CTTĐT - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định 1814/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
1. Tên tình huống: Mưa lớn, lũ quét, sạt lở, ngập úng.
2. Diễn biến thiên tai: Do chịu ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 3, nên từ đêm 07/9 đến ngày 09/9/2024 trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to và dông.
Lượng mưa từ 19h00' ngày 08/9 đến 6h00' ngày 09/9/2024 phổ biến từ 50 - 150mm, một số nơi cao hơn 200mm như: Tân Phượng 3275,8mm; An Lạc 257mm; An Phú 261mm; Minh Tiến 230,8mm; Minh Chuẩn 222,0mm; Liễu đô 213mm; Khánh Thiện 341mm...
Trên sông Thao tại Yên Bái lũ đang lên nhanh. Mực nước lúc 7h00' ngày 09/9/2024 là 33,69m (trên BĐ3: 1,69m). Trên suối Ngòi Thia lũ đang dao động ở mức cao, mực nước lúc 7h00' ngày 09/9/2024 là 43,35m (dưới BĐ1: 1,15m).
Thiên tai đã làm chết 03 người; 04 người bị thương; 3.103 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại; 1.022,86 ha diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại; nhiều vị trí trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã bị sạt lở; kè bờ suối Thia bị sạt lở 40m...
* Ước tính thiệt hại sơ bộ ban đầu: khoảng 19 tỷ đồng.
3. Các biện pháp thực hiện:
Thực hiện Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024; Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 07/9/2024 tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão; Văn bản số 2083-CV/TU ngày 05/9/2024 của Tỉnh uỷ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 07/9/2024 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão; Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCH ngày 05/9/2024 về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành các kế hoạch để triển khai, thành lập các đoàn công tác xuống cơ sở kiểm tra, rà soát công tác ứng phó với mưa bão, Tổ chức trực 24/24h để kịp thời ứng phó với tình huống xảy ra.
4. Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn 09 huyện, thị xã, thành phố.
5. Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng và phân công nhiệm vụ:
a) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, Đài khí tượng thuỷ văn Yên Bái, trên các phương tiện thông tin đại chúng để có kế hoạch và biện pháp phù hợp ứng phó nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Tiếp tục rà soát các hộ dân đang sinh sống trong vùng bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt để có phương án di chuyển kịp thời.
- Chỉ đạo quyết liệt phương án sơ tán, di chuyển những hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ trượt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt đến nơi an toàn.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống thiên tai tại công trường.
- Phối hợp với các sở: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi thực hiện kiểm tra hồ, đập, xử lý các khu vực trọng điểm, xung yếu; vận hành hồ chứa, xả lũ theo đúng quy trình; thông tin kịp thời, chính xác cho chính quyền, người dân trước khi xả lũ để đảm bảo an toàn cho các công trình, khu dân cư hạ du; tổ chức lực lượng tuần tra, cảnh giới, cắm biển cảnh báo những vị trí ngầm tràn có nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ ống, lũ quét để hướng dẫn người dân qua lại đảm bảo an toàn.
- Thông báo cho người dân không nghỉ tại lều, lán, nương rẫy. Kiểm tra phương tiện, thiết bị Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng tại chỗ sẵn sàng ứng phó với các sự cố thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
b) Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh: Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, kịp thời phát tin dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho Sở Thông tin và truyền thông, Báo Yên bái, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để thông tin kịp thời phục vụ công tác ứng phó của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, cấp huyện, cấp xã và người dân.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc, phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát phương án đảm bảo an toàn hồ đập, phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất... để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống mưa lũ; bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố sẵn sàng tổ chức sơ tán, di chuyển người dân đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ trượt sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt đến nơi an toàn.
d) Sở Công Thương: Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc các chủ bãi thải, hồ chứa Thuỷ điện chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống thiên tai, quan trắc và vận hành hồ chứa đúng quy định; kịp thời thông tin trước khi xả lũ cho các cơ quan và chính quyền các địa phương vùng hạ du.
đ) Sở Giao thông vận tải: Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo giao thông trong mọi tình huống. Phối hợp với công an phân luồng giao thông, cắm biển cảnh báo tại các khu vực ngầm tràn, khu vực ngập úng, khu vực có nguy cơ sạt lở để người dân tham giao giao thông chủ động phòng tránh.
e) Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát tình hình của mưa lũ và tình hình thực tế của các địa phương, chủ động chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn cho học sinh đến lớp hoặc nghỉ học theo quy định.
g) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương ứng phó với mưa, lũ. Sơ tán dân, cứu hộ cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
h) Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình có người bị chết, bị thương theo quy định; xây dựng kế hoạch tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ, quyên góp từ các cá nhân, tổ chức để gửi đến người dân vùng thiên tai.
i) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thời tiết, thiên tai để chỉ đạo các địa phương được phân công phụ trách. Tổ chức thực hiện tốt phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.
