CTTĐT - Theo báo cáo nhanh số 55/BC-BCH của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 16h00 ngày 16/9/2024, do chịu ảnh hưởng của bão số 3 (YAGI), tỉnh Yên Bái đã có 54 người chết và mất tích; 25.240 nhà bị thiệt hại; 5.615,67 ha cây trồng bị thiệt hại, ảnh hưởng; thiệt hại về chăn nuôi 353.509 con gia súc, gia cầm; nhiều tuyến đường bị sạt lở đất; nhiều công trình thủy lợi, đê, kè, nước sạch bị hư hỏng...Ước thiệt hại theo thống kê sơ bộ khoảng 4.635 tỷ đồng.
Lực lượng dân quân hỗ trợ người dân phường Hồng Hà (thành phố Yên Bái) khẩn trương dọn dẹp bùn đất sau lũ
Theo Báo cáo, tính đến đến 16h00 ngày 16/9/2024, tổng số lực lượng huy động tham gia khắc phục hậu quả trên 105.090 người (Bộ đội 1.749 người; Công an 611 người; Dân quân 2.730 người và các lực lượng tình nguyện khác 100.000 người) để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Về phương tiện đã huy động phương tiện của Công ty quản lý đường bộ và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn (129 máy xúc, 14 máy ủi; 322 ô tô 322; 63 xuồng máy; 24 thuyền máy; 11 thuyền nan; 38 máy phát điện; l68 máy cưa xăng..) tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường và hót đất đá bồi lấp, vệ sinh môi trường.
Công tác tìm kiếm nạn nhân bị chết do sạt lở đất: Ngay sau khi xảy ra sự việc, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các lực lượng Công an, quân sự phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường bị sạt lở, thiệt hại về người huy động lực lượng, phương tiện xuống hiện trường thực hiện công tác tìm kiếm nạn nhân, đưa nạn nhân bị thương đi cấp cứu, đồng thời hỗ trợ gia đình di dời tạm thời người và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn.
Công tác Y tế: Hiện có 95 đội với tổng số 542 thành viên. Đồng thời, còn huy động thêm 417 cán bộ y tế tham gia và huy động tối đa người dân trong cộng đồng cùng tham gia khắc phục hậu quả của thiên tai trên địa bàn tỉnh. Các lực lượng đã thực hiện công tác vệ sinh môi trường, nhà ở và thông tuyến đường bị ngập lụt, sạt lở. Ngoài ra, Sở Y tế Bình Định hỗ trợ công tác khắc phục sau thiên tai: gồm 33 cán bộ chia thành 03 đoàn hỗ trợ thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình.
Công tác di dời các hộ bị ảnh hưởng và rà soát các hộ phải di dời: Đối với 297 nhà bị sập đổ hoàn toàn đã di dời và bố trí chỗ ở tạm thời về nhà người thân; Đối với 21.059 hộ phải di dời người và tài sản đã bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ gia đình tại các nhà văn hóa, trụ sở Ủy ban nhân xã và xen ghép vào các hộ gia đình không bị ảnh hưởng. Hiện tại có 17.344 hộ quay về nhà sau khi nước rút và giảm nguy cơ sạt lở (Trấn Yên 3.918 hộ; Lục Yên 1.084 hộ; Yên Bình 4.370 hộ; Văn Chấn 340 hộ; Văn Yên 1.632 hộ, Yên Bái: 5.785 hộ, Trạm Tấu: 215 hộ).
Công tác đảm bảo an sinh xã hội: Tổ chức thăm hỏi, trao hỗ trợ người bị thương nặng do bão lũ, sạt lở đất, đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và các trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh với mức hỗ trợ 05 triệu đồng/người; thăm hỏi, hỗ trợ đối với gia đình có người chết, người mất tích với mức hỗ trợ 25 triệu đồng/người.
Tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ tạm thời cho 100% hộ gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn là 40 triệu đồng/nhà; hỗ trợ nhà bị hư hỏng nặng là 20 triệu đồng/nhà; nhà phải di dời khẩn cấp 30 triệu đồng/nhà theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổ chức, bố trí lực lượng y, bác sỹ và chuẩn bị thuốc men để khám và chữa bệnh cho nhân dân nơi sơ tán và tại chỗ. Bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Tiếp tục rà soát, tìm kiếm quỹ đất để bố trí làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập hoàn toàn; nhà phải di dời khẩn cấp.
Triển khai các biện pháp bình ổn giá cả hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu yếu phẩm, nhu cầu nhiên liệu xăng, dầu cho người dân, máy móc, thiết bị; sớm khôi phục hệ thống điện sinh hoạt cho toàn bộ các hộ dân bị mất điện.
Công tác khắc phục về giao thông: Đến nay đã đảm bảo giao thông bước 1 của một số tuyến đường trọng yếu, tuyến đường Quốc lộ 32, 37, 2D, 32C lưu thông bình thường, khôi phục hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điện cho các vùng bị thiệt hại.
Công tác đảm bảo thông tin liên lạc: Về cơ bản ngành đã nỗ lực, khắc phục nhanh nhất sự, cố về thông tin liên lạc trong khả năng có thể. Đến nay cơ bản những nơi có điện lưới đều đã có sóng di động, nhiều nơi chưa có điện nhưng doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp như: máy phát điện, pin dự phòng để duy trì hoạt động của các trạm phát sóng di động. Các nhà máy thuỷ điện hiện nay đã quay lại hoạt động và khắc phục dần những hư hỏng.
Công tác y tế và vệ sinh môi trường: Công tác hót dọn bùn đất, vệ sinh môi trường: Tổ chức lực lượng khắc phục hậu quả ngập úng, dọn dẹp vệ sinh môi trường. Các lực lượng tại chỗ, nhân dân các xã, phường, các lực lượng quân đội, công an, phương tiện đang được tăng cường tổ chức hót dọn hàng triệu m3 bùn đất và hỗ trợ nhân dân di chuyển đồ đạc, tài sản, dựng lại nhà cửa để ổn định cuộc sống, sản xuất. Các trường học đã huy động cán bộ, viên chức, giáo viên của nhà trường cùng với các lực lượng tăng cường thu dọn, vệ sinh trường lớp. Đến nay, đã và đang thu dọn bùn đất được 112/142 tuyến và các đường nhánh trên địa bàn các xã, phường với khối lượng đất sạt, bùn rác được thu dọn khoảng hơn 600.000 m3, đạt khoảng 50% khối lượng công việc.
Hướng dẫn, đôn đốc nhân dân vệ sinh, thu dọn, chôn lấp xác động vật chết (đến nay đã chôn lấp trên 2.000 con gà và 600 con lợn); tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu chăn nuôi để tái đàn; cải tạo, vệ sinh đất sản xuất và gieo trồng bổ sung ngay các cây rau, màu ngắn ngày sau khi khắc phục xong để đảm bảo sản xuất sau mưa lũ.
