CTTĐT - Khi thiên tai ập đến, trong cơn bão dữ, sức mạnh đại đoàn kết và đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc lại nhân lên gấp bội, với những nghĩa cử cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình trong mỗi con người Việt Nam.
.
Bão số 3 (Yagi) xuất hiện, tràn ngập trên báo chí, các trang mạng xã hội là những tin tức, hình ảnh, thước phim, video clip về mưa lũ. Yagi thực sự như một hung thần mang đến nỗi kinh hoàng, khiếp đảm. Trong nước, những dòng trạng thái trên facebook, zalo trĩu nặng lo âu, buồn đau, tuyệt vọng, bất lực... đã phần nào lột tả nỗi kinh hoàng mang tên Yagi của người dân các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội đến Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, sự xuất hiện của hoàn lưu bão số 3 khiến những con sông, dòng suối vốn hiền hòa, nên thơ như sông Hồng (sông Thao), sông Chảy, Nậm Kim, Ngòi Thia... chợt trở nên hung dữ. Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, trên hệ thống sông suối trong tỉnh đã xuất hiện một đợt lũ đặc biệt lớn. Đặc biệt, đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái đạt mức 35,73m (trên mức báo động 3 là 3,73m), xuất hiện lúc 17h/10/9, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) là 1,31m; lũ sông Chảy ở mức cao lịch sử do điều tiết xả lũ của thủy điện Thác Bà, mực nước cao nhất ở hạ lưu là 29,05m (trên mức báo động 3 là 7,05m) xuất hiện lúc 19h ngày 11/9, mực nước cao nhất ở thượng lưu tại thời điểm từ 5h-9h sáng ngày 11/9/2024 đạt đỉnh 59.84m...
Nước cuồn cuộn đổ về cùng những trận mưa trút ào ào kéo dài suốt đêm khiến hàng chục ngàn ngôi nhà ở thành phố Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình... chỉ sau vài giờ đồng hồ đã ngập chìm trong nước.
Những con số thiệt hại cứ ngày một nhiều thêm. Tính đến 06h00, ngày 14/9/2024, trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái đã có 53 người bị chết; 01 người mất tích; 36 người bị thương; 25.000 ngôi nhà bị thiệt hại (trong đó, có 224 nhà bị sập đổ hoàn toàn; 232 nhà bị hư hỏng nặng; hàng ngàn nhà bị sạt lở, ta luy ảnh hưởng; 22.451 nhà bị ngập nước, hiện nước đã rút song lượng bùn rác lớn trong nhà và tài sản bị hỏng chưa thể thống kê được thiệt hại; 14.134 hộ phải di dời người và tài sản, hiện, trên 8.300 hộ đã quay về nhà sau khi nước rút và giảm nguy cơ sạt lở...).
Cùng với đó là những thiệt hại về nông nghiệp (nhiều diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại, gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi), nhiều công trình, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, thông tin liên lạc... bị hư hỏng nặng. Ước thiệt hại khoảng 1.240 tỷ đồng.
Đổ nát, hoang tàn, ngổn ngang, bề bộn là những gì còn lại sau khi mưa lũ đã qua. Những gương mặt thất thần, mệt mỏi, bất lực sau khi phải chống chọi với dòng nước lũ, không còn nước mắt để khóc thương cho thân phận, hoàn cảnh của chính mình cũng như cho những người cùng cảnh ngộ.
Những tiếng khóc gào, tiếng gọi, tiếng than xé lòng trong nỗi đau đớn tuyệt vọng bởi đột ngột mất đi người thân do sập đất, sập nhà, mang theo cảm giác hãi hùng, ám ảnh không biết đến bao giờ mới có thể nguôi ngoai. Đau lòng nhất là có những gia đình, dòng họ cùng lúc mất đi nhiều người; những taluy đột nhiên sập xuống, vùi lấp đi những mái ấm gia đình, bao con người đang hồn nhiên, tươi trẻ với bao khát vọng, ước mơ còn dang dở. Xót xa, vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 4h sáng ngày 10/9/2024 tại thôn Bảo Tân, xã Minh Bảo, Thành phố Yên Bái đã vùi lấp cả gia đình cô giáo mầm non Hoàng Thị H. cùng chồng là anh Sa Văn A. và 2 con nhỏ mới 5 tuổi và 2 tháng tuổi.
