CTTĐT - Tối 13/9, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương bị ảnh hưởng nặng do cơn bão số 3 về tình hình hậu quả, thiệt hại do cơn bão gây ra, các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chủ trì Hội nghị tại điểm cầu của tỉnh
Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thị, thành phố tại các điểm cầu trực tuyến.
Tại Hội nghị, các địa phương đã báo cáo cụ thể tình hình mưa bão trong những ngày qua. Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã, thành phố, tính đến thời điểm 15h00 ngày 13/9, mưa bão đã khiến 55 người chết và mất tích, trong đó chết do sạt lở đất 50 người, do ngập lụt 3 người; mất tích 2 người; bị thương 31 người; thiệt hại 23.535 nhà ở; thiệt hại, ảnh hưởng 5.441 ha cây trồng; 179 công trình thủy lợi bị hư hỏng; 22 trường học bị ngập lụt; 653 trạm BTS bị ảnh hưởng. Ước thiệt hại theo thống kê sơ bộ khoảng 1.240 tỷ đồng.
Toàn tỉnh đã huy động 104.785 người tham gia khắc phục hậu quả thiên tai gây ra; huy động 129 máy xúc, 14 máy ủi, 322 ô tô, 63 xuồng máy, 14 thuyền máy, 11 thuyền nan, 38 máy phát điện… tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường, vệ sinh môi trường.
Tỉnh Yên Bái đã tổ chức thăm hỏi, trao hỗ trợ cho người bị thương nặng do bão lũ, sạt lở đất đang điều trị tại các cơ sở y tế với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/người; thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có người chết, mất tích với mức hỗ trợ 25 triệu đồng/người; tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ tạm thời cho 100% hộ gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn là 40 triệu đồng/hộ; hỗ trợ nhà bị hư hỏng nặng 20 triệu đồng/hộ…
Các địa phương đề xuất tỉnh bố trí khu tái định cư cho người dân trong vùng có nguy cơ cao sạt lở đất, bão lũ; tăng chỉ tiêu giao theo Đề án làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với các địa phương bị ảnh hưởng nặng do bão lũ; bố trí kinh phí khắc phục các tuyến đê bị sạt lở, khắc phục hệ thống điện; có chính sách hỗ trợ diện tích nông nghiệp bị vùi lấp; rà soát, thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá và xử lý các điểm sạt lở đất tại thành phố Yên Bái… Các ngành cũng đề nghị các địa phương phối hợp tốt trong công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại Hội nghị, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các lực lượng, đoàn thể xã hội trong công tác hỗ trợ bà con trong bão lũ. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các địa phương cần tổ chức các địa điểm tiếp nhận hỗ trợ; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương cập nhật kịp thời số người chết, người bị thương để hỗ trợ đầy đủ; phối hợp rà soát xác định các hộ gia đình có nhà bị sập, nhà bị hư hỏng để hỗ trợ phù hợp; ngành Giáo dục và Đào tạo khắc phục ngay các cơ sở bị ảnh hưởng để cho học sinh đi học trở lại đảm bảo khung kế hoạch năm học; ngành Y tế huy động lực lượng phun thanh khiết khử khuẩn môi trường sau bão lũ để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao tinh thần chủ động, nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các lực lượng cần tập trung cao nhất cho công tác tìm kiếm các nạn nhân còn đang mất tích; cần thành lập ngay đoàn công tác của tỉnh đi kiểm tra thực địa, rà soát, đánh giá thực chất các điểm còn nguy cơ sạt lở để chủ động phòng tránh, hạn chế thiệt hại; cùng với đó phải chăm lo chu đáo, đảm bảo cuộc sống trước mắt cho các trường hợp đang phải di dời bởi thiên tai; đảm bảo việc cấp điện, nước sinh hoạt cho người dân; chủ động phối hợp các lực lượng để dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo môi trường sau lũ trên cơ sở sử dụng các nguồn nước khác để tiết kiệm nguồn nước máy đảm bảo cho sinh hoạt.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý các ngành, địa phương phải chủ động lo an táng, hậu sự đầy đủ, chu đáo cho các nạn nhân thiệt mạng do mưa lũ; hỗ trợ cho các hộ gia đình bị thiệt hại theo đúng chính sách của tỉnh; đồng thời khôi phục lại cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để đảm bảo giao thương đi lại, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhanh chóng tham mưu để tỉnh sớm ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù trong sản xuất nông nghiệp.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý phải tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, lan tỏa những tấm gương sáng, hình ảnh đẹp trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; cùng với đó, phải tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, lưu ý tránh các trường hợp lợi dụng thiên tai để có những hoạt động trái pháp luật trên địa bàn.
