Đến nay, 4/12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có nhà văn hóa; 34/69 thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% các xã có điểm bưu điện văn hóa xã.
Bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được gìn giữ và phát huy thông qua sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Là một trong những huyện nghèo của cả nước, huyện Trạm Tấu với gần 80% đồng bào Mông sinh sống, thu nhập bình quân đầu người còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 56%; cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn; nhận thức xã hội và hiểu biết pháp luật của đồng bào các xã vùng cao còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, một số phong tục, tập quán không còn phù hợp với nếp sống văn hóa mới chưa được xóa bỏ...
Vượt lên những trở ngại ấy, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã nỗ lực đưa Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào nề nếp, tạo nền tảng tinh thần và động lực để khơi dậy các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở.
Coi trọng và lấy công tác tuyên truyền làm chính, cùng với triển khai quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của trung ương và của tỉnh quy định các tiêu chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng bản, tổ dân phố văn hóa; quy định tiêu chuẩn công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội..., gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, huyện đã xây dựng Chương trình hành động và kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV về tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới, giai đoạn 2015 - 2020.
Huyện chú trọng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong triển khai thực hiện phong trào. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp trong công tác vận động, gắn với kiểm tra, đánh giá chất lượng việc thực hiện xây dựng gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa cũng như hiệu quả việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Như “mưa dầm thấm lâu”, sau nhiều năm vận động thực hiện, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Trạm Tấu đã phát triển rộng khắp, đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc tại địa phương vùng cao, phát huy hiệu quả trong xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
Có ảnh hưởng và tác động tích cực, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ phong trào xây dựng người tốt, việc tốt, huyện Trạm Tấu đã kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, gia đình, cá nhân có những việc làm tốt.
Điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất, công tác và học tập - những hạt nhân tiêu biểu của phong trào để nhân rộng điển hình như: gia đình ông Giàng A Giao, Giàng Sình Dao xã Bản Mù; Giàng A Hành, Thào A Tủa xã Xà Hồ… là những điển hình phát triển kinh tế giỏi, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản văn hóa. Nhiều tập thể cơ quan, đơn vị điển hình trong phong trào thi đua yêu nước như: Văn phòng HĐND - UBND huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện...
Nhìn lại Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Trạm Tấu, dễ nhận thấy nhất đó là các thiết chế văn hóa và các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở được quan tâm chú trọng đầu tư qua từng năm. Đến nay, 4/12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có nhà văn hóa; 34/69 thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% các xã có điểm bưu điện văn hóa xã. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên; hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở phát triển mạnh. Huyện đã duy trì và phát triển 36 câu lạc bộ thể thao, trên 200 gia đình thể thao và 134 đội thể thao với hơn 1.200 vận động viên.
Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy mạnh mẽ, đề cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện các quy ước, hương ước thôn, bản, tổ dân phố, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đến nay, huyện đã có 40% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; gần 70% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa; gần 40% thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa.
Phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn được chú trọng bảo tồn và phát huy thông qua các lễ hội và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao ở cơ sở.
Một số phong tục đẹp của đồng bào dân tộc Mông, Thái như: lễ ăn mừng cơm mới, lễ đặt tên con… được phục dựng. Nghề dệt gắn với việc giữ gìn trang phục truyền thống của đồng bào Mông, Thái được khuyến khích bảo tồn. Bản sắc văn hóa truyền thống trong lễ hội như: múa khèn, sáo Mông, làn điệu dân ca của các dân tộc được gìn giữ và phát triển thông qua các sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Đáng nói hơn là nhiều tập tục cổ hủ, tốn kém trong việc cưới, việc tang trước đây đã dần được xóa bỏ. Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh đã thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Đến nay, mức bình quân lương thực đầu người của huyện đã đạt gần 700 kg/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 8 triệu đồng/năm. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình 30a, 134, 135… được thực hiện hiệu quả đã góp phần duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 6 - 6,5%/năm.
Không chạy theo thành tích, số lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng các phong trào, các danh hiệu, các tiêu chí, huyện Trạm Tấu phấn đấu đến năm 2020, có 50% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 40% thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa; xây dựng xã Hát Lừu trở thành xã đạt chuẩn văn hóa, mục tiêu sớm đạt xã nông thôn mới.
