-pha-bang, Hủa-phăn, Bò-kẹo có điều kiện tự nhiên tương đồng với tỉnh Yên Bái nên có thể áp dụng kỹ thuật để phát triển những cây trồng như: quế, keo, tre măng Bát độ tại địa phương của họ. Thông qua buổi làm việc này Đoàn công tác mong muốn được tỉnh Yên Bái chia sẻ kinh nghiệm thực tế về các loại cây trồng này để nắm bắt được thông tin. Trong thời gian tới, Đoàn công tác mong muốn được tỉnh Yên Bái tiếp tục tạo điều kiện để đoàn đi tìm hiểu trực tiếp tại các địa phương, tìm hiểu thực tế về tình hình phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: quế, keo, măng tre Bát độ để
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ thực tiễn về quy trình canh tác, tình hình chế biến, tiêu thụ, định hướng phát triển, cách tuyên truyền, vận động người dân và lợi ích cụ thể của các loại cây trồng quế, keo, măng tre Bát độ…
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc khẳng định, tỉnh Yên Bái và các tỉnh Luông-pha-bang, Hủa-phăn, Bò-kẹo có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đây là điều kiện thuận lợi để Yên Bái và các địa phương sẽ cùng tiếp tục trao đổi, hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là việc phát triển nông lâm nghiệp, cụ thể là các loại cây: quế, keo, măng tre Bát độ.
Tỉnh Yên Bái sẵn sàng hỗ trợ, gửi toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan tới các loại cây trồng này cho Đoàn công tác. Đồng chí cũng đề nghị sau buổi làm việc này, các địa phương cần thống nhất quan điểm hợp tác, tiếp tục nghiên cứu, bàn bạc, thống nhất phương án thực hiện phù hợp với từng địa bàn để tiếp tục trao đổi hợp tác theo quy mô phù hợp trong thời gian tới. Đồng chí giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh là đầu mối trao đổi với đoàn, đồng thời đề nghị các địa phương cần cử đầu mối liên hệ, xác định nội dung cụ thể trong quá trình triển khai hợp tác theo từng lĩnh vực trong thời gian tới.