Tổng số 26/35 cơ sở y tế đã khắc phục và tổ chức khám chữa bệnh. Cấp hóa chất xử lý nước, khử trùng cho các đơn vị, hộ gia đình và tiến hành phun thanh khiết môi trường và xử lý giếng nước bị ngập. Đã thực hiện cấp bổ sung 2.550 kg Cloramin các loại (550 kg Cloramin B, 2000 kg Clorin), 30.000 viên Cloramin B, 99.000 viên Aquatabs, 18 máy phun đeo vai, 45 túi đựng nước, 9 cơ số thuốc phòng chống bão lũ, 4.403 túi thuốc gia đình, 57 thùng (06 loại thuốc, các thực phẩm chức năng và các chế phẩm) cho các trung tâm Y tế để triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả sau mưa lũ trên địa bàn. (Tăng 150kg Cloramin, 65kg Clorin, 30.000 viên Cloramin B, 2.403 túi thuốc gia đình). Trong ngày, đã sử dụng 910kg Cloramin B, 8.900 viên Aquatasb (Lũy tích đã sử dụng 2.463 kg Cloramin B, sử dụng 19.716 viên Aquatasb). Trong ngày có 41 máy phun hóa chất hoạt động tại các huyện Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Thành phố Yên Bái để phun khử khuẩn môi trường. Hiện tại, nguồn nước sinh hoạt đã được xử lý (tính đến 15 giờ ngày 16/9/2024): 6.360 hộ gia đình (tăng 1.766 hộ), 65 đơn vị công cộng (tăng 2 đơn vị), 22 cơ sở y tế, 11 công trình cấp nước tập trung (tăng 3 công trình). Tiến hành phun thanh khiết môi trường: 25 cơ sở y tế (tăng 6 cơ sở), 86 khu vực công cộng (tăng 9), 11.395 hộ gia đình (tăng 2.892 hộ); Tiếp tục phun khử khuẩn, vệ sinh, thanh khiết môi trường tại các khu vực công sở, công cộng (ủy ban, thành ủy, trường học, chợ...) và các tuyến đường xung quanh thành phố và các địa điểm bị ngập tại các huyện khi nước rút.
Công tác tiếp nhận tiền, hàng hóa ủng hộ
Tính đến 14h00' ngày 16/9/2024, Ban vận động cứu trợ các cấp tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cụ thể như sau:
Cấp tỉnh: Kinh phí ủng hộ và đăng ký ủng hộ của 2.484 tập thể và cá nhân với số tiền hơn 74,6 tỷ đồng, trong đó đã tiếp nhận được hơn 53,8 tỷ đồng. Hỗ trợ bằng hiện vật đã tiếp nhận của 138 đoàn, bao gồm các nhu yếu phẩm: 4.940 xuất quà tổng hợp và xuất ăn tổng hợp; 15.044 thùng nước; 5785 thùng sữa; 11.022 thùng mỳ tôm; 1.031 thùng lương khô; 1.029 thùng xúc xích; 15.346 chiếc bánh mỳ ăn liền; hơn 21 tấn gạo; 9.184 chiếc bánh ngọt và bánh trưng; 3.410 cái áo phao; 2.105 đôi ủng; 2002 áo mưa; 2.292 đèn pin; 07 thuyền (xuồng) cứu trợ; 21 máy lọc nước; 132 dụng cụ bếp, 1.018 dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ sửa chữa nhà cửa và dụng cụ gia đình; 931 chăn; 586 màn; 600 thảm ngủ; 748 tấm bạt che, bạt phủ đa năng (trong đó: Cục quản lý Đê điều và phòng chống thiên tai ủng hộ: 40 máy lọc nước; 120 dụng cụ bếp; 1.018 dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ sửa chữa nhà cửa và dụng cụ gia đình; 600 chăn; 360 màn; 600 thảm ngủ; 728 tấm bạt che, bạt phủ đa năng- hàng nước ngoài tài trợ) và nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu khác. Đã chuyển 99,9% số hàng trên đi các huyện 145 xe bao gồm: Thành phố Yên Bái: 50 xe; chuyển tiếp 03 thuyền (xuồng) cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Huyện Văn Yên: 25 xe và 4 thuyền (xuồng) cứu trợ, Huyện Yên Bình: 31 xe; Huyện Lục Yên: 26 xe; Huyện Trấn Yên: 11 xe; Huyện Trạm Tấu: 2 xe.
Cấp huyện: Kinh phí ủng hộ và đăng ký ủng hộ số tiền trên 989 triệu đồng. Hỗ trợ bằng hiện vật đã tiếp nhận của trên 900 đoàn bao gồm các nhu yếu phẩm: 42.401 xuất ăn tổng hợp; 46.265 thùng nước lọc; 14.503 thùng sữa; 33.066 thùng mỳ tôm; 17.263 thùng lương khô; 500 thùng xúc xích; 37.211 bánh các loại; gạo hơn 88,9 tấn; 5931 áo phao; 1.011 đèn pin; 20 chiếc thuyền (gồm thuyền máy, thuyền bơm hơi và thuyền tôn) và nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu khác.
