CTTĐT - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-TCT về hoạt động năm 2023 của Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06) tỉnh Yên Bái.
Mục đích của Kế hoạch nhằm tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 16/KH-UBND, ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kịp thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành của các sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Bảo đảm 100% các nhiệm vụ trong Đề án 06 được thực hiện chất lượng, hiệu quả theo đúng yêu cầu, tiến độ, góp phần phục vụ thành công chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ đó là:
Về nhóm nhiệm vụ tham mưu, chỉ đạo, triển khai:
Xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Tổ công tác triển khai Đề án 06. Trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Đề án 06 và Kế hoạch triển khai Đề án 06, các sở, ban, ngành, địa phương (trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị) xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2023 của Tổ công tác cấp mình, gửi Công an tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, phối hợp thực hiện.
Tham mưu ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06; Tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư theo yêu cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
Trong năm 2023, Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu ban hành văn bản tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Đề án và giải đáp vướng mắc cho cấp cơ sở do
Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Công an tỉnh tiến hành điều tra cơ bản theo đặc thù địa phương để áp dụng, triển khai Đề án cho phù hợp
Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan kiện toàn Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh; xây dựng kế hoạch tổ chức học tập kinh nghiệm tại tỉnh Nghệ An, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đề án 06.
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến về Đề án 06: Trong năm năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kết quả thực hiện Đề án 06, nhất là các tiện ích người dân, doanh nghiệp được hưởng dưới nhiều hình thức (pano, áp phích, video hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công tại bộ phận một cửa, trên màn hình led tại các khu vực công cộng, các tuyến giao thông…). Tạo mã Qrcode để người dân truy cập trung tâm hướng dẫn các nghiệp vụ về định danh, dịch vụ công.
Về nhóm nhiệm vụ thực hiện các tiện ích của Đề án 06
* Thực hiện dịch vụ công trực tuyến:
Hoàn thành và triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu (tại Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình điểm hướng dẫn dịch vụ công đã xây dựng để tăng cường hỗ trợ người dân trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Rà soát từng dịch vụ công, thực hiện cắt giảm các thành phần hồ sơ đã sử dụng dữ liệu dân cư (đặc biệt là lĩnh vực tư pháp và tài nguyên môi trường) để nâng cao chất lượng, không để mất niềm tin của người dân với các dịch vụ công của Chính phủ. Nghiên cứu triển khai dịch vụ công linh hoạt, sáng tạo để thu hút người dân thực hiện (tại các khu đô thị, hệ thống một cửa cấp xã…).
Ban hành văn bản chỉ đạo 100% cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tuyên truyền người thân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp; tuyên truyền người dân sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, trong quá trình giải quyết thủ tục thủ tục hành chính; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định.
* Thực hiện nhóm tiện ích phát triển kinh tế, xã hội
Chỉ đạo các cơ sở Y tế tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân bằng thẻ CCCD gắn chip tích hợp bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh. Bố trí trang bị đầu đọc thẻ theo quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tiếp tục triển khai giải pháp thu, nộp học phí không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn; phối hợp với Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an và Công an tỉnh thực hiện đăng ký, cấp, quản lý chữ ký số cho giáo viên trên ứng dụng VNeID phục vụ phụ huynh học sinh và nhà trường trong quá trình thu nộp các khoản phí trong năm học.
Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành không yêu cầu người dân xác nhận chứng minh nhân dân 9 số vì đã có trên mã Qrcode của thẻ CCCD gắn chip.
Chỉ đạo tất cả các cơ sở lưu trú trên địa bàn bao gồm: khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở khác có chức năng lưu trú thực hiện thông báo lưu trú qua ứng dụng VNeID theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Thực hiện việc thu thập, cập nhật, xác thực thông tin về tài khoản của các đối tượng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương.
* Phát triển công dân số
Tiếp tục đẩy mạnh thu nhận hồ sơ cấp CCCD và cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn; hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử; thu thập, thống kê, rà soát, cập nhật làm sạch dữ liệu đảm bảo thông tin công dân luôn “đúng, đủ, sạch, sống”.
Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương xử lý dứt điểm tình trạng sim rác trên địa bàn tỉnh.
* Xây dựng hệ sinh thái, dữ liệu dùng chung
Tiến hành số hóa dữ liệu hộ tịch.
Làm sạch dữ liệu của các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đất đai, nhà ở, dữ liệu của các hội, đoàn thể. Tiếp tục thực hiện rà soát, đối chiếu, cập nhật, làm sạch dữ liệu tiêm chủng Covid-19 với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm chính xác, đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức thống kê, cập nhật thông tin, dữ liệu về y sĩ, bác sĩ, bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, giường bệnh, trang thiết bị y tế,…để phục vụ công tác quản lý nhà nước, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
* Đảm bảo an ninh an toàn thông tin
Xây dựng Kế hoạch đào tạo, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức về an toàn thông tin. Rà soát, điều động cán bộ, công chức, viên chức có kinh nghiệm về công nghệ thông tin, đặc biệt là an toàn thông tin thực hiện chuyên trách công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
*Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo chỉ đạo của Chính phủ và Tổ công tác triển khai Đề án 06 Trung ương.