Mưa lũ qua, nước rút, để lại đống đổ nát, ngổn ngang của bùn đất, các loại rác, xác động vật chết và vô vàn đồ đạc, tài sản của người dân bị hư hỏng, phá hủy... Nhiều gia đình mất hết tài sản. Nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh mất khối lượng hàng hóa lớn; nhiều trang trại lợn, gà, hoa màu, cây cối... mất toàn bộ vốn liếng, tất cả ngập chìm và cuốn theo dòng nước.
Rất nhiều gia đình cán bộ công chức, viên chức, người lao động, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang bao năm tích cóp, vay mượn mới có được ngôi nhà, chiếc xe mơ ước; nhiều gia đình vừa thoát nghèo, đang khá lên với hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp trong tương lai... bỗng nhiên chỉ sau một đêm bị mưa lũ cướp đi tất cả, trở về tay trắng.
Chắc chắn phải mất nhiều năm sau mới có thể phục hồi, thậm chí họ không dám nghĩ đến ngày có thể phục hồi được, bởi mất mát, thiệt hại quá lớn trong khi số nợ vẫn còn đeo bám, như nỗi ám ảnh, lo âu, bất lực khi cơn bão ập về...
Ngay sau khi có thông tin về cơn bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, tránh thiên tai theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của các Bộ, ngành Trung ương. Với sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 được triển khai với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong toàn tỉnh.
Đặc biệt, công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ.
Sáng ngày 12/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới Yên Bái, thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.
Thủ tướng trong chiếc áo giản dị quen thuộc, đẫm mồ hôi, chân đi ủng, xăm xăm lội trong bùn ngập, vào tận sâu những điểm bị ngập lụt, thiệt hại nặng nề nhất, thị sát hiện trường khu vực sạt lở làm 2 người bị vùi lấp; thăm hỏi, động viên người dân, các thầy cô giáo và các lực lượng đang nỗ lực giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại một điểm trường mầm non, xúc động biết bao khi Thủ tướng và đoàn công tác đã chào chia tay mà vẫn chưa rời đi được vì các cháu nhỏ cứ ríu rít ùa vào đòi ông bế. Và ông đã nán lại trong tiếng nũng nịu của trẻ thơ: “Ông bế con”, “Ông ơi bế con”, “Ông bế con nữa”, dù người ông này các bé lần đầu tiên được gặp.
Người đứng đầu Chính phủ áo đẫm mồ hôi ân cần bế từng cháu một, hai tay hai bé, cưng nựng rồi mới rời đi.
Trước đó, từ ngày 07/9 đến ngày 10/9/2024, hai Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm Trưởng đoàn, trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó và khắc phục mưa bão trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Các đoàn công tác của các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Yên Bái đã không quản ngại dầm mình trong mưa, băng qua nước lũ, kịp thời đến những nơi người dân đang cần sự giúp đỡ, cứu trợ; kiểm tra tình hình ảnh hưởng của mưa lũ, công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Các cuộc họp khẩn cấp trực tiếp và trực tuyến không kể ngày đêm; các đoàn công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, của sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương trong trạng thái sẵn sàng lên đường 24/24. Các nhóm zalo hoạt động liên tục để kịp thời thông tin, chỉ đạo tới tận cơ sở.
Tại các địa phương, đã chủ động thành lập các đoàn công tác xuống tận địa bàn để chỉ đạo, rà soát các khu vực nguy cơ, tất cả sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ” với tinh thần chủ động, nghiêm túc, khẩn trương, quyết liệt, đặt tính mạng và cuộc sống của người dân lên trên hết, trước hết.
Toàn tỉnh Yên Bái đã huy động gần 105.000 người (gồm các lực lượng bộ đội, công an, dân quân dự bị, dự bị động viên và các lực lượng tình nguyện khác…) để khắc phục hậu quả thiên tai; huy động trên 2.100 ô tô, tàu xuồng, máy xúc các loại và hơn 70.000 trang thiết bị khác phục vụ công tác phòng, chống bão lũ; huy động các phương tiện của Công ty Quản lý đường bộ và các doanh nghiệp trên địa bàn tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường và hót đất đá bồi lấp, vệ sinh môi trường...