1347 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo báo cáo nhanh số 55/BC-BCH của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 16h00 ngày 16/9/2024, do chịu ảnh hưởng của bão số 3 (YAGI), tỉnh Yên Bái đã có 54 người chết và mất tích; 25.240 nhà bị thiệt hại; 5.615,67 ha cây trồng bị thiệt hại, ảnh hưởng; thiệt hại về chăn nuôi 353.509 con gia súc, gia cầm; nhiều tuyến đường bị sạt lở đất; nhiều công trình thủy lợi, đê, kè, nước sạch bị hư hỏng...Ước thiệt hại theo thống kê sơ bộ khoảng 4.635 tỷ đồng.Theo Báo cáo, tính đến đến 16h00 ngày 16/9/2024, tổng số lực lượng huy động tham gia khắc phục hậu quả trên 105.090 người (Bộ đội 1.749 người; Công an 611 người; Dân quân 2.730 người và các lực lượng tình nguyện khác 100.000 người) để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Về phương tiện đã huy động phương tiện của Công ty quản lý đường bộ và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn (129 máy xúc, 14 máy ủi; 322 ô tô 322; 63 xuồng máy; 24 thuyền máy; 11 thuyền nan; 38 máy phát điện; l68 máy cưa xăng..) tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường và hót đất đá bồi lấp, vệ sinh môi trường.
Công tác tìm kiếm nạn nhân bị chết do sạt lở đất: Ngay sau khi xảy ra sự việc, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các lực lượng Công an, quân sự phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường bị sạt lở, thiệt hại về người huy động lực lượng, phương tiện xuống hiện trường thực hiện công tác tìm kiếm nạn nhân, đưa nạn nhân bị thương đi cấp cứu, đồng thời hỗ trợ gia đình di dời tạm thời người và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn.
Công tác Y tế: Hiện có 95 đội với tổng số 542 thành viên. Đồng thời, còn huy động thêm 417 cán bộ y tế tham gia và huy động tối đa người dân trong cộng đồng cùng tham gia khắc phục hậu quả của thiên tai trên địa bàn tỉnh. Các lực lượng đã thực hiện công tác vệ sinh môi trường, nhà ở và thông tuyến đường bị ngập lụt, sạt lở. Ngoài ra, Sở Y tế Bình Định hỗ trợ công tác khắc phục sau thiên tai: gồm 33 cán bộ chia thành 03 đoàn hỗ trợ thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình.
Công tác di dời các hộ bị ảnh hưởng và rà soát các hộ phải di dời: Đối với 297 nhà bị sập đổ hoàn toàn đã di dời và bố trí chỗ ở tạm thời về nhà người thân; Đối với 21.059 hộ phải di dời người và tài sản đã bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ gia đình tại các nhà văn hóa, trụ sở Ủy ban nhân xã và xen ghép vào các hộ gia đình không bị ảnh hưởng. Hiện tại có 17.344 hộ quay về nhà sau khi nước rút và giảm nguy cơ sạt lở (Trấn Yên 3.918 hộ; Lục Yên 1.084 hộ; Yên Bình 4.370 hộ; Văn Chấn 340 hộ; Văn Yên 1.632 hộ, Yên Bái: 5.785 hộ, Trạm Tấu: 215 hộ).
Công tác đảm bảo an sinh xã hội: Tổ chức thăm hỏi, trao hỗ trợ người bị thương nặng do bão lũ, sạt lở đất, đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và các trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh với mức hỗ trợ 05 triệu đồng/người; thăm hỏi, hỗ trợ đối với gia đình có người chết, người mất tích với mức hỗ trợ 25 triệu đồng/người.
Tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ tạm thời cho 100% hộ gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn là 40 triệu đồng/nhà; hỗ trợ nhà bị hư hỏng nặng là 20 triệu đồng/nhà; nhà phải di dời khẩn cấp 30 triệu đồng/nhà theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổ chức, bố trí lực lượng y, bác sỹ và chuẩn bị thuốc men để khám và chữa bệnh cho nhân dân nơi sơ tán và tại chỗ. Bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Tiếp tục rà soát, tìm kiếm quỹ đất để bố trí làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập hoàn toàn; nhà phải di dời khẩn cấp.
Triển khai các biện pháp bình ổn giá cả hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu yếu phẩm, nhu cầu nhiên liệu xăng, dầu cho người dân, máy móc, thiết bị; sớm khôi phục hệ thống điện sinh hoạt cho toàn bộ các hộ dân bị mất điện.
Công tác khắc phục về giao thông: Đến nay đã đảm bảo giao thông bước 1 của một số tuyến đường trọng yếu, tuyến đường Quốc lộ 32, 37, 2D, 32C lưu thông bình thường, khôi phục hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điện cho các vùng bị thiệt hại.
Công tác đảm bảo thông tin liên lạc: Về cơ bản ngành đã nỗ lực, khắc phục nhanh nhất sự, cố về thông tin liên lạc trong khả năng có thể. Đến nay cơ bản những nơi có điện lưới đều đã có sóng di động, nhiều nơi chưa có điện nhưng doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp như: máy phát điện, pin dự phòng để duy trì hoạt động của các trạm phát sóng di động. Các nhà máy thuỷ điện hiện nay đã quay lại hoạt động và khắc phục dần những hư hỏng.
Công tác y tế và vệ sinh môi trường: Công tác hót dọn bùn đất, vệ sinh môi trường: Tổ chức lực lượng khắc phục hậu quả ngập úng, dọn dẹp vệ sinh môi trường. Các lực lượng tại chỗ, nhân dân các xã, phường, các lực lượng quân đội, công an, phương tiện đang được tăng cường tổ chức hót dọn hàng triệu m3 bùn đất và hỗ trợ nhân dân di chuyển đồ đạc, tài sản, dựng lại nhà cửa để ổn định cuộc sống, sản xuất. Các trường học đã huy động cán bộ, viên chức, giáo viên của nhà trường cùng với các lực lượng tăng cường thu dọn, vệ sinh trường lớp. Đến nay, đã và đang thu dọn bùn đất được 112/142 tuyến và các đường nhánh trên địa bàn các xã, phường với khối lượng đất sạt, bùn rác được thu dọn khoảng hơn 600.000 m3, đạt khoảng 50% khối lượng công việc.
Hướng dẫn, đôn đốc nhân dân vệ sinh, thu dọn, chôn lấp xác động vật chết (đến nay đã chôn lấp trên 2.000 con gà và 600 con lợn); tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu chăn nuôi để tái đàn; cải tạo, vệ sinh đất sản xuất và gieo trồng bổ sung ngay các cây rau, màu ngắn ngày sau khi khắc phục xong để đảm bảo sản xuất sau mưa lũ.
Tổng số 26/35 cơ sở y tế đã khắc phục và tổ chức khám chữa bệnh. Cấp hóa chất xử lý nước, khử trùng cho các đơn vị, hộ gia đình và tiến hành phun thanh khiết môi trường và xử lý giếng nước bị ngập. Đã thực hiện cấp bổ sung 2.550 kg Cloramin các loại (550 kg Cloramin B, 2000 kg Clorin), 30.000 viên Cloramin B, 99.000 viên Aquatabs, 18 máy phun đeo vai, 45 túi đựng nước, 9 cơ số thuốc phòng chống bão lũ, 4.403 túi thuốc gia đình, 57 thùng (06 loại thuốc, các thực phẩm chức năng và các chế phẩm) cho các trung tâm Y tế để triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả sau mưa lũ trên địa bàn. (Tăng 150kg Cloramin, 65kg Clorin, 30.000 viên Cloramin B, 2.403 túi thuốc gia đình). Trong ngày, đã sử dụng 910kg Cloramin B, 8.900 viên Aquatasb (Lũy tích đã sử dụng 2.463 kg Cloramin B, sử dụng 19.716 viên Aquatasb). Trong ngày có 41 máy phun hóa chất hoạt động tại các huyện Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Thành phố Yên Bái để phun khử khuẩn môi trường. Hiện tại, nguồn nước sinh hoạt đã được xử lý (tính đến 15 giờ ngày 16/9/2024): 6.360 hộ gia đình (tăng 1.766 hộ), 65 đơn vị công cộng (tăng 2 đơn vị), 22 cơ sở y tế, 11 công trình cấp nước tập trung (tăng 3 công trình). Tiến hành phun thanh khiết môi trường: 25 cơ sở y tế (tăng 6 cơ sở), 86 khu vực công cộng (tăng 9), 11.395 hộ gia đình (tăng 2.892 hộ); Tiếp tục phun khử khuẩn, vệ sinh, thanh khiết môi trường tại các khu vực công sở, công cộng (ủy ban, thành ủy, trường học, chợ...) và các tuyến đường xung quanh thành phố và các địa điểm bị ngập tại các huyện khi nước rút.