1607 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-TCT về hoạt động năm 2023 của Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06) tỉnh Yên Bái.Mục đích của Kế hoạch nhằm tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 16/KH-UBND, ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kịp thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành của các sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Bảo đảm 100% các nhiệm vụ trong Đề án 06 được thực hiện chất lượng, hiệu quả theo đúng yêu cầu, tiến độ, góp phần phục vụ thành công chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ đó là:
Về nhóm nhiệm vụ tham mưu, chỉ đạo, triển khai:
Xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Tổ công tác triển khai Đề án 06. Trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Đề án 06 và Kế hoạch triển khai Đề án 06, các sở, ban, ngành, địa phương (trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị) xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2023 của Tổ công tác cấp mình, gửi Công an tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, phối hợp thực hiện.
Tham mưu ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06; Tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư theo yêu cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
Trong năm 2023, Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu ban hành văn bản tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Đề án và giải đáp vướng mắc cho cấp cơ sở do
Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Công an tỉnh tiến hành điều tra cơ bản theo đặc thù địa phương để áp dụng, triển khai Đề án cho phù hợp
Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan kiện toàn Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh; xây dựng kế hoạch tổ chức học tập kinh nghiệm tại tỉnh Nghệ An, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đề án 06.
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến về Đề án 06: Trong năm năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kết quả thực hiện Đề án 06, nhất là các tiện ích người dân, doanh nghiệp được hưởng dưới nhiều hình thức (pano, áp phích, video hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công tại bộ phận một cửa, trên màn hình led tại các khu vực công cộng, các tuyến giao thông…). Tạo mã Qrcode để người dân truy cập trung tâm hướng dẫn các nghiệp vụ về định danh, dịch vụ công.
Về nhóm nhiệm vụ thực hiện các tiện ích của Đề án 06
* Thực hiện dịch vụ công trực tuyến:
Hoàn thành và triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu (tại Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình điểm hướng dẫn dịch vụ công đã xây dựng để tăng cường hỗ trợ người dân trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Rà soát từng dịch vụ công, thực hiện cắt giảm các thành phần hồ sơ đã sử dụng dữ liệu dân cư (đặc biệt là lĩnh vực tư pháp và tài nguyên môi trường) để nâng cao chất lượng, không để mất niềm tin của người dân với các dịch vụ công của Chính phủ. Nghiên cứu triển khai dịch vụ công linh hoạt, sáng tạo để thu hút người dân thực hiện (tại các khu đô thị, hệ thống một cửa cấp xã…).
Ban hành văn bản chỉ đạo 100% cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tuyên truyền người thân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp; tuyên truyền người dân sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, trong quá trình giải quyết thủ tục thủ tục hành chính; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định.
* Thực hiện nhóm tiện ích phát triển kinh tế, xã hội
Chỉ đạo các cơ sở Y tế tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân bằng thẻ CCCD gắn chip tích hợp bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh. Bố trí trang bị đầu đọc thẻ theo quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tiếp tục triển khai giải pháp thu, nộp học phí không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn; phối hợp với Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an và Công an tỉnh thực hiện đăng ký, cấp, quản lý chữ ký số cho giáo viên trên ứng dụng VNeID phục vụ phụ huynh học sinh và nhà trường trong quá trình thu nộp các khoản phí trong năm học.
Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành không yêu cầu người dân xác nhận chứng minh nhân dân 9 số vì đã có trên mã Qrcode của thẻ CCCD gắn chip.
Chỉ đạo tất cả các cơ sở lưu trú trên địa bàn bao gồm: khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở khác có chức năng lưu trú thực hiện thông báo lưu trú qua ứng dụng VNeID theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Thực hiện việc thu thập, cập nhật, xác thực thông tin về tài khoản của các đối tượng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương.
* Phát triển công dân số
Tiếp tục đẩy mạnh thu nhận hồ sơ cấp CCCD và cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn; hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử; thu thập, thống kê, rà soát, cập nhật làm sạch dữ liệu đảm bảo thông tin công dân luôn “đúng, đủ, sạch, sống”.
Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương xử lý dứt điểm tình trạng sim rác trên địa bàn tỉnh.
* Xây dựng hệ sinh thái, dữ liệu dùng chung
Tiến hành số hóa dữ liệu hộ tịch.
Làm sạch dữ liệu của các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đất đai, nhà ở, dữ liệu của các hội, đoàn thể. Tiếp tục thực hiện rà soát, đối chiếu, cập nhật, làm sạch dữ liệu tiêm chủng Covid-19 với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm chính xác, đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức thống kê, cập nhật thông tin, dữ liệu về y sĩ, bác sĩ, bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, giường bệnh, trang thiết bị y tế,…để phục vụ công tác quản lý nhà nước, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
* Đảm bảo an ninh an toàn thông tin
Xây dựng Kế hoạch đào tạo, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức về an toàn thông tin. Rà soát, điều động cán bộ, công chức, viên chức có kinh nghiệm về công nghệ thông tin, đặc biệt là an toàn thông tin thực hiện chuyên trách công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
*Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo chỉ đạo của Chính phủ và Tổ công tác triển khai Đề án 06 Trung ương.