Đáng trân trọng, khi được biết rằng hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Yên Bái đều có gia đình cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang bị ảnh hưởng và thiệt hại rất nặng nề bởi mưa lũ, nhưng họ tạm gác lại việc nhà, trở lại công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao; nhiều người tích cực tham gia các lực lượng để có mặt kịp thời chia sẻ, giúp đỡ người dân.
Trong thư thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã kêu gọi phát huy mạnh mẽ “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, đồng thời nhấn mạnh “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” là sức mạnh to lớn đưa Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tinh thần quyết liệt, chủ động của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và ý chí tự lực tự cường mạnh mẽ, sức mạnh nội sinh to lớn trong mỗi người dân; tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, bản lĩnh, sức mạnh của Lực lượng vũ trang, tinh thần quả cảm của Nhân dân là những yếu tố quan trọng đã góp phần giảm thiểu thiệt hại của cơn bão vừa qua.
Khi thiên tai ập đến, trong cơn bão dữ, sức mạnh đại đoàn kết và đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc lại nhân lên gấp bội, với những nghĩa cử cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình trong mỗi con người Việt Nam.
Cả nước hướng về các tỉnh chịu ảnh hưởng của cơn Bão số 3 (YAGI), trong đó có tỉnh Yên Bái, nhiều nghĩa cử cao đẹp, các chương trình thiện nguyện, quyên góp, ủng hộ, hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống được phát động, triển khai kịp thời, rộng khắp, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
Chỉ tính riêng từ ngày 10/9 đến ngày 13/9/2024, đã có 328 tập thể và cá nhân đăng ký ủng hộ kinh phí tổng số gần 62 tỷ đồng về tài khoản của Ban vận động Cứu trợ tỉnh Yên Bái (trong đó đã tiếp nhận được hơn 48,5 tỷ đồng). Cùng với đó, 106 đoàn đã hỗ trợ hiện vật, bao gồm số lượng lớn nhu yếu phẩm, dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ sửa chữa nhà cửa, dụng cụ bếp, đồ dùng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt. Số hàng này đã được chuyển đi 6 địa phương (thành phố Yên Bái, các huyện Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu).
Trong tỉnh, nhiều nhà hàng đóng cửa kinh doanh, dành toàn bộ thời gian cho việc chế biến đủ các bữa chính trong ngày để tặng hàng ngàn suất cơm miễn phí cho người dân ở những nơi đang bị ngập lụt. Như, nhà hàng Tùng Dương có những ngày cung cấp khoảng 8.000 suất, nhà hàng Sunrise, nhà hàng Hưng Anh, nhà hàng hải sản Thủy Cường (thành phố Yên Bái), nhà hàng Huỳnh Hằng (thị trấn Yên Bình) cùng nhiều nhà hàng, quán ăn, các câu lạc bộ, các hộ gia đình nơi an toàn... cũng trao gửi yêu thương, chia sẻ với đồng bào từng chai nước, chiếc bánh, suất ăn...
Những ngày qua, Yên Bái đã nhận được tình cảm quan tâm chia sẻ, ủng hộ của các tỉnh bạn, của bạn bè quốc tế; nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; những hành động, việc làm của biết bao con người bình dị mà cao quý, những hy sinh thầm lặng nhưng rất đỗi cao cả... sẽ giúp người dân bị ảnh hưởng thiên tai sớm vượt qua khó khăn, mất mát, ổn định trở lại cuộc sống. Hy vọng về ngày mai bình an, tươi đẹp như chưa hề có cơn bão đi qua./.
2035 lượt xem
Đồ họa: Thanh Bình
CTV: Hồng Thanh Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Khi thiên tai ập đến, trong cơn bão dữ, sức mạnh đại đoàn kết và đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc lại nhân lên gấp bội, với những nghĩa cử cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình trong mỗi con người Việt Nam.