1199 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tối 13/9, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương bị ảnh hưởng nặng do cơn bão số 3 về tình hình hậu quả, thiệt hại do cơn bão gây ra, các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thị, thành phố tại các điểm cầu trực tuyến.
Tại Hội nghị, các địa phương đã báo cáo cụ thể tình hình mưa bão trong những ngày qua. Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã, thành phố, tính đến thời điểm 15h00 ngày 13/9, mưa bão đã khiến 55 người chết và mất tích, trong đó chết do sạt lở đất 50 người, do ngập lụt 3 người; mất tích 2 người; bị thương 31 người; thiệt hại 23.535 nhà ở; thiệt hại, ảnh hưởng 5.441 ha cây trồng; 179 công trình thủy lợi bị hư hỏng; 22 trường học bị ngập lụt; 653 trạm BTS bị ảnh hưởng. Ước thiệt hại theo thống kê sơ bộ khoảng 1.240 tỷ đồng.
Toàn tỉnh đã huy động 104.785 người tham gia khắc phục hậu quả thiên tai gây ra; huy động 129 máy xúc, 14 máy ủi, 322 ô tô, 63 xuồng máy, 14 thuyền máy, 11 thuyền nan, 38 máy phát điện… tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường, vệ sinh môi trường.
Tỉnh Yên Bái đã tổ chức thăm hỏi, trao hỗ trợ cho người bị thương nặng do bão lũ, sạt lở đất đang điều trị tại các cơ sở y tế với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/người; thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có người chết, mất tích với mức hỗ trợ 25 triệu đồng/người; tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ tạm thời cho 100% hộ gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn là 40 triệu đồng/hộ; hỗ trợ nhà bị hư hỏng nặng 20 triệu đồng/hộ…
Các địa phương đề xuất tỉnh bố trí khu tái định cư cho người dân trong vùng có nguy cơ cao sạt lở đất, bão lũ; tăng chỉ tiêu giao theo Đề án làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với các địa phương bị ảnh hưởng nặng do bão lũ; bố trí kinh phí khắc phục các tuyến đê bị sạt lở, khắc phục hệ thống điện; có chính sách hỗ trợ diện tích nông nghiệp bị vùi lấp; rà soát, thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá và xử lý các điểm sạt lở đất tại thành phố Yên Bái… Các ngành cũng đề nghị các địa phương phối hợp tốt trong công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại Hội nghị, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các lực lượng, đoàn thể xã hội trong công tác hỗ trợ bà con trong bão lũ. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các địa phương cần tổ chức các địa điểm tiếp nhận hỗ trợ; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương cập nhật kịp thời số người chết, người bị thương để hỗ trợ đầy đủ; phối hợp rà soát xác định các hộ gia đình có nhà bị sập, nhà bị hư hỏng để hỗ trợ phù hợp; ngành Giáo dục và Đào tạo khắc phục ngay các cơ sở bị ảnh hưởng để cho học sinh đi học trở lại đảm bảo khung kế hoạch năm học; ngành Y tế huy động lực lượng phun thanh khiết khử khuẩn môi trường sau bão lũ để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao tinh thần chủ động, nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các lực lượng cần tập trung cao nhất cho công tác tìm kiếm các nạn nhân còn đang mất tích; cần thành lập ngay đoàn công tác của tỉnh đi kiểm tra thực địa, rà soát, đánh giá thực chất các điểm còn nguy cơ sạt lở để chủ động phòng tránh, hạn chế thiệt hại; cùng với đó phải chăm lo chu đáo, đảm bảo cuộc sống trước mắt cho các trường hợp đang phải di dời bởi thiên tai; đảm bảo việc cấp điện, nước sinh hoạt cho người dân; chủ động phối hợp các lực lượng để dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo môi trường sau lũ trên cơ sở sử dụng các nguồn nước khác để tiết kiệm nguồn nước máy đảm bảo cho sinh hoạt.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý các ngành, địa phương phải chủ động lo an táng, hậu sự đầy đủ, chu đáo cho các nạn nhân thiệt mạng do mưa lũ; hỗ trợ cho các hộ gia đình bị thiệt hại theo đúng chính sách của tỉnh; đồng thời khôi phục lại cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để đảm bảo giao thương đi lại, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhanh chóng tham mưu để tỉnh sớm ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù trong sản xuất nông nghiệp.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý phải tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, lan tỏa những tấm gương sáng, hình ảnh đẹp trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; cùng với đó, phải tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, lưu ý tránh các trường hợp lợi dụng thiên tai để có những hoạt động trái pháp luật trên địa bàn.