1668 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đến nay, 4/12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có nhà văn hóa; 34/69 thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% các xã có điểm bưu điện văn hóa xã. Là một trong những huyện nghèo của cả nước, huyện Trạm Tấu với gần 80% đồng bào Mông sinh sống, thu nhập bình quân đầu người còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 56%; cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn; nhận thức xã hội và hiểu biết pháp luật của đồng bào các xã vùng cao còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, một số phong tục, tập quán không còn phù hợp với nếp sống văn hóa mới chưa được xóa bỏ...
Vượt lên những trở ngại ấy, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã nỗ lực đưa Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào nề nếp, tạo nền tảng tinh thần và động lực để khơi dậy các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở.
Coi trọng và lấy công tác tuyên truyền làm chính, cùng với triển khai quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của trung ương và của tỉnh quy định các tiêu chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng bản, tổ dân phố văn hóa; quy định tiêu chuẩn công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội..., gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, huyện đã xây dựng Chương trình hành động và kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV về tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới, giai đoạn 2015 - 2020.
Huyện chú trọng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong triển khai thực hiện phong trào. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp trong công tác vận động, gắn với kiểm tra, đánh giá chất lượng việc thực hiện xây dựng gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa cũng như hiệu quả việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Như “mưa dầm thấm lâu”, sau nhiều năm vận động thực hiện, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Trạm Tấu đã phát triển rộng khắp, đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc tại địa phương vùng cao, phát huy hiệu quả trong xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
Có ảnh hưởng và tác động tích cực, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ phong trào xây dựng người tốt, việc tốt, huyện Trạm Tấu đã kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, gia đình, cá nhân có những việc làm tốt.
Điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất, công tác và học tập - những hạt nhân tiêu biểu của phong trào để nhân rộng điển hình như: gia đình ông Giàng A Giao, Giàng Sình Dao xã Bản Mù; Giàng A Hành, Thào A Tủa xã Xà Hồ… là những điển hình phát triển kinh tế giỏi, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản văn hóa. Nhiều tập thể cơ quan, đơn vị điển hình trong phong trào thi đua yêu nước như: Văn phòng HĐND - UBND huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện...
Nhìn lại Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Trạm Tấu, dễ nhận thấy nhất đó là các thiết chế văn hóa và các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở được quan tâm chú trọng đầu tư qua từng năm. Đến nay, 4/12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có nhà văn hóa; 34/69 thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% các xã có điểm bưu điện văn hóa xã. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên; hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở phát triển mạnh. Huyện đã duy trì và phát triển 36 câu lạc bộ thể thao, trên 200 gia đình thể thao và 134 đội thể thao với hơn 1.200 vận động viên.
Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy mạnh mẽ, đề cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện các quy ước, hương ước thôn, bản, tổ dân phố, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đến nay, huyện đã có 40% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; gần 70% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa; gần 40% thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa.
Phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn được chú trọng bảo tồn và phát huy thông qua các lễ hội và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao ở cơ sở.
Một số phong tục đẹp của đồng bào dân tộc Mông, Thái như: lễ ăn mừng cơm mới, lễ đặt tên con… được phục dựng. Nghề dệt gắn với việc giữ gìn trang phục truyền thống của đồng bào Mông, Thái được khuyến khích bảo tồn. Bản sắc văn hóa truyền thống trong lễ hội như: múa khèn, sáo Mông, làn điệu dân ca của các dân tộc được gìn giữ và phát triển thông qua các sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Đáng nói hơn là nhiều tập tục cổ hủ, tốn kém trong việc cưới, việc tang trước đây đã dần được xóa bỏ. Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh đã thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Đến nay, mức bình quân lương thực đầu người của huyện đã đạt gần 700 kg/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 8 triệu đồng/năm. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình 30a, 134, 135… được thực hiện hiệu quả đã góp phần duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 6 - 6,5%/năm.
Không chạy theo thành tích, số lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng các phong trào, các danh hiệu, các tiêu chí, huyện Trạm Tấu phấn đấu đến năm 2020, có 50% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 40% thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa; xây dựng xã Hát Lừu trở thành xã đạt chuẩn văn hóa, mục tiêu sớm đạt xã nông thôn mới.