Bão số 3 (Yagi) xuất hiện, tràn ngập trên báo chí, các trang mạng xã hội là những tin tức, hình ảnh, thước phim, video clip về mưa lũ. Yagi thực sự như một hung thần mang đến nỗi kinh hoàng, khiếp đảm. Trong nước, những dòng trạng thái trên facebook, zalo trĩu nặng lo âu, buồn đau, tuyệt vọng, bất lực... đã phần nào lột tả nỗi kinh hoàng mang tên Yagi của người dân các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội đến Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, sự xuất hiện của hoàn lưu bão số 3 khiến những con sông, dòng suối vốn hiền hòa, nên thơ như sông Hồng (sông Thao), sông Chảy, Nậm Kim, Ngòi Thia... chợt trở nên hung dữ. Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, trên hệ thống sông suối trong tỉnh đã xuất hiện một đợt lũ đặc biệt lớn. Đặc biệt, đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái đạt mức 35,73m (trên mức báo động 3 là 3,73m), xuất hiện lúc 17h/10/9, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) là 1,31m; lũ sông Chảy ở mức cao lịch sử do điều tiết xả lũ của thủy điện Thác Bà, mực nước cao nhất ở hạ lưu là 29,05m (trên mức báo động 3 là 7,05m) xuất hiện lúc 19h ngày 11/9, mực nước cao nhất ở thượng lưu tại thời điểm từ 5h-9h sáng ngày 11/9/2024 đạt đỉnh 59.84m...
Nước cuồn cuộn đổ về cùng những trận mưa trút ào ào kéo dài suốt đêm khiến hàng chục ngàn ngôi nhà ở thành phố Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình... chỉ sau vài giờ đồng hồ đã ngập chìm trong nước.
Những con số thiệt hại cứ ngày một nhiều thêm. Tính đến 06h00, ngày 14/9/2024, trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái đã có 53 người bị chết; 01 người mất tích; 36 người bị thương; 25.000 ngôi nhà bị thiệt hại (trong đó, có 224 nhà bị sập đổ hoàn toàn; 232 nhà bị hư hỏng nặng; hàng ngàn nhà bị sạt lở, ta luy ảnh hưởng; 22.451 nhà bị ngập nước, hiện nước đã rút song lượng bùn rác lớn trong nhà và tài sản bị hỏng chưa thể thống kê được thiệt hại; 14.134 hộ phải di dời người và tài sản, hiện, trên 8.300 hộ đã quay về nhà sau khi nước rút và giảm nguy cơ sạt lở...).
Cùng với đó là những thiệt hại về nông nghiệp (nhiều diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại, gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi), nhiều công trình, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, thông tin liên lạc... bị hư hỏng nặng. Ước thiệt hại khoảng 1.240 tỷ đồng.
Đổ nát, hoang tàn, ngổn ngang, bề bộn là những gì còn lại sau khi mưa lũ đã qua. Những gương mặt thất thần, mệt mỏi, bất lực sau khi phải chống chọi với dòng nước lũ, không còn nước mắt để khóc thương cho thân phận, hoàn cảnh của chính mình cũng như cho những người cùng cảnh ngộ.
Những tiếng khóc gào, tiếng gọi, tiếng than xé lòng trong nỗi đau đớn tuyệt vọng bởi đột ngột mất đi người thân do sập đất, sập nhà, mang theo cảm giác hãi hùng, ám ảnh không biết đến bao giờ mới có thể nguôi ngoai. Đau lòng nhất là có những gia đình, dòng họ cùng lúc mất đi nhiều người; những taluy đột nhiên sập xuống, vùi lấp đi những mái ấm gia đình, bao con người đang hồn nhiên, tươi trẻ với bao khát vọng, ước mơ còn dang dở. Xót xa, vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 4h sáng ngày 10/9/2024 tại thôn Bảo Tân, xã Minh Bảo, Thành phố Yên Bái đã vùi lấp cả gia đình cô giáo mầm non Hoàng Thị H. cùng chồng là anh Sa Văn A. và 2 con nhỏ mới 5 tuổi và 2 tháng tuổi.
Mưa lũ qua, nước rút, để lại đống đổ nát, ngổn ngang của bùn đất, các loại rác, xác động vật chết và vô vàn đồ đạc, tài sản của người dân bị hư hỏng, phá hủy... Nhiều gia đình mất hết tài sản. Nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh mất khối lượng hàng hóa lớn; nhiều trang trại lợn, gà, hoa màu, cây cối... mất toàn bộ vốn liếng, tất cả ngập chìm và cuốn theo dòng nước.