1389 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định 1814/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 1. Tên tình huống: Mưa lớn, lũ quét, sạt lở, ngập úng.
2. Diễn biến thiên tai: Do chịu ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 3, nên từ đêm 07/9 đến ngày 09/9/2024 trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to và dông.
Lượng mưa từ 19h00' ngày 08/9 đến 6h00' ngày 09/9/2024 phổ biến từ 50 - 150mm, một số nơi cao hơn 200mm như: Tân Phượng 3275,8mm; An Lạc 257mm; An Phú 261mm; Minh Tiến 230,8mm; Minh Chuẩn 222,0mm; Liễu đô 213mm; Khánh Thiện 341mm...
Trên sông Thao tại Yên Bái lũ đang lên nhanh. Mực nước lúc 7h00' ngày 09/9/2024 là 33,69m (trên BĐ3: 1,69m). Trên suối Ngòi Thia lũ đang dao động ở mức cao, mực nước lúc 7h00' ngày 09/9/2024 là 43,35m (dưới BĐ1: 1,15m).
Thiên tai đã làm chết 03 người; 04 người bị thương; 3.103 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại; 1.022,86 ha diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại; nhiều vị trí trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã bị sạt lở; kè bờ suối Thia bị sạt lở 40m...
* Ước tính thiệt hại sơ bộ ban đầu: khoảng 19 tỷ đồng.
3. Các biện pháp thực hiện:
Thực hiện Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024; Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 07/9/2024 tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão; Văn bản số 2083-CV/TU ngày 05/9/2024 của Tỉnh uỷ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 07/9/2024 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão; Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCH ngày 05/9/2024 về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành các kế hoạch để triển khai, thành lập các đoàn công tác xuống cơ sở kiểm tra, rà soát công tác ứng phó với mưa bão, Tổ chức trực 24/24h để kịp thời ứng phó với tình huống xảy ra.
4. Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn 09 huyện, thị xã, thành phố.
5. Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng và phân công nhiệm vụ:
a) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, Đài khí tượng thuỷ văn Yên Bái, trên các phương tiện thông tin đại chúng để có kế hoạch và biện pháp phù hợp ứng phó nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Tiếp tục rà soát các hộ dân đang sinh sống trong vùng bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt để có phương án di chuyển kịp thời.
- Chỉ đạo quyết liệt phương án sơ tán, di chuyển những hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ trượt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt đến nơi an toàn.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống thiên tai tại công trường.
- Phối hợp với các sở: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi thực hiện kiểm tra hồ, đập, xử lý các khu vực trọng điểm, xung yếu; vận hành hồ chứa, xả lũ theo đúng quy trình; thông tin kịp thời, chính xác cho chính quyền, người dân trước khi xả lũ để đảm bảo an toàn cho các công trình, khu dân cư hạ du; tổ chức lực lượng tuần tra, cảnh giới, cắm biển cảnh báo những vị trí ngầm tràn có nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ ống, lũ quét để hướng dẫn người dân qua lại đảm bảo an toàn.
- Thông báo cho người dân không nghỉ tại lều, lán, nương rẫy. Kiểm tra phương tiện, thiết bị Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng tại chỗ sẵn sàng ứng phó với các sự cố thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
b) Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh: Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, kịp thời phát tin dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho Sở Thông tin và truyền thông, Báo Yên bái, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để thông tin kịp thời phục vụ công tác ứng phó của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, cấp huyện, cấp xã và người dân.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc, phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát phương án đảm bảo an toàn hồ đập, phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất... để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống mưa lũ; bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố sẵn sàng tổ chức sơ tán, di chuyển người dân đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ trượt sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt đến nơi an toàn.
d) Sở Công Thương: Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc các chủ bãi thải, hồ chứa Thuỷ điện chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống thiên tai, quan trắc và vận hành hồ chứa đúng quy định; kịp thời thông tin trước khi xả lũ cho các cơ quan và chính quyền các địa phương vùng hạ du.
đ) Sở Giao thông vận tải: Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo giao thông trong mọi tình huống. Phối hợp với công an phân luồng giao thông, cắm biển cảnh báo tại các khu vực ngầm tràn, khu vực ngập úng, khu vực có nguy cơ sạt lở để người dân tham giao giao thông chủ động phòng tránh.
e) Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát tình hình của mưa lũ và tình hình thực tế của các địa phương, chủ động chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn cho học sinh đến lớp hoặc nghỉ học theo quy định.
g) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương ứng phó với mưa, lũ. Sơ tán dân, cứu hộ cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
h) Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình có người bị chết, bị thương theo quy định; xây dựng kế hoạch tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ, quyên góp từ các cá nhân, tổ chức để gửi đến người dân vùng thiên tai.
i) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thời tiết, thiên tai để chỉ đạo các địa phương được phân công phụ trách. Tổ chức thực hiện tốt phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.