CTTĐT - Công văn số 1238/SGDĐT - GDMN của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái ban hành ngày 11/9/2024 yêu cầu các cơ sở giáo dục, các đơn vị trực thuộc tập trung khắc phục hậu quả sau bão, đón học sinh trở lại trường.
Huy động lực lượng giáo viên, nhân viên; chuẩn bị phương tiện để thực hiện công tác vệ sinh, sắp xếp lại cơ sở vật chất trường học
Thực hiện Công điện số 1200/CĐ-BGDĐT ngày 10/9/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3 (YAGI); Công văn số 2091-CV/TU ngày 10/9/2024 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc tập trung khẩn trương khắc phục những hậu quả thiên tai, bão lũ, sạt lở đất do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Sở Giáo dục và Đào yêu cầu phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp; các đơn vị trực thuộc Sở (sau đây gọi tắt là các đơn vị) triển khai một số nhiệm vụ sau:
Tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình, diễn biến của thời tiết; các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến đơn vị để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Chủ động rà soát, kiểm tra các công trình có nguy cơ mất an toàn để có phương án sửa chữa, khắc phục. Di dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn. Cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập. Lên kế hoạch và triển khai ngay việc sửa chữa cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt ưu tiên các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh.
Rà soát hệ thống cây xanh, tường rào, cổng trường, có phương án tỉa cành, phòng chống sập tường, đổ cây. Đặc biệt kiểm tra các điểm trường, các cơ sở giáo dục gần sông, suối, gần khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để cảnh báo hoặc ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.
Huy động lực lượng giáo viên, nhân viên; chuẩn bị phương tiện để thực hiện công tác vệ sinh, sắp xếp lại cơ sở vật chất trường học; nước rút đến đâu thực hiện vệ sinh đến đó. Báo cáo chính quyền địa phương để huy động các lực lượng (dân quân, công chức, viên chức, cha mẹ học sinh, lực lượng vũ trang) hỗ trợ nhà trường công tác vệ sinh, sắp xếp cơ sở vật chất. Đảm bảo các điều kiện để sớm đón học sinh trở lại trường và tổ chức hoạt động giáo dục bình thường. Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, phương án bố trí, phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giúp đỡ các đơn vị tại địa phương khắc phục hậu quả sau bão.
Phối hợp với cơ quan y tế để khử trùng; làm vệ sinh trường, lớp, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau bão. Chủ động phòng chống các bệnh thường gặp trong mùa bão lũ (bệnh đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hóa, …). Bảo đảm dụng cụ, thiết bị y tế, các loại thuốc tại phòng y tế trường học theo quy định. Bố trí xà phòng rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh, cán bộ giáo viên để thực hiện công tác phòng dịch bệnh. Không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
Các trường nội trú, trường bán trú, trường có học sinh bán trú, trường mầm non và trường có tổ chức nấu ăn cho học sinh đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn; không sử dụng thực phẩm ôi thiu. Nước dùng cho ăn uống phải được khử trùng và đun sôi. Đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cho sinh hoạt của học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên. Đối với nơi chưa có nguồn nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt cần thực hiện biện pháp xử lý nguồn nước sinh hoạt theo hướng dẫn (có sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt gửi kèm); liên hệ với trạm y tế, trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, hóa chất xử lý nguồn nước.
Đảm bảo cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm và trang thiết bị dạy học cần thiết cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng. Có kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng và vật dụng cần thiết cho học sinh các trường nội trú, bán trú, trường có học sinh bán trú.
Tổ chức tiếp nhận, sử dụng, phân bổ các nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân bảo đảm kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực.
Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh bị ảnh hưởng; đặc biệt là các gia đình bị thiệt hại lớn về người và tài sản.
Tổng hợp tình hình thiệt hại và các biện pháp khắc phục, xử lý gửi đến cấp có thẩm quyền và báo cáo chi tiết về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 14/9/2024.
849 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Công văn số 1238/SGDĐT - GDMN của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái ban hành ngày 11/9/2024 yêu cầu các cơ sở giáo dục, các đơn vị trực thuộc tập trung khắc phục hậu quả sau bão, đón học sinh trở lại trường.Thực hiện Công điện số 1200/CĐ-BGDĐT ngày 10/9/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3 (YAGI); Công văn số 2091-CV/TU ngày 10/9/2024 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc tập trung khẩn trương khắc phục những hậu quả thiên tai, bão lũ, sạt lở đất do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Sở Giáo dục và Đào yêu cầu phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp; các đơn vị trực thuộc Sở (sau đây gọi tắt là các đơn vị) triển khai một số nhiệm vụ sau:
Tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình, diễn biến của thời tiết; các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến đơn vị để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Chủ động rà soát, kiểm tra các công trình có nguy cơ mất an toàn để có phương án sửa chữa, khắc phục. Di dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn. Cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập. Lên kế hoạch và triển khai ngay việc sửa chữa cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt ưu tiên các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh.
Rà soát hệ thống cây xanh, tường rào, cổng trường, có phương án tỉa cành, phòng chống sập tường, đổ cây. Đặc biệt kiểm tra các điểm trường, các cơ sở giáo dục gần sông, suối, gần khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để cảnh báo hoặc ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.
Huy động lực lượng giáo viên, nhân viên; chuẩn bị phương tiện để thực hiện công tác vệ sinh, sắp xếp lại cơ sở vật chất trường học; nước rút đến đâu thực hiện vệ sinh đến đó. Báo cáo chính quyền địa phương để huy động các lực lượng (dân quân, công chức, viên chức, cha mẹ học sinh, lực lượng vũ trang) hỗ trợ nhà trường công tác vệ sinh, sắp xếp cơ sở vật chất. Đảm bảo các điều kiện để sớm đón học sinh trở lại trường và tổ chức hoạt động giáo dục bình thường. Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, phương án bố trí, phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giúp đỡ các đơn vị tại địa phương khắc phục hậu quả sau bão.
Phối hợp với cơ quan y tế để khử trùng; làm vệ sinh trường, lớp, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau bão. Chủ động phòng chống các bệnh thường gặp trong mùa bão lũ (bệnh đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hóa, …). Bảo đảm dụng cụ, thiết bị y tế, các loại thuốc tại phòng y tế trường học theo quy định. Bố trí xà phòng rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh, cán bộ giáo viên để thực hiện công tác phòng dịch bệnh. Không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
Các trường nội trú, trường bán trú, trường có học sinh bán trú, trường mầm non và trường có tổ chức nấu ăn cho học sinh đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn; không sử dụng thực phẩm ôi thiu. Nước dùng cho ăn uống phải được khử trùng và đun sôi. Đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cho sinh hoạt của học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên. Đối với nơi chưa có nguồn nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt cần thực hiện biện pháp xử lý nguồn nước sinh hoạt theo hướng dẫn (có sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt gửi kèm); liên hệ với trạm y tế, trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, hóa chất xử lý nguồn nước.
Đảm bảo cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm và trang thiết bị dạy học cần thiết cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng. Có kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng và vật dụng cần thiết cho học sinh các trường nội trú, bán trú, trường có học sinh bán trú.
Tổ chức tiếp nhận, sử dụng, phân bổ các nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân bảo đảm kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực.
Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh bị ảnh hưởng; đặc biệt là các gia đình bị thiệt hại lớn về người và tài sản.
Tổng hợp tình hình thiệt hại và các biện pháp khắc phục, xử lý gửi đến cấp có thẩm quyền và báo cáo chi tiết về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 14/9/2024.