Rất nhiều gia đình cán bộ công chức, viên chức, người lao động, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang bao năm tích cóp, vay mượn mới có được ngôi nhà, chiếc xe mơ ước; nhiều gia đình vừa thoát nghèo, đang khá lên với hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp trong tương lai... bỗng nhiên chỉ sau một đêm bị mưa lũ cướp đi tất cả, trở về tay trắng.
Chắc chắn phải mất nhiều năm sau mới có thể phục hồi, thậm chí họ không dám nghĩ đến ngày có thể phục hồi được, bởi mất mát, thiệt hại quá lớn trong khi số nợ vẫn còn đeo bám, như nỗi ám ảnh, lo âu, bất lực khi cơn bão ập về...
Ngay sau khi có thông tin về cơn bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, tránh thiên tai theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của các Bộ, ngành Trung ương. Với sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 được triển khai với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong toàn tỉnh.
Đặc biệt, công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ.
Sáng ngày 12/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới Yên Bái, thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.
Thủ tướng trong chiếc áo giản dị quen thuộc, đẫm mồ hôi, chân đi ủng, xăm xăm lội trong bùn ngập, vào tận sâu những điểm bị ngập lụt, thiệt hại nặng nề nhất, thị sát hiện trường khu vực sạt lở làm 2 người bị vùi lấp; thăm hỏi, động viên người dân, các thầy cô giáo và các lực lượng đang nỗ lực giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại một điểm trường mầm non, xúc động biết bao khi Thủ tướng và đoàn công tác đã chào chia tay mà vẫn chưa rời đi được vì các cháu nhỏ cứ ríu rít ùa vào đòi ông bế. Và ông đã nán lại trong tiếng nũng nịu của trẻ thơ: “Ông bế con”, “Ông ơi bế con”, “Ông bế con nữa”, dù người ông này các bé lần đầu tiên được gặp.
Người đứng đầu Chính phủ áo đẫm mồ hôi ân cần bế từng cháu một, hai tay hai bé, cưng nựng rồi mới rời đi.
Trước đó, từ ngày 07/9 đến ngày 10/9/2024, hai Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm Trưởng đoàn, trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó và khắc phục mưa bão trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Các đoàn công tác của các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Yên Bái đã không quản ngại dầm mình trong mưa, băng qua nước lũ, kịp thời đến những nơi người dân đang cần sự giúp đỡ, cứu trợ; kiểm tra tình hình ảnh hưởng của mưa lũ, công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Các cuộc họp khẩn cấp trực tiếp và trực tuyến không kể ngày đêm; các đoàn công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, của sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương trong trạng thái sẵn sàng lên đường 24/24. Các nhóm zalo hoạt động liên tục để kịp thời thông tin, chỉ đạo tới tận cơ sở.
Tại các địa phương, đã chủ động thành lập các đoàn công tác xuống tận địa bàn để chỉ đạo, rà soát các khu vực nguy cơ, tất cả sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ” với tinh thần chủ động, nghiêm túc, khẩn trương, quyết liệt, đặt tính mạng và cuộc sống của người dân lên trên hết, trước hết.
Toàn tỉnh Yên Bái đã huy động gần 105.000 người (gồm các lực lượng bộ đội, công an, dân quân dự bị, dự bị động viên và các lực lượng tình nguyện khác…) để khắc phục hậu quả thiên tai; huy động trên 2.100 ô tô, tàu xuồng, máy xúc các loại và hơn 70.000 trang thiết bị khác phục vụ công tác phòng, chống bão lũ; huy động các phương tiện của Công ty Quản lý đường bộ và các doanh nghiệp trên địa bàn tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường và hót đất đá bồi lấp, vệ sinh môi trường...
Đáng trân trọng, khi được biết rằng hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Yên Bái đều có gia đình cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang bị ảnh hưởng và thiệt hại rất nặng nề bởi mưa lũ, nhưng họ tạm gác lại việc nhà, trở lại công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao; nhiều người tích cực tham gia các lực lượng để có mặt kịp thời chia sẻ, giúp đỡ người dân.
Trong thư thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã kêu gọi phát huy mạnh mẽ “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, đồng thời nhấn mạnh “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” là sức mạnh to lớn đưa Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tinh thần quyết liệt, chủ động của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và ý chí tự lực tự cường mạnh mẽ, sức mạnh nội sinh to lớn trong mỗi người dân; tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, bản lĩnh, sức mạnh của Lực lượng vũ trang, tinh thần quả cảm của Nhân dân là những yếu tố quan trọng đã góp phần giảm thiểu thiệt hại của cơn bão vừa qua.
