Phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa… phấn đấu xây dựng Trấn Yên phát triển toàn diện và trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu.
Trấn Yên tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
28 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường
Huyện xây dựng 28 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đến năm 2025. Trong đó, đáng chú ý là chỉ tiêu cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (nông, lâm nghiệp, thủy sản 22,9%; công nghiệp - xây dựng 43,1%; dịch vụ 34%); thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt trên 1.600 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 2.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 100 triệu USD; thu ngân sách đạt trên 350 tỷ đồng…
Song song với đó, huyện tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược (cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng phát triển hạ tầng).
4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm
Đối với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm gồm 4 chương trình: phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm gắn với mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu; phát triển công nghiệp hiệu quả, bền vững gắn bảo vệ môi trường; tập trung phát triển đô thị, phấn đấu sớm đưa thị trấn Cổ Phúc trở thành đô thị loại IV và trung tâm các xã Báo Đáp, Hưng Khánh, Vân Hội thành đô thị loại V.
Đó là những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đòi hỏi huyện phải hết sức nỗ lực và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp một cách đồng bộ, hiệu quả; phát triển bền vững, nâng cao các vùng sản xuất hàng hóa cây trồng, vật nuôi, ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng đồng thời sản xuất theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, quan tâm xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực.
Chú trọng phát triển, xây dựng các sản phẩm OCOP đến năm 2025 có 22 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên và có 3-5 sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Duy trì và nâng cao hiệu quả các dự án đang sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng dâu, nuôi tằm và chế biến kén tằm.
Đây là một dự án đã và đang phát huy hiệu quả rõ rệt, huyện cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy ươm tơ, dệt lụa tại xã Báo Đáp.
Phấn đấu đến năm 2025 mở rộng vùng trồng dâu, nuôi tằm lên trên 1.200 ha, tập trung tại các xã: Báo Đáp, Tân Đồng, Việt Thành, Hòa Cuông, Nga Quán, Hồng Ca, Vân Hội, Việt Cường, Quy Mông, Y Can, đưa sản lượng kén tằm đạt trên 2.000 tấn, giá trị đạt trên 200 tỷ đồng.
Cùng với cây dâu, con tằm huyện tập trung phát triển vùng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhất là cây ăn quả có múi, trồng mới trên 250 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả có múi vào năm 2025 lên 1.000 ha, sản lượng đạt trên 3.500 tấn. Cây tre măng Bát độ đã khẳng định rõ vị thế của mình không chỉ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng cao mà còn là loại cây làm giàu.
Trong những năm tiếp theo, tiếp tục trồng và trồng thay thế diện tích già cỗi khoảng 500 ha và mở rộng phát triển vùng sản xuất thâm canh tập trung tại Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh với diện tích 4.000 ha. Xây dựng vùng quế trên 16.000 ha, trong đó sản xuất quế an toàn hữu cơ đạt 10.000 ha (3.000 ha đạt tiêu chuẩn quốc tế) gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiếp tục rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Triển khai hiệu quả các chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp một cách bài bản, thiết thực nhất là về đất đai, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực…
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư hạ tầng vào các cụm công nghiệp (Bảo Hưng, Minh Quân, Báo Đáp, Hưng Khánh) để thu hút đầu tư vào những ngành có lợi thế, thế mạnh. Phấn đấu đến năm 2025 đưa sản xuất công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ đạo, giá trị sản xuất đạt 2.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 17,1%; giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD…
Từ mục tiêu, giải pháp cụ thể cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc trong huyện cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án… tin tưởng Trấn Yên sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
1370 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa… phấn đấu xây dựng Trấn Yên phát triển toàn diện và trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu.28 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường
Huyện xây dựng 28 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đến năm 2025. Trong đó, đáng chú ý là chỉ tiêu cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (nông, lâm nghiệp, thủy sản 22,9%; công nghiệp - xây dựng 43,1%; dịch vụ 34%); thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt trên 1.600 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 2.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 100 triệu USD; thu ngân sách đạt trên 350 tỷ đồng…
Song song với đó, huyện tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược (cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng phát triển hạ tầng).
4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm
Đối với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm gồm 4 chương trình: phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm gắn với mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu; phát triển công nghiệp hiệu quả, bền vững gắn bảo vệ môi trường; tập trung phát triển đô thị, phấn đấu sớm đưa thị trấn Cổ Phúc trở thành đô thị loại IV và trung tâm các xã Báo Đáp, Hưng Khánh, Vân Hội thành đô thị loại V.
Đó là những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đòi hỏi huyện phải hết sức nỗ lực và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp một cách đồng bộ, hiệu quả; phát triển bền vững, nâng cao các vùng sản xuất hàng hóa cây trồng, vật nuôi, ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng đồng thời sản xuất theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, quan tâm xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực.
Chú trọng phát triển, xây dựng các sản phẩm OCOP đến năm 2025 có 22 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên và có 3-5 sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Duy trì và nâng cao hiệu quả các dự án đang sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng dâu, nuôi tằm và chế biến kén tằm.
Đây là một dự án đã và đang phát huy hiệu quả rõ rệt, huyện cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy ươm tơ, dệt lụa tại xã Báo Đáp.
Phấn đấu đến năm 2025 mở rộng vùng trồng dâu, nuôi tằm lên trên 1.200 ha, tập trung tại các xã: Báo Đáp, Tân Đồng, Việt Thành, Hòa Cuông, Nga Quán, Hồng Ca, Vân Hội, Việt Cường, Quy Mông, Y Can, đưa sản lượng kén tằm đạt trên 2.000 tấn, giá trị đạt trên 200 tỷ đồng.
Cùng với cây dâu, con tằm huyện tập trung phát triển vùng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhất là cây ăn quả có múi, trồng mới trên 250 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả có múi vào năm 2025 lên 1.000 ha, sản lượng đạt trên 3.500 tấn. Cây tre măng Bát độ đã khẳng định rõ vị thế của mình không chỉ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng cao mà còn là loại cây làm giàu.
Trong những năm tiếp theo, tiếp tục trồng và trồng thay thế diện tích già cỗi khoảng 500 ha và mở rộng phát triển vùng sản xuất thâm canh tập trung tại Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh với diện tích 4.000 ha. Xây dựng vùng quế trên 16.000 ha, trong đó sản xuất quế an toàn hữu cơ đạt 10.000 ha (3.000 ha đạt tiêu chuẩn quốc tế) gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiếp tục rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Triển khai hiệu quả các chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp một cách bài bản, thiết thực nhất là về đất đai, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực…
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư hạ tầng vào các cụm công nghiệp (Bảo Hưng, Minh Quân, Báo Đáp, Hưng Khánh) để thu hút đầu tư vào những ngành có lợi thế, thế mạnh. Phấn đấu đến năm 2025 đưa sản xuất công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ đạo, giá trị sản xuất đạt 2.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 17,1%; giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD…
Từ mục tiêu, giải pháp cụ thể cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc trong huyện cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án… tin tưởng Trấn Yên sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.