Công tác tiếp nhận tiền, hàng hóa ủng hộ
Tính đến 14h00' ngày 16/9/2024, Ban vận động cứu trợ các cấp tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cụ thể như sau:
Cấp tỉnh: Kinh phí ủng hộ và đăng ký ủng hộ của 2.484 tập thể và cá nhân với số tiền hơn 74,6 tỷ đồng, trong đó đã tiếp nhận được hơn 53,8 tỷ đồng. Hỗ trợ bằng hiện vật đã tiếp nhận của 138 đoàn, bao gồm các nhu yếu phẩm: 4.940 xuất quà tổng hợp và xuất ăn tổng hợp; 15.044 thùng nước; 5785 thùng sữa; 11.022 thùng mỳ tôm; 1.031 thùng lương khô; 1.029 thùng xúc xích; 15.346 chiếc bánh mỳ ăn liền; hơn 21 tấn gạo; 9.184 chiếc bánh ngọt và bánh trưng; 3.410 cái áo phao; 2.105 đôi ủng; 2002 áo mưa; 2.292 đèn pin; 07 thuyền (xuồng) cứu trợ; 21 máy lọc nước; 132 dụng cụ bếp, 1.018 dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ sửa chữa nhà cửa và dụng cụ gia đình; 931 chăn; 586 màn; 600 thảm ngủ; 748 tấm bạt che, bạt phủ đa năng (trong đó: Cục quản lý Đê điều và phòng chống thiên tai ủng hộ: 40 máy lọc nước; 120 dụng cụ bếp; 1.018 dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ sửa chữa nhà cửa và dụng cụ gia đình; 600 chăn; 360 màn; 600 thảm ngủ; 728 tấm bạt che, bạt phủ đa năng- hàng nước ngoài tài trợ) và nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu khác. Đã chuyển 99,9% số hàng trên đi các huyện 145 xe bao gồm: Thành phố Yên Bái: 50 xe; chuyển tiếp 03 thuyền (xuồng) cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Huyện Văn Yên: 25 xe và 4 thuyền (xuồng) cứu trợ, Huyện Yên Bình: 31 xe; Huyện Lục Yên: 26 xe; Huyện Trấn Yên: 11 xe; Huyện Trạm Tấu: 2 xe.
Cấp huyện: Kinh phí ủng hộ và đăng ký ủng hộ số tiền trên 989 triệu đồng. Hỗ trợ bằng hiện vật đã tiếp nhận của trên 900 đoàn bao gồm các nhu yếu phẩm: 42.401 xuất ăn tổng hợp; 46.265 thùng nước lọc; 14.503 thùng sữa; 33.066 thùng mỳ tôm; 17.263 thùng lương khô; 500 thùng xúc xích; 37.211 bánh các loại; gạo hơn 88,9 tấn; 5931 áo phao; 1.011 đèn pin; 20 chiếc thuyền (gồm thuyền máy, thuyền bơm hơi và thuyền tôn) và nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu khác.