Khi thiên tai ập đến, trong cơn bão dữ, sức mạnh đại đoàn kết và đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc lại nhân lên gấp bội, với những nghĩa cử cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình trong mỗi con người Việt Nam.
Cả nước hướng về các tỉnh chịu ảnh hưởng của cơn Bão số 3 (YAGI), trong đó có tỉnh Yên Bái, nhiều nghĩa cử cao đẹp, các chương trình thiện nguyện, quyên góp, ủng hộ, hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống được phát động, triển khai kịp thời, rộng khắp, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
Chỉ tính riêng từ ngày 10/9 đến ngày 13/9/2024, đã có 328 tập thể và cá nhân đăng ký ủng hộ kinh phí tổng số gần 62 tỷ đồng về tài khoản của Ban vận động Cứu trợ tỉnh Yên Bái (trong đó đã tiếp nhận được hơn 48,5 tỷ đồng). Cùng với đó, 106 đoàn đã hỗ trợ hiện vật, bao gồm số lượng lớn nhu yếu phẩm, dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ sửa chữa nhà cửa, dụng cụ bếp, đồ dùng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt. Số hàng này đã được chuyển đi 6 địa phương (thành phố Yên Bái, các huyện Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu).
Trong tỉnh, nhiều nhà hàng đóng cửa kinh doanh, dành toàn bộ thời gian cho việc chế biến đủ các bữa chính trong ngày để tặng hàng ngàn suất cơm miễn phí cho người dân ở những nơi đang bị ngập lụt. Như, nhà hàng Tùng Dương có những ngày cung cấp khoảng 8.000 suất, nhà hàng Sunrise, nhà hàng Hưng Anh, nhà hàng hải sản Thủy Cường (thành phố Yên Bái), nhà hàng Huỳnh Hằng (thị trấn Yên Bình) cùng nhiều nhà hàng, quán ăn, các câu lạc bộ, các hộ gia đình nơi an toàn... cũng trao gửi yêu thương, chia sẻ với đồng bào từng chai nước, chiếc bánh, suất ăn...
Những ngày qua, Yên Bái đã nhận được tình cảm quan tâm chia sẻ, ủng hộ của các tỉnh bạn, của bạn bè quốc tế; nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; những hành động, việc làm của biết bao con người bình dị mà cao quý, những hy sinh thầm lặng nhưng rất đỗi cao cả... sẽ giúp người dân bị ảnh hưởng thiên tai sớm vượt qua khó khăn, mất mát, ổn định trở lại cuộc sống. Hy vọng về ngày mai bình an, tươi đẹp như chưa hề có cơn bão đi qua./.
Các bài khác
- Thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục chia sẻ, đồng hành với tỉnh, huy động máy móc, phương tiện kỹ thuật và nhân lực tham gia khắc phục hậu quả thiên tai (14/09/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chỉ đạo khắc phục sạt lở đất tại xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên (14/09/2024)
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước chỉ đạo khắc phục sạt lở tại thành phố Yên Bái (14/09/2024)
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Yên Bái (12/09/2024)
- Kịp thời ứng phó và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi): TẤT CẢ VÌ DÂN, TRỌN NGHĨA ĐỒNG BÀO (12/09/2024)
- LỜI KÊU GỌI: Ủng hộ nhân dân tỉnh Yên Bái bị thiệt hại do bão số 3 gây ra (11/09/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn yêu cầu thành phố Yên Bái đảm bảo an toàn cao trong khắc phục sạt lở và di dời dân (11/09/2024)
- UBND tỉnh Yên Bái Thông báo đầu mối liên hệ địa điểm tiếp nhận ủng hộ, cứu trợ của các tổ chức cá nhân cho người dân Yên Bái (10/09/2024)
- Văn bản hỏa tốc của UBND tỉnh về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (10/09/2024)
- Tỉnh uỷ Yên Bái chỉ đạo: Tập trung khẩn trương khắc phục những hậu quả thiên tai, bão lũ, sạt lở đất do ảnh hưởng của hoàn lưu Bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh (10/09/2024)
Xem thêm »